|
Nguyễn Siên(..1916 - 30.10.2014) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn
(7.5.1932 - 1.9.2006)
Đã có một thời Hoàng Anh Tuấn là hàng xóm của tôi ở cư xá Chu Mạnh Trinh, bên ngã tư Phú Nhuận của Sài Gòn. Khu cư xá từng có khá nhiều văn nghệ sĩ thời đó “xây tổ ấm”. Gia đình anh chị Dương Thiệu Tước- Minh Trang- Quỳnh Giao, gia đình ông chú Nguyễn Mạnh Côn của tôi, gia đình chị Thái Hằng - Phạm Duy, danh ca Anh Ngọc, nhà văn Duyên Anh, nhà báo Linh Lan, ông chủ báo Ngôn Luận và Văn Nghệ Tiền Phong Hồ Anh… Lâu quá rồi, tôi không thể nhớ hết. Nhưng điểm lại số người đó, nay không còn được một nửa. Lại thêm một người nữa vừa ra đi: Hoàng Anh Tuấn ở San Jose.
Không ngạc nhiên nhưng…
Cái tin anh mất, thật sự không làm tôi ngạc nhiên. Bởi đã từ lâu, khi Phạm Huấn còn nằm tại “viện dưỡng lão”, bên cạnh đó có Hoàng Anh Tuấn. Tôi vẫn thường được bạn bè ở San Jose cho biết tin tức về hai ông bạn này. Có ông tường thuật từng chi tiết. Nào là hồi này Tuấn khỏe lắm, bụng to như cái thùng, vẫn cười như trẻ thơ. Tôi cũng nhận được vài tấm ảnh của Tuấn, khuôn mặt thì vẫn vậy, nhưng thân hình thì đẫy đà, khác nhiều so với ngày nào. Khi Phạm Huấn mất, tôi chắc Tuấn buồn lắm, không còn bạn bên mình. Trong thâm tâm tôi, vẫn cứ nghĩ, một ngày nào đó Tuấn cũng sẽ bỏ anh em, chưa biết là một ngày nào gần đây thôi.
Vì thế tôi không ngạc nhiên khi nhận được cùng một lúc gần 10 cái e mail của các bạn ở Mỹ báo tin Tuấn đã ra đi vào 7:30 sáng (giờ cali) ngày thứ Sáu, 01 tháng 9 năm 2006. Không ngạc nhiên, nhưng nỗi ngẩn ngơ thì vẫn cứ tràn đầy. Hình ảnh Hoàng Anh Tuấn hiện lên quanh đây, hơn 30 năm qua rồi, xa nhau biền biệt, mà Tuấn cứ như ở trước mặt. Cái dáng vẻ hồn nhiên, vô tư của anh rõ mồn một. Con người lúc nào cũng như “cuộc đời chẳng có gì phải lo nghĩ, chẳng có gì phải tính toán”. Anh phơi phới trong bất kỳ trường hợp nào. Suốt những năm tháng ở gần anh, dường như chẳng bao giờ thấy anh buồn. Thế mà thơ của anh lại hay, lại thấm, chữ nghĩa mới và sâu sắc mới lạ. Đó là một người bạn đối với tôi rất đặc biệt.
Toàn những nghề tay trái
Hoàng Anh Tuấn có rất nhiều “nghề”. Làm đạo diễn, là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, là quản đốc đài phát thanh Đà Lạt. Nhưng trong con người anh không có một tí công chức nào. Thông thường, bạn bè nhìn anh như một nhà đạo diễn. Không có tính “chuyên nghiệp” như Hoàng Vĩnh Lộc, Lê Hoàng Hoa… Anh là một đạo diễn rất “tài tử”. Anh đã từng tốt nghiệp tại một trường Điện Ảnh ở Pháp ngay trong thời kỳ còn là sinh viên ở Paris. Nhưng ai mời mà thấy “hợp gu” thì đạo diễn… chơi cho vui. Tôi thấy hình như cái gì anh cũng làm chơi cho vui. Thích thì làm, không thích thì bỏ đi, giản dị có thế. Cả cuộc sống cũng vậy thôi.
Ở anh, con người nghệ sĩ chân thật, hồn nhiên bao trùm lên mọi thứ. Anh chơi tất với mọi người, ngồi quán cóc, uống ly cà phê hay ăn bữa cơm Bà Cả Đọi cũng giống y chang như ngồi ở Caravel phỏng vấn những danh ca nổi danh thế giới như Dalida hoặc ngồi dancing ăn cánh gà chiên bơ, đấu láo với mấy em ca-nhe, bất kể hạng nhất hay về già. Ngay cả trong cách ăn mặc, Tuấn cũng chẳng cần chú ý, cứ “đại khái chủ nghĩa”, không “lên khuôn đóng thùng” ngay cả ở những nơi cần long trọng. Tiếng cười của anh nhiều hơn lời nói. Vẻ “tỉnh tỉnh” của anh làm nên một phong cách riêng. Nhìn thấy anh là nhìn thấy ngay “cuộc đời có cái quái gì quan trọng đâu”. Tôi chắc bạn bè rất thích Hoàng Anh Tuấn vì lẽ đó.
