|
Phạm Ngọc Lũy(20.11.1919 - 21.12.2022) | Quách Tấn(4.1.1910 - 21.12.1992) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
GS. Hoàng Xuân Hãn
(1908 - 10.3.1996)
Có lẽ rồi đây sẽ có nhiều người viết về GS. Hoàng Xuân Hãn như là một nhà trí thức tiêu biểu, một thầy giáo toán học tài năng, một nhà khoa học Việt Nam lừng danh, một nhà nghiên cứu cổ văn và nhà sử học nghiêm túc v.v… vì ông là tất cả những mẫu người ấy. Cũng sẽ có người đầy đủ tư cách hơn tôi để viết về tiểu sử của GS. Hoàng Xuân Hãn vì họ là những người thân thuộc, đồng tuổi, đồng nghiệp, những học sinh cũ hay bạn bè gần gũi, thân thiết. Nhưng tôi không được may mắn thuộc vào các loại người ấy, mà chỉ là một trong các thầy giáo thuộc lớp đầu tiên thực hiện chương trình trung học Việt Nam do chính ông khai sinh vào tháng 6-1945 và được áp dụng vào khoảng tháng mười năm ấy tại các trường học ở miền Trung.
Hồi còn theo bậc trung học giữa thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, chúng tôi biết tên của hầu hết các nhà khoa bảng Việt Nam xuất thân từ các trường đại học Pháp, vì số người này lúc ấy có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng GS. Hoàng Xuân Hãn là người mà chúng tôi vẫn hằng ngưỡng mộ qua các bài viết của ông trên tạp chí Khoa học, một tờ báo đầu tiên về khoa học viết bằng tiếng Việt, do một nhóm trí thức chủ trương. Sự kiện một tờ báo Việt đề cập đến các vấn đề khoa học bằng tiếng Việt, kèm theo bản Danh từ khoa học của GS. Hoàng Xuân Hãn, xuất hiện chỉ hơn một năm sau thời kỳ nước Pháp bại trận (giữa 1940), cho thấy việc làm này không phải ngẫu nhiên mà là sự chuẩn bị có tính cách “chiến lược” cho việc phục hồi vị trí của tiếng Việt trong nền quốc học Việt Nam. Điều này, các nhà giáo dục Việt Nam về sau đã nhận thấy rõ và chính GS. Hoàng Xuân Hãn, gần đây (1993) cũng xác nhận:
“Từ khi vào Trường Vinh hay Hà Nội, tôi đã sớm nhận thấy hoàn toàn thiếu phần quốc học, và càng thấy phần quốc học suy đồi, anh em ít người chú tâm; đến cả thầy giáo cũng vừa non nớt vừa uể oải. Tôi lại nhận thấy rằng nếu mình thiếu phần tối thiểu về khoa học, thì dân ta không thể có lý luận chính xác nghiêm túc và những kiến thức cách trí không thể truyền bá vào tập quán của dân ta, chỉ quen với từ chương mơ hồ luộm thuộm. Vì những lẽ ấy, khi tôi được vào Trường Polytechnique, năm 1930, tôi bắt đầu nghĩ đặt danh từ khoa học cho có nền tảng hữu lý và quốc gia… Không bao lâu thì cuộc chiến tranh Âu châu bùng nổ… Tôi cùng một nhóm bạn lập ra tạp chí Khoa học, và tôi tự đem in tập Danh từ khoa học của tôi. Thực ra, bấy giờ tôi chịu những lời phê pháp hiềm nghi của một số người Pháp trong chính quyền cao cấp” [1]
Qua lá thư trích dẫn trên đây của GS. Hoàng Xuân Hãn, tôi lại càng ngưỡng mộ ông hơn, và hiểu được vì sao ông vốn là một nhà khoa học, một thầy giáo toán học, được đào luyện trong môi trường giáo dục Pháp, mà đồng thời lại nhà một nhà nghiên cứu Hán Nôm, một nhà sử học Việt Nam nghiêm túc, và gần đây hơn nữa ông lại có ý định “khảo cứu dài về khoa cử và giáo dục Việt Nam” vì “mình phải làm gương mẫu cho xứ ngoài”, như ông đã viết trong lá thư nói trên. Có lẽ không ai có đầy đủ khả năng hơn ông để thực hiện công trình lớn lao này.
Chỉ bốn năm sau khi ông cho xuất bản tập Danh từ khoa học, niềm mong ước của ông nói trên đã được thực hiện. Không đầy một tuần lễ, sau ngày binh đội Pháp đầu hàng quân đội Nhật tại Huế (9.3.1945), các trường trung học Huế được mở cửa trở lại và tất cả các môn học từ tiểu học đến bậc tú tài đều được giảng dạy bằng tiếng Việt. Đó là một thành tích không dễ gì đạt được nếu không có sự chuẩn bị của GS. Hoàng Xuân Hãn nhiều năm trước đó với cuốn Danh từ khoa học của ông, và cũng là một sự kiện giáo dục chưa từng có tại bất cứ một quốc gia nguyên thuộc địa nào đã bị thực dân đô hộ lâu dài. Ngày 17.4.1945, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Giáo dục trong Chính phủ Trần Trọng Kim, rồi đến cuối tháng 6.1945, kỳ thi tú tài đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam được tổ chức tại trường Quốc học Huế với tất cả các bài thi viết bằng tiếng Việt. Năm 1993, trong lá thư kể trên, ông còn nhớ lại về kỳ thi này: “… Những bài làm rất tốt, kể cả bài thi triết học. Đầu tháng 7.1945, tôi phải ra Hà Nội để thu nhận các cơ quan đại học mà Nhật trả; tôi đã mang theo bản chương trình trung học và bản tập lục những bài thi xuất sắc để đem in. Tiếc thay, nhà in bị cháy, tôi chỉ cứu được một bản chương trình trung học…”.
Chương trình trung học này được thảo luận tại Bộ Giáo dục (tức Nha Học chánh cũ, sau lưng trường Quốc học Huế) tại một hội đồng giáo sư do GS. Hoàng Xuân Hãn chủ tọa và sau đó được soạn thảo tại trường Quốc học Huế. So với các chương trình trung học Việt Nam về sau đó, chương trình Hoàng Xuân Hãn là một chương trình cải tổ nền trung học Việt Nam sâu rộng nhất, từ việc thay đổi cấu trúc nền trung học cho đến việc đặt ra những môn học mới, thay đổi nội dung các môn học cũ, nhưng nó đã được thực hiện trong thời gian ngắn nhất và với số giáo sư tham gia ít ỏi nhất. Mỗi môn học chỉ có một hoặc hai người soạn thảo cho tất cả các lớp của bậc trung học từ lớp đệ nhất niên cho đến lớp đệ tam chuyên khoa. Một trong các vị giáo sư đã tham dự vào việc soạn thảo “chương trình Hoàng Xuân Hãn” về môn Anh văn cho nền trung học Việt Nam trong các năm 1945, 1946, đó là thầy Hà Thúc Chính, nay đã 92 tuổi và hiện sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
GS. Hoàng Xuân Hãn không những là người đã đặt ra đường hướng đầu tiên cho việc xây dựng chương trình, mà song song với việc làm ấy, ông cũng còn là người đầu tiên mạnh dạn đặt ra qui chế “giáo sư phụ khuyết” để tuyển dụng những thanh niên có bằng tú tài làm giáo viên giảng dạy tại các trường trung học, thay thế tất cả các giáo viên người ngoại quốc, một điều nhà nhiều quốc gia nguyên thuộc địa không làm được ngay sau khi giành được độc lập. Những công trình lớn lao nói trên đã được hoạch định chỉ trong vòng ba tháng trong khi GS. Hoàng Xuân Hãn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nhưng tất cả chỉ được thực hiện sau khi ông rời chức vụ ấy, dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tôi ngưỡng mộ GS. Hoàng Xuân Hãn vì tài năng trí tuệ lớn lao của công cho nền giáo dục Việt Nam, tôi mến yêu ông vì tấm lòng yêu đất nước, yêu con người của ông, nhưng trên tất cả, tôi kính trọng ông về “khí tiết” của người trí thức Việt Nam mà ông đã tóm tắt trong lời nói đầu của cuốn La Sơn phu tử: “Trong cơn dông tố, gốc cây đại thụ đứng im; giữa dòng nước cuốn, cột đá chân cầu không chuyển; đó là đặc tính chắc rắn của gốc cây, cột đá. Chuyện La Sơn phu tử là chuyện một cá nhân đặc biệt, một cá tính đặc biệt mà thôi. Đặc biệt vì khí tiết của cụ đã được thử thách trong những trường hợp éo le, nhiều khi mâu thuẫn cùng nhau, thế mà chung qui vẫn tròn khí tiết” [2]
Tôi nghĩ rằng, với tư cách là một miêu duệ của Nguyễn Thiếp tiên sinh, GS. Hoàng Xuân Hãn xứng đáng nhận lãnh những điều ông đã nhận xét như trên về nhân vật lịch sử ấy.
Dương Thiệu Tống
(Trích chương X (tr. 105-109) cuốn “Suy nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam”, Nxb Trẻ)
--------------------------
[1] Nguyễn Q Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin, TP. HCM, tr. 136. Thư của GS Hoàng Xuân Hãn, Paris 20-3-1993.
[2] Hoàng Xuân Hãn, La Sơn phu tử. NXB Minh Tân, Paris. Lời tựa thứ hai viết tại Hà Nội tháng chin năm Canh Dần, 1950.
- GS Hoàng Xuân Hãn Người Khai Sinh Nền Trung Học Việt Nam Dương Thiệu Tống Nhận định
• GS Hoàng Xuân Hãn Người Khai Sinh Nền Trung Học Việt Nam (Dương Thiệu Tống)
- Thủ Bút Của Trần Trọng Kim - Thư Gửi Hoàng Xuân Hãn (Nguyễn Đức Toàn)
- Nói Chuyện Với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp (Thụy Khuê)
- Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), một nhà Trí thức uyên bác (Trần Thị Hảo)
- GS Hoàng Xuân Hãn với khảo cứu về lai lịch chúa Trịnh Kiểm (Mã Giang)
- GS. Hoàng Xuân Hãn - Người Thầy, Nhà Khoa Học Đa Tài (youtube)
- Giới đại học Pháp vinh danh học giả Hoàng Xuân Hãn (alascaonline.org)
- GS. Hoàng Xuân Hãn với Nguyễn Du và "Truyện Kiều" (Hoàng Xuân Khóa)
- Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) (hoangxuanniem)
- Cư sĩ Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) (chuaxaloi.vn)
• Toán học (Hoàng Xuân Hãn)
• Con ong giỏi toán (Hoàng Xuân Hãn)
• Hàn Tín Điểm Binh (Hoàng Xuân Hãn)
• Lý Luận Thường Và Lý Luận Khoa Học
(Hoàng Xuân Hãn)
Tác phẩm trên mạng:
- La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |