|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn
(7.5.1932 - 1.9.2006)
Hoàng Anh Tuấn (7-5-1932 – 1-9-2006) là nhà thơ ca tụng tình-yêu và nhung nhớ về một Hà-Nội đã bỏ lại và đã đánh mất - ông được thương gọi là 'nhà thơ của Hà-Nội', cùng một số bài về nước Pháp nơi ông từng du học thời trẻ. Ngoài công việc chính về điện ảnh và truyền thông (quản đốc đài phát thanh Đà Lạt), ông làm thơ đăng trên một số tạp-chí miền Nam như Sáng Tạo, Hiện Đại, Bách Khoa,... Ông có thời làm báo (Bến Nghé, Kịch Ảnh,...) và viết kịch (Ly Nước Lọc, Hà Nội 48,...), truyện ngắn (Cái Tát,...) và tạp bút trên vài tạp chí như Hiện Đại,...
Sau 1975, ông bị "tù cải tạo", đoàn tụ gia đình ở Pháp rồi sang Hoa-Kỳ định cư cho đến khi mất. Thơ ông đăng rải rác trên các báo, một phần đã được nhà Con Đuông ở Cần Thơ in ronéo trước 1975. Lục Bát Hoàng Anh Tuấn, nhưng đến năm 2004 mới được gia-đình và thân hữu sưu tập in thành tuyển tập Yêu Em, Hà-Nội và Những Bài Thơ Khác, gồm 18 bài về Hà-Nội và 47 bài khác trong số có bài sáng-tác sau khi ra hải ngoại.
"Tôi kiếm hồn tội xưa. Hà-Nội
Thuở còn trong vắt gió vào Thu
Thoảng nghe ngọt tiếng cô hàng cốm
Chênh vênh đâu cuối phố Sinh Từ
Đâu từ Hàng Đẫy theo chân gió
Ngang phố Tuyên Quang tới cột cờ
Hoa sấu lẳng lơ từng giọt nhỏ
Cài yêu lên mái tóc -vu vơ
(...) Tôi xưa Hà-Nội ngưng tay viết
Nửa trang giấy nhạt chữ chưa về
Tiếng hát vành khuyên ngoài cửa sổ
Len vào tôi của lặng thinh nghe".
Yên Lặng Ban Mai, tr. 37-8).
"Tôi xưa Hà-Nội" tức thuở xa xưa hay đã xưa nào đó và không-gian Hà Nội được dệt nên bằng những vần thơ, nhẹ nhàng và chan chứa tìng cảm. Hà Nội đó là kỷ niệm, một hồi tưởng sống động qua những nhân vật, con đường, ngõ phố của 36 phố phường:
"Em Hà Nội hàng Đường trong giọng nói
Để hàng Bông êm ái lót cơn mơ
Thương những buổi chiều Bác Cổ ngày xưa
Anh nắn nót một Trường Thi lãng mạn
Thơ thuở bé khắc ghi tình ngõ Trạm
Hàng Cỏ ơi, nét thảo có mờ phai
Theo gót chân em từng bước hàng Hài
Yêu hàng Lược chải mềm hương mái tóc
Thương dĩ vãng chiều Cổ Ngư trốn học
Hồn ngây ngô theo điệp khúc hàng Đàn
Hàng Guốc trưa hè gõ nhịp bình an
Khi hàng Nón quay nghiêng che mắt thỏ
Anh lúng túng cả Đông Xuân xấu hổ
Gió mơn man hàng Quạt, áo đong đưa
Đây hàng Khay anh đưa tặng bài thơ
Em hốt hoảng chợ Hôm vừa tắt nắng
Thơ bay lạc, hồn anh là hàng Trống
Nghe hàng Gai cùng mũi nhọn buồn đau
Ôi hàng Ngang tội nghiệp mối tình đầu
Anh hờn giận mơ hàng Buồm lãng tử
Em Hà Nội dáng Sinh Từ thục nữ
Tìm đến anh hàng Giấy mỏng tương tư
Nghe khơi buồn sông Tô Lịch ngẩn ngơ
Thơ giàu có như thương về hàng Bạc
Hàng Vôi đó nồng nàn trong ngây ngất
Ý hàng Đào chín mọng trái môi chia
Xin hàng Than rực cháy lửa đam mê!