Nhà đạo diễn hiền lành nhất thế giới
Tôi nhớ khi anh đạo diễn cuốn phim Ngàn Năm Mây Bay phóng tác theo tiểu thuyết của tôi, do Thái Lai mời. Anh gặp tôi ở đầu ngõ, hỏi:
– Lê Quỳnh đóng với Bích Sơn, được không mày?
Hai tài tử này vào khoảng thời gian đó là nổi nhất rồi. Tôi nói tùy mày và anh Thái (nhà sản xuất phim, cũng là một nhà sản xuất tài tử nốt, khác với Mỹ Vân, Alpha). Hai ông “nghề nghiệp tài tử” này thích thì làm, chưa biết cuốn phim đi đến đâu. Nhưng quả thật là tôi cũng thấy khoái cái kiểu “vui chơi một mùa hè này” của mấy ông bạn. Ông Thái trả bản quyền bao nhiêu tôi không còn nhớ, nhưng chắc chắn không phải là “có một món tiến kha khá” như ông Quốc Phong làm Chân Trời Tím.
Một lần Tuấn kéo tôi lên xem đóng phim. Phim trường là căn nhà của ông giám đốc sản xuất Thái Lai phim, nằm cuối đường Hồng Thập Tự. Căn nhà mặt tiền đường, không rộng hơn những căn nhà buôn bán tạp hóa ở dẫy phố này. Kê cái comptoir ở phía trong, đèn đuốc, máy quay lỉnh kỉnh xung quanh, cứ như cửa hàng bán phụ tùng máy móc. Bữa đó không có Lê Quỳnh, chỉ có hai chị em Bích Sơn và Bích Thủy. Nhà đạo diễn Hoàng Anh Tuấn râu ria xồm xoàm, nhưng dáng điệu lại rất nhàn nhã, chứ không quát tháo, chỉ chỏ tơi bời hoa lá như những đạo diễn mà tôi đã từng nhìn thấy. Lâu lâu lại thấy nhà đạo diễn cho máy travelling bằng cách kéo cái camera di chuyển trên mặt sành gạch, chẳng cần đường ray. Lúc nào cũng thấy Tuấn nhỏ nhẹ:
– Ấy ấy, làm thế này em ơi. Em làm ơn đứng sát vào một tí. Đừng cười nhiều, cái miệng rộng quá, mím chi thôi. Làm xem nào. Máy! Cắt!…
Họ làm việc với nhau như “anh em trong nhà”. Ấy thế mà cuốn phim cũng hoàn thành, tôi chẳng biết nó được hoàn thành trong bao lâu. Nhưng chắc chắn không quá 2 tháng vì nhà sản xuất tài tử này làm quá 2 tháng thì không còn tiền trả nhân công. Rồi cũng đem ra rạp chiếu đàng hoàng, lời lỗ bao nhiêu chẳng biết. Nếu tôi nhớ không lầm thì ông Thái Lai chỉ sản xuất có một cuốn phim rồi thôi luôn. Sau này ông tái bản lại cuốn tiểu thuyết Chân Trời Tím mà tôi cũng chẳng hề hay biết. Đến khi sách in xong ông mới mang đến cho tôi một cuốn, bản quyền được trả bằng một chầu ăn uống là xong. Còn một kỷ niệm đáng nhớ là Bà cụ Hoài Bắc (chúng tôi vẫn thường gọi bà mẹ của Phạm Đình Chương - Thái Thanh bằng cái tên thân mật ấy) thỉnh thoảng lại nhắc về cuốn phim, nhưng cụ gọi là Phim “Ngàn năm máy bay” vì trong phim có cảnh máy bay trực thăng đổ quân xuống một vùng quê.
Sau đó, có một lần khác, tôi được xem Hoàng Anh Tuấn đạo diễn phim Hai chuyến xe hoa. Lần này phim trường ngay tại nhà đạo diễn ở cư xá Chu Mạnh Trinh. Tôi chỉ xem được một đoạn có nghệ sĩ cải lương Thành Được mở cánh cửa buồng nhà ông bà Hoàng Anh Tuấn, đi ra đi vô đến năm bảy lần. Nhưng cuốn phim được nhiều người nhắc đến nhất có lẽ là Xa Lộ Không Đèn. Tuấn không long trọng mời bạn bè mà chỉ hỏi giản dị:
– Mày có đi xem không, tao đưa vé.
Tính cách anh là như thế.
Những truyện dài không bao giờ viết hết
Ngoài ra, anh còn viết feuilleton ở một số tuần báo và nhật báo của Sài Gòn thời đó. Nhưng khối ông chủ báo rên la vì cái tật hứng thì viết, không thì bỏ. Hầu như ít có truyện dài nào anh viết hết cho đến nơi đến chốn, nên rất hiếm truyện dài nào được xuất bản. Lối viết của anh khá hấp dẫn, độc giả cũng chịu đọc lắm, nhưng mỗi khi gặp đoạn “khó nhai” là y như anh tạm ngưng hoặc ngưng luôn. Người viết truyện dài nào, cũng gặp những lúc như thế này, phải cố gắng vượt qua. Nhưng Tuấn hay nản, nên bỏ ngang. Tôi rất tiếc vì điều này, nếu không thì Hoàng Anh Tuấn cũng có nhiều tác phẩm rất hay được xuất bản.
Lâu lâu lại thấy xuất hiện một bài thơ của Hoàng Anh Tuấn trên báo khiến anh em sững sờ. Vì thơ Tuấn hay quá. Có thể nói bài nào cũng hay. Đã có người so sánh với Nguyên Sa, Đinh Hùng, nhưng với tôi, thơ Tuấn có cả tính chất Nguyên Sa, Đinh Hùng và rất Hoàng Anh Tuấn. Chữ nghĩa mới, không trau chuốt cầu kỳ, nhưng lại rất rung động, đi thẳng vào cội nguồn trái tim người thưởng ngoạn. Cái cung bậc sâu thẳm trong tình yêu được đánh thức dậy đến bàng hoàng.
Những bài thơ bất hủ
Đã lâu lắm tôi không được đọc thơ Hoàng Anh Tuấn, mới đây, tôi nhận được tập thơ của anh gồm: 18 bài thơ Hà Nội và 47 bài Ngoại tập. Đọc thích thú, say sưa. Vẫn như những ngày nào khi bất ngờ thơ Hoàng Anh Tuấn xuất hiện trên báo hoặc trong số bạn bè. Lần nào cũng là một cú “chơi ngang” của Hoàng Anh Tuấn. Tôi không yêu bài nào hơn bài nào. Nhưng trong những cái thư điện tử của các bạn tôi khi báo tin Hoàng Anh Tuấn đã ra đi, có nhiều người đã nhắc lại những bài thơ mình yêu thích. Ông Hồng Dương ở Santa Ana thì còn cảm khái vô cùng với:
“Hương còn ngấn ẩn trên môi
Ươm hơi rừng cũ, đượm mùi gỗ xưa
Mươt lá đợi, óng rêu chờ
Sững im cương thạch, quanh co ôn tuyền.”
Và ông Thanh Thương Hoàng ở San Jose thì còn ngân nga:
“Hà nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc
Mấy chục năm, xa đến mấy ngàn năm
Giã từ em – mười bẩy tuổi – một lần
Thu rất mỏng, mưa hững hờ đẫm lá
Hà nội yêu, áo lụa ngà óng ả
Thoáng khăn san nũng nịu với heo may
Hai ngón tay nhón một trái ô mai
Chiếc răng khểnh xinh nụ cười cam thảo…”
Đến đây tôi đã có phần đồng ý với nhận định của anh Nguyễn Xuân Thiệp:
“…lục bát của Hoàng Anh Tuấn mới thể hiện hết những vẻ đẹp cấu trúc ngôn từ và cảm xúc”.
Nhưng xem lại những bài khác của Tuấn, tôi lại phân vân, vì ở thể loại nào nhà thơ cũng mang đến cho tôi những cảm xúc mạnh mẽ vì chính trong tâm hồn tác giả cũng dông bão:
“…Lửa rạo rực còn nguyên trong mạch máu
Sóng cuồng quay ẩn náu dưới làn da
Gỡ mưa mềm cho nắng ấm phù sa
Cởi sương mỏng –thôi ngượng ngùng mắc cở
Em hoang dại cồn dâng vùng rêu cỏ
Anh ngựa điên tung vó dấy phong ba
Trời quạnh hiu nổi bão tố phấn hoa
Khe suối nhỏ ẩm nồng hương dã thú
Mùa hạn hán bỗng tràn lan nước lũ
Tiết đông hàn trổ lộc nõn thanh xuân
Rất ngàn xa trong ấp ủ miết gần
Nghe nhung lụa trong vuốt ve tình sử…”
và:
“… Mộng trong mộng đã chìm vào đáy mộng
Anh bàng hoàng bằng choáng ngợp lên cao
Đi miệt mài chừng đã mỏi khát khao
Nên chân bước lún sâu vào dĩ vãng
Những ngây ngất chạy vòng quanh mê loạn
Tưởng ngàn năm không thoát khỏi cơn điên
Bằng bất ngờ sợi tóc bạc đầu tiên
Em phát vãng nồng nàn vào xưa cũ….
(Những vần thơ trên đều trích trong thơ Hoàng Anh Tuấn)
Vài kỷ niệm nhỏ
Tôi nói nhiều về thơ Hoàng Anh Tuấn vì thơ của anh đặc biệt xuất sắc hơn tất cả những “nghề tay trái” khác của anh.
Những kỷ niệm rải rác của tôi và gia đình Hoàng Anh Tuấn khá nhiều. Có lần anh ở Đà Lạt, có con gái về Sài Gòn, anh điện thoại cho tôi thản nhiên nói: Mày cho xe ra phi trường đón con gái tao, Hoàng Hôn Thắm nhé. (Quả thật tôi không còn nhớ chính xác người con gái đó là Hoàng Hôn Thắm hay Thu Thuyền nữa). Tất nhiên tôi phải cho xe đón cháu và đưa đến nơi về đến chốn. Anh không màu mè “làm ơn đón cháu” lôi thôi.
Lần khác tôi lên Đà Lạt vào dịp lễ Gíang Sinh, đến nhà anh chị Tuấn chơi, nhưng cả mùa Noel đó Tuấn không về. Khi trở lại Sài Gòn, gặp Tuấn, tôi muốn trách anh mấy câu, nhưng nhìn cái mặt anh cười cười tỉnh rụi, tôi lại không nói gì được nữa. Nhưng sau đó tôi hỏi sao không về ăn Noel với vợ con. Anh trả lời gọn lỏn: Tao bận.
Đó là những gì tôi chợt nhớ về người bạn vừa ra đi. Tiếc rằng trang báo có hạn và thì giờ cũng chẳng còn bao nhiêu nên tôi ghi vội những hàng này để tiễn đưa thêm một người bạn nữa. Với tôi, anh là một nghệ sĩ đích thực trong cả cuộc đời và tác phẩm.
Hoàng Anh Tuấn sanh ngày 7-5-1932 tại Hà-nội. Ngoài làm thơ, viết văn, viết kịch (Ly Nước Lọc, Hà Nội 48), ông còn là đạo diễn điện ảnh.
- 1949 Đi Pháp du học
- 1954 Lập gia đình
- 1958 Về Việt Nam, cộng tác với các tạp chí văn nghệ, cùng nhiều tuần báo và nhật báo ở Sàigòn
- 1965 Quản đốc đài phát thanh Đàlạt
- 1975 Tù cải tạo về tội phản động
- 1979 Trở lại Paris
- 1981 Qua Mỹ. sống ở San Jose, California
- Từ trần 7:30 sáng (giờ cali) ngày thứ Sáu, mồng 1 tháng 9 năm 2006 tức ngày 9 tháng bảy năm Bính Tuất, Thọ 75 tuổi.
- Cái Muỗng Văn Quang Truyện ngắn
- Vĩnh Biệt Hoàng Anh Tuấn Một Nghệ Sĩ Đích Thực Từ Tác Phẩm Đến Cuộc Đời Văn Quang Hồi ức
- Tết Trong Trại Tù Cùng Bạn Bè Văn Quang Hoài niệm
- Bây giờ là Mùa Thu, tôi đi tìm dĩ vãng Văn Quang Hồi ức
- Một Chút Kỷ Niệm Xưa Văn Quang Hồi ức
- Đoàn Chuẩn, Một giai thoại đẹp và buồn Văn Quang Tạp luận
• Vĩnh Biệt Hoàng Anh Tuấn Một Nghệ Sĩ Đích Thực Từ Tác Phẩm Đến Cuộc Đời (Văn Quang)
• Thơ tình Hoàng Anh Tuấn (Nguyễn Vy Khanh)
- Tháng 9, Nhớ Thi Sĩ Hoàng Anh Tuấn (Nguyễn Mạnh Trinh)
- Hoàng Anh Tuấn và những bài thơ để lại... (Nguyễn Mạnh Trinh)
- Hoàng Anh Tuấn nay đây mai đó (Viên Linh)
- Tưởng Nhớ Nhà Thơ Hoàng Anh Tuấn (Vương Trùng Dương)
- Tưởng Niệm Thi Sĩ Hoàng Anh Tuấn (Việt Báo)
- Hà Nội, Mùa Thu Và Em (Cỏ Thơm)
- Tiểu sử (wiki)
• Trang Thơ Hoàng Anh Tuấn (Hoàng Anh Tuấn)
Trang nhà: hoanganhtuan.com
Thơ Văn trên mạng: - thivien.net
• Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)
• Giáo Sư Trần Huy Bích – Người Hết Lòng Với Văn Hóa Dân Tộc (Việt Dương)
• Vũ Hoàng Thư. Hạt Nắng Phiêu Du (Nguyễn Thị Khánh Minh)
• Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |