1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Học Giả Hoàng Văn Chí, Người Của Những Tác Phẩm Nền Móng (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-03-2011 | VĂN HỌC

      Học Giả Hoàng Văn Chí, Người Của Những Tác Phẩm Nền Móng

       VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       

      NĂM 1959 Ông là người đưa ra ánh sáng vụ "Nhân Văn - Giai Phẩm" qua cuốn "TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC" Những cuốn khác của ông: "Từ thực dân đến Cộng Sản" 1964, "The New Class In North Vietnam", "Duy Văn Sử Quan"

      Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay, từ 1959 tới nay, 2010, bảy chữ Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, nhan đề của cuốn sách, hay cụm từ Vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, luôn luôn là đề tài nóng hổi của sách báo, của truyền thông các giới, vì nó không những bao hàm cuộc tranh đấu sinh tử, -- nhiều kẻ chết và nhiều kẻ tự tử,-- và hàng trăm gia đình văn nghệ sĩ trí thức bị tù đày, hành hạ; nó còn kéo dài tới các thế hệ sau bằng những cuốn hồi ký, tự phê, ... thật bẽ bàng cho nhân phẩm đáng xấu hổ cho giới văn hóa liên hệ... Những chữ ấy đều hiện ra lần đầu tiên và tồn tại, từ cuốn sách của học giả Hoàng Văn Chí xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1959 ...


      Tiểu Truyện HOÀNG VĂN CHÍ



      Học giả Hoàng Văn Chí cùng tác giả Thủy Mộ Quan Viên Linh tại Hoàng môn, tư gia cụ Hoàng ở Maryland, khoảng ba năm trước khi cụ ra đi, 1988. (Hình Nguyễn Hữu Hiệu chụp).

      Cuối thập niên '70 tại vùng tam biên Washington, D.C. - Maryland - Virginia, nổi bật hình ảnh hai lão trượng râu bạc như cước, mảnh mai, điềm nhiên thanh thản, người lúc nào cũng cầm trong tay một cái tẩu thuốc màu gụ, kẻ tươi cười hỏi han các thanh niên, phụ nữ dù quen thuộc hay không; đó là học giả Hoàng Văn Chí còn đang làm việc tại bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và nhà thơ họa sĩ Trương Cam Khải, cư ngu trong ngôi nhà có vườn tược xanh um, thoai thoải từ sân trước xuống thấp dần vào thung lũng sân sau. Hội hè nào có hai bóng dáng ấy là hiện ra vẻ văn hiến và phong thái của một cộng đồng lễ nghi trật tự hiếm hoi trong những năm đầu của di tản, của tị nan cộng sản. Đầm ấm hơn nữa, lễ nghi hơn nữa khi có thêm những nhân vật văn hóa khác, như các cụ Trần Công Kiêm và nữ sĩ Song Khê, em ruột bà Tương Phố, ông Trần Văn Kiện, dòng dõi học giả dịch giả Trần Văn Giáp, tác giả "Lược Truyện Các Tác Gia Việt Nam ..." Ấy là không kể tới những quan lại của các triều đình cũ từng phục vụ tại Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở thủ đô Hoa Kỳ, còn sinh sống trong vùng nhiệm sở.

      Khi được gặp tác giả "Trăm Hoa ...," cũng như của "Từ Thực Dân đến Cộng Sản" đã được dịch ra 12 thứ tiếng, kẻ hậu sinh nào không ngưỡng mộ? Không những thế, từ con người ấy toát ra một phong thái uyên áo, những nhận xét sắc bén kèm theo các thí dụ cụ thể. Được gặp cụ đôi lần, sau này đi định cư xa thì cụ nhắn "khi nào về thăm vùng D.C., ông nhớ ghé tôi." Tôi có ghé thăm cụ trong ngôi nhà Hoàng Môn ở Maryland, dường như chỉ hai hay ba năm trước khi cụ qua đời, tháng 7.1988. Ngôi nhà mơn mởn hoa đào hồng phấn, một thứ hoa mà Nguyễn Hữu Hiệu nói rằng không ở đâu có : "Lá thì đỏ, hoa màu phấn hồng." Hiệu, dịch giả Doctor Zhivago từng được cụ ghi lời cảm ơn trên sách, cùng vài người khác, vì Hiệu đã giúp cụ dịch Phạn ngữ (Sankrit) trong cuốn "Duy Văn Sử Quan" xuất bản sau này; hay trên những văn bản khác. Hồng Phấn, tên đọc lên nghe từa tựa khuê danh của cụ bà; Hằng Phấn. Cụ bà không bệnh tật gì, đã lẳng lặng theo chồng trong vòng tám tháng (3.1989). Tôi cũng được gặp hai cụ đôi ba lần trước khi dời qua California.


      Nhắc đến học giả Hoàng Văn Chí, người ta có nhiều điều để chiêm nghiệm, nhiều điều để kể cho nhau nghe; ngay cả về cụ bà, (một trong ba con gái của danh sĩ Sở Cuồng Lê Dư, chiến sĩ Đông Du qua Nhật năm 1905 và sau đó và qua Tầu, ông cùng hoạt động với Nguyễn Bá Trác, bỉnh bút các báo Nam Phong, Hữu Thanh ... Hai bà kia một người có làm thơ ký tên thật là Hằng Phương, vợ của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, một người là Hằng Huân lấy Tướng Nguyễn Sơn, do Hữu Loan mai mối.) Điều cụ Hoàng làm tôi phải lắng nghe chăm chú lần thứ nhất là khi cụ nói về "giới truyền thông Hoa Kỳ, tay sai của Do Thái." Lúc ấy khoảng 1980.

      Cụ Hoàng Văn Chí nói, tôi không thể nào nhớ hết và nhớ đúng từng chữ, đã 30 năm qua: "Truyền thông Mỹ, các đài ABC, ... nằm trong tay Do Thái. Tài phiệt Do Thái chi phối dư luận theo quyền lợi của họ."

      Lúc ấy nghe thế, người nào không ngạc nhiên. "Mấy tờ nhật báo lớn ớ Mỹ nằm trong tay Do Thái. The New York Times của Do Thái. The Washington Post của Do Thái, New Week của Do Thái ... Ba anh lính ở Do Thái bị Ả rập bắn chết nó đăng 3 cột, hàng trăm người Việt vượt biên chết đuối ngoài biển họ không loan một dòng." Điều này khiến tôi như bừng tỉnh. Quả thật khi nghe tin hải tặc Biển Đông chặn tầu vượt biển, cướp bóc hãm hiếp đồng bào phụ nữ ta, tôi đã cố tìm tin ấy trên tờ The Washington Post; không thấy một dòng. Đành chỉ căn cứ vào tin báo Việt, vào tin loan truyền trong đám dân tị nạn như mình.

      "Nhân loại khổ vì Do Thái, cụ Hoàng Văn Chí nói. Không phải là không có những người Do Thái tốt, như ông Jê-Su là Do Thái, ông rao giảng thuyết bác ái cho loài người từ gần hai ngàn năm nay. Nhưng Karx Marc là Do Thái, thuyết Duy Vật của lão đã giết hại hàng trăm triệu người qua chủ nghĩa Mac-xít. Marx đã sinh ra Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot... Bọn này đã giết biết bao người vô tội?"


      Lúc ở Sài Gòn, tôi đã có cuốn Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của cụ, bản giấy láng, khổ lớn, do Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa [?hình như do ông Lý Trung Dung đứng đầu?] tái bản. Bản in lần đầu nhỏ hơn, ký tên Mạc Đình. Nay trực tiếp gặp tác giả, nghe chuyện tác giả, tôi đã tìm hiểu về tác giả Hoàng Văn Chí nhiều hơn.

      Ông Hoàng Văn Chí sinh ngày 1.10.1913 tại Thanh Hóa; khi ra Hà Nội học trường Trung  Học Albert Sarraut (1928-1935), và đậu Cử nhân Khoa học tại Đại Học Đông Dương (1940). Bút hiệu Mạc Đình. Năm 1940 kết hôn với bà Lê Hằng Phấn, ái nữ Sở Cuồng Lê Dư, có ba người con: một trai hai gái.

      Lúc còn niên thiếu đã tham gia bãi khóa (1926), vào phong trào "Le Travail" (1936); hoạt động trong đảng Xã Hội SFIO (1937-39). Tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946, chính thức hoạt động với chính quyền Việt Minh (1949-53) với tư cách chuyên viên phụ trách đúc tiền, làm giấy in bạc, chế tạo hóa chất cho quốc phòng, thiết lập hệ thống thủy điện. Năm 1954 ông bỏ kháng chiến trở về thành.


      Sau Hiệp định Genève chia đôi đất nước, ông di cư vào Nam (1955); cộng tác với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, làm phó lãnh sự tại Tân Đề Li Ấn Độ (1959-60). Tự ý dời khỏi Ấn Độ (2. 1960) qua Âu Châu lưu trú tại Pháp (1960-65) bắt đầu viết sách và hoạt động văn hóa. Sang Mỹ từ năm 1965, theo lời mời của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.


      Tác giả các cuốn sách:

      - Phật Rơi Lệ, 1956

      - Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, 1959

      - The New Class in North Vietnam

      - The Nhân Văn Affair

      - From Colonialism to Communism, 1964.


      Đóng góp tài liệu hoặc bài viết trong các cuốn sách:

      - North Vietnam Today

      - Vietnam Seen From East and West.


      Nghiên cứu và sưu khảo các tài liệu về chính trị, văn hóa, triết lý cổ kim, Đông Tây với tham vọng đưa ra trong một cuốn sách, tổng nhận định về bước tiến hóa của nhân loại, dẫn đến một học thuyết mới, khả dĩ hướng dẫn được chúng ta trong tiến trình kiến quốc và hưng quốc. Cuốn sách này được thực hiện mang tựa đề : "Duy Văn Sử Quan" với chương XXI đang viết dở dang 1988, thì tác giả từ trần.


      Công việc đã từng làm:

      - Biên tập viên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) chuyên bình luận về Bắc Việt (1965-69).

      - Giảng viên về văn hóa và triết học cho cơ quan Phát Triển Quốc Tế (USAID), cho các lớp huấn luyện ngoại giao, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và một số trường Đại học Hoa Kỳ (1970-79).

      - Thuyết trình với các giới thanh niên dưới hình thức thuyết giảng, hội đàm, mạn đàm về các đề tài văn hóa, giáo dục tại nhiều nơi ở Mỹ, Gia Nã Đại, úc Đại Lợi trong nhiều năm liên tiếp.

      - Thuyết trình trước "Hội nghị bàn về vấn đề hòa đàm Paris 1973 về Việt Nam" tại Paris, Pháp (1987).


      Đó là nói về sinh hoạt trước tác, cụ Hoàng còn rất hãnh diện với hãng sản xuất Tương Cự Đà do cụ nghiên cứu, sáng lập, vượt qua các tiêu chuẩn khoa học của các cơ quan kiểm soát thực phẩm của Hoa Kỳ. Danh nghĩa của Hãng Tương là Vietnam Food & Drink, xưởng tương qui mô đặt tại 3824 Ironwood Place, Landover. Maryland. Khi tôi viết những dòng này, hãng vẫn đang hoạt động, mặc dù cụ đã ra đi từ ngày 6 tháng 7 năm 1988 tại Maryland Hoa Kỳ, thọ 75 tuổi.


      Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc


      Cuốn sách này được in đi in lại nhiều lần, song không lần nào được hoàn chỉnh bằng lần in thứ nhất tại Sài Gòn, khổ lớn, giấy mịn, dày gần 400 trang. Nội dung cuốn sách là lịch sử cuộc nổi dậy của trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam ở miền Bắc vĩ tuyến 17 chống chính sách chỉ huy văn nghệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Khi đề cập tới một nhà văn, một nhà thơ hay một nghệ sĩ sáng tác ca khúc, hội họa, nhà biên khảo Hoàng Văn Chí đều cung cấp một tiểu sử tuy ngắn gọn nhưng chính xác. Kèm theo là hình ảnh, hoặc tờ báo, hoặc bìa sách, hoặc chân dung người được nói đến. Trang báo này không đủ để nói về cuốn sách, nhưng xin in lại những đoạn hay nhất trong Lời Tựa. Chỉ trong vài trăm chữ, chúng ta đã có thể biết phẩm chất của công việc mà học giả Hoàng Văn Chí thực hiện, ít ra là cho cuốn sách đang được nói đến:


      "Trăm hoa đua nở, Trăm nhà 1 đua tiếng" là dịch nôm câu chừ Hán: "Bách hoa tề phóng, Bách gia tranh minh," trong cổ văn. Đây là một câu mà học giả đời Hán đặt ra để vừa ca tụng vừa tỏ ý luyến tiếc nền văn học cổ điển Trung Quốc, sáng ngời trong mấy thế kỷ trước, về thời Đông Chu.

      Văn học Trung Hoa về thời Đông Chu quả thật xứng đáng cho các thế hệ sau ca ngợi, vì trong vòng ba thế kỷ từ thế kỷ (từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ III trước Tây lịch kỷ nguyên), các học giả thời Đông Chu đã đưa nền văn học Trung quốc từ chỗ thấp nhất đến chỗ cao nhất mà hai nghìn năm sau, không tài nào vươn tới.

      Gần như cùng một lúc, Lão học, Khổng học, Mạc học đua nhau ra đời, tiếp theo là những học thuyết uyên thâm của Mạnh Tử, Tuân Tử và Dương Chu. Có thể nói được rằng hầu hết các lý thuyết hiện nay còn đương tranh dành ảnh hưởng trong nhân loại, như chủ nghĩa dân chủ, lãng mạn. vô chính phủ, duy vật, xã hội, quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến, phát xít, v. v... đều đã có đại diện từ thời bấy giờ. Tính theo thời gian thì nền văn học Trung quốc đã bỏ xa nền văn học Âu Chậu vào khoảng 20 thế kỷ.


      Vì vậy nên ngày nay, những học giả nghiên cứu lịch sử văn hóa Á đông đều phải thắc mắc về một điểm: Tại sao một nền văn hóa đương phát triển một cách tốt đẹp như vậy lại bỗng nhiên đứng dừng lại, khiến trong suốt hai nghìn năm về sau, Trung quốc chỉ có lùi mà không có tiến về phương diện tư tưởng?

      Ông Tibor Mende, một nhà học giả Tây phương, chuyên nghiên cứu về các vấn đề Á Đông, đã ví nền văn hóa Trung quốc và Ấn Độ như hai con sông lớn, đã mang sinh lực tưới khắp miền Đông Nam Á, bỗng dưng bị cạn hết nước. Nguyên nhân gì đã làm tịt ngòi? Ông nêu ra câu hỏi mà không trả lời.2

      Nói một cách rõ ràng hơn thì: Tại sao về thời Đông Chu lại có Khổng, Mạnh, Lão, Mạc ... mà hai nghìn năm sau không có vị thánh hiền nào cả? Hoặc dùng một hình ảnh tượng trưng thì: Tại sao trong một thời đại loạn ly như thời Xuân Thu, Chiến Quốc, Trăm Hoa lại Đua Nở, mà từ thời ấy về sau hoa lại không nở?


      Chúng tôi nghĩ rằng nếu ôn lại lịch sử chính trị Trung quốc, chúng ta có thể tìm ra câu giải đáp.

      [...] Từ ngày ông Mao Trạch Đông lên kế nghiệp Tần Thủy Hoàng, ông đã giết Hồ Phong, và nhiều học giả khác, nhưng gần đây ông lại tuyên bố cho phép "Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng." Không ai biết rõ chủ định của ông Mao như thế nào, nhưng mọi người đều nhận thấy rằng trên toàn cõi Trung Cộng hiện nay, không có thứ hoa nào khác là hoa Mác-xít.

      Tóm lại dù là chuyên chế kiểu quân chủ hay kiểu Cộng Sản, chế độ tập quyền vẫn tiêu diệt tự do tư tưởng. Ngày nay cũng như suốt hai nghìn năm về trước, trí thức Trung Hoa vẫn bị bịt mồm, bịt miệng.

      Từ ngày Bắc Việt trở thành một "vệ tinh" của khối Cộng Sản, trí thức ở Bắc Việt cũng lâm vào tình trạng chung của đồng bạn ở khắp trong bức màn sắt."


      (1) Nhà hoặc gia nghĩa là một học phái

      (2) Trong cuốn L'Asie Du Sud-East Entre Deux Mondes của Tibor Mende, bản dịch tiếng Pháp của René Guyonnet, trang 17, Edition du Seuil Paris 1954.

       

      Saigon, tháng Giêng 1959

      HOÀNG VĂN CHÍ

      Trưởng ban biên tập của Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa

      Viên Linh

      Trích báo Khởi Hành số 166 tháng 8.2010

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022



      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

    3. Bài viết về học giả Hoàng Văn Chí (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hoàng Văn Chí

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhớ Về Một Kẻ Sĩ Thời Nay, Ông Hoàng Văn Chí (1913-1988) (Tâm Việt)

      Nhớ học giả Hoàng Văn Chí (ViênLinh)

      Học Giả Hoàng Văn Chí, Người Của Những Tác Phẩm Nền Móng (Viên Linh)

      Tiểu Sử Hoàng Văn Chí

       

      Tác phẩm của Hoàng Văn Chí

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trăm hoa đua nở trên đất Bắc (talawas.org)

      Từ thực dân đến cộng sản - Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam (talawas.org)

      Duy Văn Sử Quan (thuvien.datviet.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)