Khi quấn quýt trong ái ân Hà-Nội" (tr. 44-45).
Hà-Nội đã là chốn cũ, nơi đó tình-yêu đầu đời đã lớn dậy và Hà Nội nay là những bản tình ca khôn nguôi niềm nhớ nỗi thương yêu:
“Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc
mấy chục năm, xa đến mấy nghìn năm
giã từ em, mười bảy tuổi một lần
thu rất mỏng, mưa hững hờ đẫm lá
Hà Nội yêu, áo lụa ngà óng ả
Thoáng khăn san nũng nịu với heo may
Hai ngón tay nhón một trái ô mai
Chiếc răng khểnh xinh nụ cười cam thảo
Hà Nội yêu, mối tình đầu khờ khạo
Em nhận thư anh ngây ngất tủi mùng
Khi về nhà, cười nụ với cầu thang
Một tuần lễ vui như ngày thi đỗ
(...) Hà-Nội yêu, vẫn y nguyên tưởng nhớ
Nên nghìn năm vẫn ngỡ mới hôm qua
Bóng hoàng lan, sân gạch mát sau nhà
Còn vương vấn trong những bài thơ cũ”
(Yêu Em, Hà-Nội tr. 13-14).
Và tình-yêu khi thời-gian bước vào buổi giao mùa của đất trời:
“... Bước rất nhẹ như mùa Thu con gái
như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh
như chưa lần nào em nói: yêu anh
như mãi mãi anh còn nguyên thương nhớ
Bước nhè nhẹ như bóp mềm hơi thở
như ngập ngừng chưa nỡ xé chiêm bao
em có về ăn cưới những vì sao
để chân bước trên dòng sông loáng bạc
Ở một chỗ tưởng chừng như đi lạc
yêu một người mà cảm thấy mênh mông
em đi ngang nhịp bước có lạnh lùng
mà sao vẫn y nguyên bài thơ cũ?
Vẫn lặng lẽ để anh nghe vừa đủ
Vẫn thờ ơ cho rủ hết màn the
Vẫn mỉm cười rồi vẫn lấy tay che
Cho cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi
Tay vụng quá nên thư không viết nổi
Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ
Giấy trắng tinh đem bóc nhẹ từng tờ
Tầu bay giấy ngượng ngùng bay ra cửa!
Em nguyên vẹn là bài thơ bé nhỏ
anh còn nguyên là một kẻ yêu em
Em đi ngang xin ráng bước cho êm
Đừng đánh thức thời gian đang ngủ kỹ
Đừng đẹp quá để anh đừng rối chỉ
Lấy gì đây khâu vá lại tình xưa?
Có đi ngang xin chọn lúc bất ngờ
Đừng nói trước để anh buồn vơ vẩn...” (tr. 16-17).
Những phút giây bên nhau đã là thần tiên, mong đợi và rất gần gũi thân trạng:
"Khi thì nói bằng mắt buồn xóm nhỏ
Anh nghe chiều cuối ngõ thả lời ru
(Ôi những buổi chiều ngoan giấc mùa Thu
Mà anh lỡ giam vô hồn lãng mạn)
Khi em nói bằng nụ cười rất bạn
Anh nghe hờn từng thoáng mỏng tiếc thương
(Mộng trẻ con, anh khéo dấu trong hồn
Nên thuở bé vẫn còn nguyên tha thiết)
Khi em nói bằng móng tay mười chiếc
Anh nghe đau mười dấu vết hoài nghi
Đáy bình an choàng thức tỉnh đam mê
Như thuở bé gợn hôn đầu tê buốt
(...) Khi em nói bằng nín thinh xõa tóc
Anh nghe buổi chiều tê tái mưa bay
Da thịt sầu như khoác áo heo may
Anh áp má trên ngực em lạc lõng..."
(Khi Em Nói, tr. 18-19)
Hà-Nội đó và ngày xưa đó, người xa Hà-Nội đã khẩn xin:
“Khung cửa sổ mở ra trời mai sớm
Mát trong veo hương cốm đã Thu về
Lòng tay anh lấp lánh cánh chim di
Xanh biêng biếc sợi hồn nhiên tóc xõa
Đường Phủ Doãn nắng còn hôn khóm lá
Cho ngại ngùng hoa sấu rụng lâng lâng
Cườm tay ngà vòng bảy chiếc xôn xang
Reo khe khẽ điệu nữ sinh làm dáng
Trời mai sớm giải khăn san thấp thoáng
Cỏ ven đường nghiêng né bước chân ngoan
Có một nàng công chúa sắp đi ngang
Trên tà áo còn nguyên màu cổ tích
Xin trở lại thuở ngày xưa tinh nghịch
cầm tay nhau ngày đó đề xa nhau
để ước ao khi thương nhớ nghẹn ngào
được cầm lại bàn tay em công chúa
Khung cửa sổ mở ra trời yêu cũ
chẳng khuất vào sợ khuất dáng em xưa
một nỗi buồn thoáng Hà Nội mùa thu
vẽ từng nét tình yêu em hương cốm.”
(Công Chúa Tháng Chín)
Người yêu được nhà thơ thần thánh hóa một cách trần thế, thành 'hương cốm' của mùa Thu Hà-Nội !
Rồi ngày xa Hà-Nội để đến Paris, kinh thành ánh sáng hoa lệ nhưng hồn chàng đã để lại chốn xưa Hà-Nội ấy:
“... Phút gặp lại đếm từng giây thắt chặt
cho tới khi lẳng lặng trải bình yên
từ dịu dàng ấm áp rất thon êm
từng nốt nhạc ngấn dài trên đôi má
Trong lắng xuống của hoàng hôn êm ả
Em, Paris, đại lộ Saint Michel
Em, Paris, vẫn tả ngạn sông Seine
Quán rượu nhỏ tách cà phê để nguội
Em, Paris, chuyến metro chưa tới
Nghe vàng khô lá rụng Jacques Prevert
Cầu Mirabeau của Appollinaire
Nước lờ lững bóng thời gian nhòa nhạt
Tạ từ em, anh đi vào khuya khoắt
Tìm chiêm bao ở mỗi góc nhà ga
Uống chung chai với mấy gã clochards
Để hiu quạnh cũng đong đưa chếnh choáng
(...) Ta trở lại bây giờ làm chim sẻ
Uống nâng niu từng chút tự do em”
(Trở lại Paris, tr. 127-9).
Và nay thì đã xa Hà-Nội thật rồi, nơi kinh thành mới Sài-Gòn, nơi những cơn mưa chỉ gợi nhớ, mưa ngoài trời và mua trong hồn:
“Mưa hoàng hôn
Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn
Thoảng hương tóc em ngày qua
Ôi nguời em Hồ Gươm về nương chiều tà
Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa
Thương màu áo ngà/ Thương mắt kiêu sa
Hiền ngoan thiết tha (...)"
(Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội, tr. 31)
Sài Gòn đó, nơi khung trời mới, vui thắng cảnh và bên người yêu:
“Thảo cầm viên, chim đu đưa lá sớm
Từng vùng xanh, cây mát rượi nâng niu
Ta qua đó nghe tay mình nghịch ngợm
Ngón học trò khẽ đụng áo người yêu
Tà áo mỏng đến ngàn năm ngơ ngẩn
Thương tay mình từng ngón đã cằn khô
Tiếng dương cầm như cúi đầu nín lặng
Chuỗi u hoài lần từng hạt tuổi thơ
Thảo cầm viên trong giấc mơ cỏ dại
Vẫn đong đưa tiếng guốc lúc tan trường
Ta ở đó nghe chân mình ríu lại
Xin đường ngoan đưa giùm tới Trung Vương...”
(Bài Sinh Nhật Em, tr. 60)
Và một “Em Sài-Gòn”, điểm còn lại sau những mối tình mang tên Hoài Phương, Phúc, Paris, Hà-Nội,...:
“... Em về đi trời sửa soạn mưa đêm
Lưu luyến mãi e hàng mi sẽ ướt
Em ở lại? - Thôi để anh về trước
Tình của ai giữ lấy vốn tư riêng
(...) Em Saigon vẫn chờ anh như trước?
Vẫn yêu anh trong mỗi bước trời mưa?
Vâng! Chiều em anh kể chuyện ngày xưa:
Có một thuở hai người yêu nhau lắm...”
(Những Mắt Trong Đêm, Hiện Đại, số 4, 7-1960, tr. 15).
Lục bát là thể-loại giới hạn con chữ, nhưng với Hoàng Anh Tuấn đã là những vần thi ca của ngôn-ngữ tinh tuyền, nguyên sơ và ý tình cô đọng:
“Này tôi đang lạc vào em
sau lưng trăm ngón ưu phiền níu chân
này tôi du đãng tâm hồn
ngụy trang ngàn mảnh thơ buồn tả tơi
này tôi, này vũng bùn tôi
nắng ngang, mưa chéo rã rời ẩm nâu
Cuốn theo rác rưởi nhu cầu
này tôi chới với trong mầu rất xanh
chợt nghe hà ốc hiền lành
với rong rêu lại hóa sinh một lần
Này tôi trút bỏ áo quần
thân hài nhi với tâm hồn trẻ thơ
Này tôi thành hạt phù sa
để yêu em với mặn mà giọt châu”
(Cho Diễm Phúc, tr. 65)
Thơ Hoàng Anh Tuấn còn có những bài lạ đặc-biệt khác hẵn phong thái hoài niệm trong những bài đã dẫn, như bài Chiều Thơm Gỗ Cũ:
“Hương còn ngấn ẩm trên môi
Ươm hơi rừng cũ
Đượm mùi gỗ xưa
Mượt lá đợi
Óng rêu chờ
Sững im cương thạch
Quanh co ôn tuyên“ ( tr. 64)
Hay bài Ca Dao Sau Này:
“Buồn lên thềm đá
Lạnh hai bàn chân
Buồn lên bậc đá
Mỏi hai bàn chân
Buồn ôm cành gai
Ngón tay có sương
Buồn ôm cành gai
Bàn tay có sương
Buồn xuống đáy hồ
Cay hai hàng mi
Buồn dưới đáy hồ
Ướt hai hàng mi
Con chim khung cửa
Buồn từng câu thơ
Con chim khung cửa
Buồn cả bài thơ
Buồn trên giây thép
Nhớ theo chiều dài
Buồn nơi môi em
Buồn trên tay anh
Bốn bàn chân buồn
Leo từng bậc thang”
(Hiện Đại, số 6, 9-1960).
- Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận
- Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
• Vĩnh Biệt Hoàng Anh Tuấn Một Nghệ Sĩ Đích Thực Từ Tác Phẩm Đến Cuộc Đời (Văn Quang)
• Thơ tình Hoàng Anh Tuấn (Nguyễn Vy Khanh)
- Tháng 9, Nhớ Thi Sĩ Hoàng Anh Tuấn (Nguyễn Mạnh Trinh)
- Hoàng Anh Tuấn và những bài thơ để lại... (Nguyễn Mạnh Trinh)
- Hoàng Anh Tuấn nay đây mai đó (Viên Linh)
- Tưởng Nhớ Nhà Thơ Hoàng Anh Tuấn (Vương Trùng Dương)
- Tưởng Niệm Thi Sĩ Hoàng Anh Tuấn (Việt Báo)
- Hà Nội, Mùa Thu Và Em (Cỏ Thơm)
- Tiểu sử (wiki)
• Trang Thơ Hoàng Anh Tuấn (Hoàng Anh Tuấn)
Trang nhà: hoanganhtuan.com
Thơ Văn trên mạng: - thivien.net
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |