|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Hà Thượng Nhân
(1920 - 2011)
Khi tôi gặp nhà thơ trào phúng Hà Thượng Nhân ở San Jose cuối năm 1992, ông còn yếu, phải chống ba-toong mà đi vẫn chưa vững. Đó là hậu quả của những năm tháng bị bệnh thấp khớp ở Việt Nam sau khi được thả ra từ trại cải tạo, tức nhà tù cộng sản, cộng với sự chữa trị cẩu thả vô trách nhiệm của các y sĩ nhà nước. Theo ông cho biết, họ cho ông dùng trường kỳ loại thuốc có chất cortisone, khiến cho xương bị mục xốp hết. Đến nỗi khi được phép ra ngoại quốc một người vốn vóc dáng cao lớn như ông mà người ta phải khiêng ông lên máy bay vì không đi đứng nổi. May mắn là sang Mỹ ông được chữa trị đúng cách và chu đáo nên lần lần đã phục hồi khá nhiều.
Hà Thượng Nhân là bút hiệu của ông Phạm Xuân Ninh, một người đã làm thơ từ hồi tiền chiến, và làm rất nhanh, nhưng hồi đó chưa nổi tiếng. (Đáng lẽ phải gọi bằng cụ mới đúng, vì năm nay cụ đã gần 80 rồi, nhưng gọi như vậy sợ cụ buồn, vì hôm nói chuyện với bà Vi Khuê, bà bảo rằng cụ còn trẻ trung lắm!). Có lẽ vì ông không cho in thơ, hoặc có in mà ký bút hiệu khác chăng. Đến thời kỳ sau cuộc di cư và vào những năm đầu của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, khi ông bắt đầu dùng bút hiệu Hà Thượng Nhân để ký những bài thơ châm biếm đăng trên các báo như Tự Do, Ngôn Luận thì ông được đặc biệt chú ý đến ngay. Tuy nhiên, ông cho biết rằng ông bản tính nghiêm túc, vốn là một nhà giáo, nên ít đùa cợt và không muốn trêu chọc ai cả. Sự kiện ông nổi tiếng là một nhà thơ trào phúng chỉ là ngẫu nhiên, chứ thực sự ông làm rất nhiều thơ trữ tình và viết rất nhiều trong các lãnh vực khác, nhưng vì ký các bút hiệu khác nhau nên người ta không biết đó thôi. Chức vụ cuối cùng của ông khi Sài Gòn thất thủ là trung tá Chiến Tranh Chính Trị, chủ nhiệm tờ báo Tiền Tuyến của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Đầu tiên, tôi xin ông cho biết đã sang Mỹ lâu chưa, và hồi còn trong nước, ông bị cộng sản bỏ tù bao nhiêu năm.
Tôi sang đây từ cuối năm 1990, tức là được hai năm rồi. Họ thả tôi ra từ tháng Tư năm 1983.
Sau khi được thả về, ở Sài Gòn, ông có tiếp tục viết không ạ?
- Dạ hồi đó tôi không có viết gì, nhưng mà nằm buồn thì tôi cũng dịch một số văn cổ Trung-hoa.
Thưa ông những bản dịch đó có được ấn hành không?
- Ở Sài Gòn, hồi đó Nguyễn Văn Trung đi với một tụi nữa, hỏi tôi rằng "tôi nghe nói anh có dịch những tài liệu đó, tài liệu đó có nên in không?" Nhưng mà tôi không muốn in. Tôi không chịu cho in. Cái đó hiện nay tôi có giữ ở đây. Là vì nhờ một cô làm ở đài BCC của Đài Bắc. Tôi tặng cô ấy nhưng có ý rằng nhờ cô ấy đem ra ngoài giùm tôi. Nên cô ấy có đưa ra giùm tôi. Nếu in ra cũng khoảng độ 600-700 trang, nhưng tôi chưa cho in.
- Thưa ông, từ hồi sang đây, ông đã viết lách gì chưa ạ?
- Tôi như một người tàn phế, không làm được việc gì nữa. Mắt thì mới mổ. Nhưng mà có những anh em thân, ví dụ như anh Thái Lân trước ở báo Chính Luận, khuyến khích viết lại. Có nhiều tờ báo đăng những bài của tôi nhưng thực sự không phải tôi cộng tác với họ đâu. Họ lấy được bài ở đâu thì tôi không biết, nhưng có một tờ báo mà chính thức tôi cộng tác là tờ Bách Việt, là vì có anh Thái Lân anh ấy đến nói với tôi rằng không thể ngồi yên được, cần phải đóng góp với anh em. Đó là tờ báo duy nhất tôi nhận lời viết. Còn những tờ khác có thể là vì tình nghĩa thế này thế khác, đôi khi họ đến họ lấy thôi.
- Thưa họ lấy bài ở nơi ông hay là lấy lại từ tờ Bách Việt rồi đem in mà không xin phép?
Dạ không. Cũng không phải là lấy từ tờ Bách Việt mà lấy ở nhiều tờ lắm. Là bởi vì thế này: những anh em tù nhân họ giữ thơ của tôi nhiều lắm. Do đó, từ trước khi tôi sang đây, cũng đã có nhiều tờ báo đăng thơ của tôi rồi. Nhưng mà nhiều khi sai lạc lắm. Nhưng tôi cũng không cải chính. Ví dụ như ở Văn Nghệ Tiền Phong của anh Hồ Anh, cũng cho đăng một tài liệu nói về tôi. Có nhiều điều tôi muốn nói (đính chính) nhưng tôi cũng không nói. Hay là như anh Phạm Trọng Nhân đăng tờ báo Ngày Nay mà hồi tôi sang đây người ta gửi cho tôi, tôi mới biết.
- Thưa ông, những bài viết sau này ông vẫn giữ nguyên bút hiệu Hà Thượng Nhân hay có thay đổi bút hiệu khác?
Thưa tôi không muốn giữ tên Hà Thượng Nhân nữa, vì cái tên Hà Thượng Nhân tôi viết những bài có tính cách châm biếm, trào phúng. Bây giờ mình già rồi, mình trêu chọc ai nữa? Thành ra tôi không muốn giữ tên đó, nhưng mà anh em bảo "không, anh đã có một cái tên, dù sao nó cũng là một cái tên rồi". Nhưng cũng có những bài thơ tình cảm thì tôi lấy một tên khác. Ngay ngày xưa cũng thế, tôi viết nhiều cuốn sách mà tôi in ra, hay nhiều bài báo tôi viết, ít người biết, là vì tôi viết dưới một tên khác. Hà Thượng Nhân chỉ là một tên tôi dùng cho mục thơ trào phúng mà thôi.
- Thưa ông, ông vừa nói trong lúc này không muốn viết, trừ trường hợp tờ Bách Việt là vì nể nang một ông bạn thân. Nhưng trong tương lai, ví dụ có những tờ báo đứng đắn họ mời thì ông có thay đổi ý kiến không? Lúc bấy giờ có thể tình trạng sức khỏe ông đã khá hơn.
- Tôi không bao giờ muốn không viết cả, bởi vì có những điều không thể không viết được. Như hiện bây giờ đây, tôi có rất nhiều điều muốn viết, tuy nhiên sức khỏe của tôi kém quá! Bây giờ tôi đứng được, đi được, là điều may mắn lắm, chứ trước đây là tàn phế rồi. Dĩ nhiên, một người cầm bút, nhất là trước một tình trạng như thế này, còn nhiều vấn đề mà chúng tôi muốn viết lắm, nhưng hiện bây giờ không thể viết được. Nhưng nếu tôi có sức khỏe, có điều kiện thì tất nhiên tôi phải viết chứ.
- Ông vừa nhắc đến "hoàn cảnh và những vấn đề". Xin ông cho một vài nhận xét về tình hình sinh hoạt văn học và báo chí Việt Nam ở hải ngoại, và đặc biệt ở vùng Bắc Cali này
- Thực ra tôi chưa đủ tư cách để mà nhận xét, vì thứ nhất là tôi không đọc được nhiều, thứ hai là tôi chưa có thì giờ và phương tiện để tiếp xúc được nhiều với anh em. Tôi chỉ quen biết được những người nào đến với tôi. Vì ở đây mà không biết lái xe, không có xe, không có sức để lái xe thì làm sao mà đi đâu được. Nhưng nói chung thì tôi thấy thế này: Tôi phải gọi là cái "rừng báo chí" nó mọc rất bừa bộn. Tất nhiên, trong cái sinh hoạt như vậy, có những tờ báo chưa xứng nghĩa một tờ báo, nhưng nói chung những người làm báo chí đó, họ phải có một cái tinh thần như thế nào thì họ mới làm báo được. Vì ở đây, cái đời sống vật chất nó gay go lắm; mà kiếm ăn bằng báo chí thật là khó khăn. Bây giờ người ta không thể sống bằng ngòi bút được. Những người sống bằng ngòi bút, tôi nghĩ rằng ít nhiều họ phải có một lý tưởng lớn lắm. Họ phải có một cái nghiệp, có một cái duyên nghiệp nào đó thì họ mới làm báo. Cho nên tôi thấy rằng những người làm báo ở đây họ đã có một cái duyên nợ rồi. Họ nghĩ rằng không thể không làm báo được. Chứ còn làm báo để mà sinh sống thì tôi nghĩ làm nghề khác tốt hơn.
Về tình hình báo chí, ví dụ như các nhóm, ngay các nhóm anh em tôi biết rõ, dù họ phải đi làm lao động, làm đủ mọi thứ nghề, nhưng lúc nào cũng tha thiết muốn làm một tờ báo, muốn làm một cái gì. Cho nên tôi thấy đó là điều rất đáng quí. Tôi nghĩ rằng trong mươi lăm năm nữa, ở đây nếu không có gì đổi khác, thì những tờ báo Việt ngữ khó mà có người đọc. Bởi vì lớp con cháu của chúng ta lớn lên đây, nếu chúng nó có yêu tiếng Việt đến mấy đi nữa, chúng ta có dạy, giúp đỡ cho chúng nó thế nào đi nữa, nhưng những điều chúng ta nói, cái quê hương Việt Nam đối với chúng xa vời quá rồi. Những tình cảm, ngay cả những vật tầm thường như con trâu, lũy tre v. v... làm sao chúng nó biết đến được! Thành ra chúng nó không thể thưởng ngoạn được như chúng ta. Tất nhiên đến lúc đó họ chỉ có đọc ngoại ngữ thôi. Bởi vậy, trừ phi cái tình trạng đất nước nó khác, những người trẻ trở về, thì đó là vấn đề khác.
Một lần một ông bạn già của tôi, ông Bảo Vân, có đến nói với tôi rằng "anh cố gắng cùng với anh em chúng ta, bây giờ viết những bài cho con nít nó học, như những trẻ lên ba, lên năm, cho chúng biết thế nào là cha là mẹ, là ông, là bà, là luân lý, là giáo dục của Đông phương, của Việt Nam". Tôi bảo cái đó hay lắm. Nhưng khi chúng ta nhập vào một xã hội nào đó, thì dần dà chúng ta sẽ đánh mất bản thể. Trừ phi dăm-ba năm nữa chúng ta, con cái chúng ta trở về Việt Nam, chứ còn không, thì làm cách nào chúng ta cũng không thể còn giữ được.
Thưa ông, xin trở lại thời gian ông còn ở lại Sài Gòn. Ông nhận xét thế nào về sinh hoạt văn hóa trong nước?
- Khi tôi ở tù về thì tôi thấy những người bạn cũ mà tôi gặp, chẳng hạn như anh Nguyễn Hữu Loan (thi sĩ Hữu Loan), thì những người đó là những người căm thù cộng sản không ai bằng. Tôi nghĩ rằng chính những người đi theo cộng sản để kháng chiến đó, là những người thất vọng nhất về cộng sản. Cách mấy chục năm mới tìm lại gặp được tôi, anh Hữu Loan đến nhà tôi, thì qua anh, tôi biết được rằng những người cầm bút trong chế độ cộng sản mà tôi đã biết, họ không nói ra, nhưng ngấm ngầm thì hễ cái gì chống lại cộng sản, cái gì chê trách chế độ đều được nhiều người ủng hộ.
Có những người khác làm văn hóa, vì trong chế độ cộng sản thì phải viết theo chỉ thị, nhưng tôi nghĩ rằng họ không viết với nhiệt tình đâu. Nín thở qua sông thôi. Bởi vì người cầm bút nếu không có tự do thì làm sao viết lách được. Không làm gì có văn nghệ, thi ca nếu không có tự do. Mà trong chế độ cộng sản thì không thể nào có tự do được!
Sau khi đã được nhà thơ nhà báo lão thành cho biết khái quát về những nhận xét của ông đối với sinh hoạt văn học báo chí của người Việt hải ngoại và tình hình giới cầm bút trong nước, người viết mới xin ông tâm tình cho nghe về sự nghiệp viết lách của ông, nhất là về nguyên động lực đã đưa ông vào con đường làm thơ trào phúng, dùng vần điệu để đả phá những thói xấu trong xã hội và răn đời.
- Thưa thực sự trong cuộc đời, tôi là người ít đùa nghịch lắm. Mà tôi cũng không bao giờ định viết thơ trào phúng cả. Hồi đó là tôi viết báo Tự Do. Tôi viết nhiều mục lắm. Nhưng dần dần có những người thay thế, thành ra tôi không còn có việc nữa. Lúc bấy giờ còn có mục "Đàn Ngang Cung", anh Đinh Hùng phụ trách. Nhưng vì một cớ nào đó, anh Đinh Hùng không viết. Nên anh Phạm Việt Tuyền mới nhờ tôi viết. Tôi bảo Phạm Việt Tuyền: "Như anh biết đó, tôi là người không hay đùa nghịch, trong cuộc sống tôi hơi nghiêm túc thì tôi viết thế nào được". Anh ấy bảo: "Anh viết được! Tôi biết, anh có khả năng. Anh không viết thôi, nhưng anh viết được". Lúc bấy giờ tôi đang đau, nằm trong nhà thương. Anh Phạm Việt Tuyền đến nhờ, nên tôi viết mấy bài, không ký tên gì cả. Anh Tuyền cho ký những cái tên mà tôi không bằng lòng. Tôi bảo "tên thì phải cho ra tên, muốn đặt tên gì thì đặt, nhưng phải là cái tên đứng đắn". Lúc ấy tôi nghĩ rằng tôi chỉ viết như vậy một thời gian rồi anh Đinh Hùng viết tiếp. Không ngờ! Tôi phải viết luôn. Rồi anh Phạm Việt Tuyền nói: "Anh người làng Hà Thượng; vậy tôi đặt tên anh là Hà Thượng Nhân".
Tôi viết được ít lâu như thế, không ngờ người ta chú ý đến mình quá. Rồi tờ Ngôn Luận nó lại muốn tôi viết nữa. Thành ra tôi phải viết cho hai tờ báo. Nhưng cái vui nhất là thế này: Anh Hồ Anh của tờ Ngôn Luận nhờ tôi viết cũng thể thơ đó. Nhưng không lẽ viết cho Tự Do ký Hà Thượng Nhân, rồi tôi viết cho Ngôn Luận cũng ký HTN thì đâu được. Nhưng anh Hồ Anh bảo cần cái tên của tôi, chứ ký tên khác thì báo bán không chạy. Rồi anh ấy lại bảo: "Anh viết cho Tự Do tới 40 câu mà có tính cách chính trị; anh viết cho tôi chỉ 20 câu trở xuống thôi, mà có tính cách đùa vui về xã hội văn hóa đừng có tính cách chính trị". Nên tôi viết cho Ngôn Luận, tôi ký Nam Phương Sóc. Thành ra do tình cờ thôi, chứ sự thực tôi không chủ ý viết thơ trào phúng.
- Thưa, ngoài thơ trào phúng ra, được biết ông còn làm nhiều thơ tình cảm.
- Dạ tôi làm thơ từ thời còn nhỏ. Nhiều thì tôi nghĩ là nhiều lắm đấy. Mà người biết thơ tôi, thực ra lại không phải là các độc giả của các báo. Hiện bây giờ tôi có những tập thơ mà các bạn hữu của tôi, có một, anh hiện ở Houston, đã sưu tập rồi đóng lại. Anh ấy đưa đến cho tôi, trong đó có những bài tôi không nhớ là của tôi nữa. Có trường hợp vui như: Anh Lương Giang Phạm Trọng Nhân một hôm đến hỏi tôi (hồi đó tôi đi tù về rồi) cho anh xin bài "Khóc Nguyễn Du". Tôi không nhớ là đã khóc ở đâu. Anh bảo là ngày xưa tôi viết trên báo Tự Do. Tôi bảo anh là tôi không nhớ, vì ngày xưa tôi viết một ngày 2 bài, mà tôi có gọi là "thơ" đâu mà nhớ! Khi anh Phạm Trọng Nhân đi ra ngoài Bắc, có viết cho tôi một lá thư, đại khái ý như thế này: "Bây giờ thời thế đổi khác, anh còn rét (sợ) cái gì mà như vậy. Người ta nói tự kỷ văn chương tha nhân thê thiếp, thế mà anh lại nói anh không biết, không nhớ thơ anh thì là chuyện vô lý quá". Chuyện đó tôi không trả lời anh được.
Nhưng rồi một hôm có một anh bạn là anh luật sư Trân đến chơi, đề cập chuyện này, anh ấy nói có giữ bài thơ đó. Tôi hỏi làm sao anh có. Anh bảo một hôm tôi và anh đang đánh chắn ở nhà anh Đỗ Mạnh Quát, thì có người của báo Tự Do đến xin bài viết để kỷ niệm 200 năm ngày giỗ cụ Nguyễn Du. Mà lại "khóc" cụ Nguyên Du bằng thơ trào phúng thì khóc làm sao! Họ cần bài ngay, cho nên tôi phải nói với anh em cho tôi chịu mấy ván bài để lui vào nhà trong viết bài thơ. Không ngờ anh Trân và các bạn tò mò muốn biết tôi viết cái gì, nên đã chép và giữ lại bài thơ, vì thế mà anh Trân còn được bài thơ. Sau đó anh chép cho tôi và tôi gửi cho anh Phạm Trọng Nhân.
- Thưa, ông còn nhớ được bài thơ không?
- Tôi không nhớ hết, nhưng còn nhớ được một đoạn ở dưới, ví dụ:
... Trăm trang sách nặng kê đầu
... Ta thầm tưởng gối đến sầu cổ nhân
Cụ ngày trước lệ rơi thành sách
Con tự cho là khách cuồng ngông
Bút cùn khó cứu non sông
Ngày nay muốn khóc bỗng không lại cười
Viết láo lếu chửi người thiên hạ
Cười lăng nhăng bậy bạ cho khuây
Khóc Người còn chúng con đây
Chúng con chẳng hiểu sau này ra sao
Lại chung nỗi ước ao tha thiết
Ai hiểu ta, ai biết lòng ta
Gửi vào chữ nghĩa thi ca
Nghìn sau ai kẻ sót sa giùm mình
- Thưa ông, ông viết rất nhiều, chắc là không thể nhớ hết. Nhưng có bài thơ nào, hay vài câu nào ông đắc ý nhất?
- Thưa tôi không biết thế nào là đắc ý. Tất nhiên trong khi làm thơ cũng có bài ưng ý. Tôi có thể nói trong thơ của tôi nếu góp lại có thể có hàng dăm ba nghìn bài chứ không phải dăm ba trăm bài đâu! Tản mạn khắp hết. Đủ loại, đủ thứ. Nhưng mà nếu ông muốn, tôi sẽ đọc những bài, có những bài tôi viết từ hồi còn nhỏ cũng như những bài viết sau này. Nhưng ông muốn nghe loại thơ gì, tôi sẽ đọc thứ đó.
- Xin ông cho hai bài, một thuộc loại tình cảm, và một bài loại trào phúng.
- Tình cảm vậy thì tôi đọc một đoạn thôi. Đây là một tập "trường thi" tôi viết trong tù. Hồi đó tôi có người bạn là anh nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, đưa cho tôi xem và nhờ tôi cắt nghĩa bản "Tỳ Bà Hành" bằng chữ nho Đêm nằm tôi buồn lắm, không biết tại sao tôi lại băn khoăn lắm. Tôi viết một bài là "Bên Trời Lận Đận", hay là "Đọc Tỳ Bà Hành Tâm Sự Với Bạch Lạc Thiên". Bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị mà Phan Huy Vịnh dịch ra 88 câu, tôi viết lại một bài cũng 88 câu. Nhưng khi viết xong rồi, tôi vẫn còn băn khoăn lắm, trong lòng tôi còn muốn viết lắm! Nên tôi đã viết liên tiếp vào khoảng hơn 1000 câu (trong tù). Sau này tôi nhớ lại và chép lại. Nhưng mà tiếc rằng một đoạn cuối bị mất, còn độ 600-700 câu thôi. Đây là một đoạn trữ tình. Tôi viết theo thể song-thất lục-bát là cái thể mà ông Phan Huy Vịnh đã dùng để dịch Tỳ Bà Hành:
Điện Hàm Dương cháy dài ba tháng
Lửa phần thư thắp sáng căm hờn
Nho môn ngày một đông hơn
Thảm thương chưa, nỗi cô đơn bạo Tần
Tượng dù đúc muôn phần bền vững
Máy thời gian rồi cũng soi mòn
Thế nhưng tấc dạ héo hon
Tiếng Tỳ Bà ấy vẫn còn trong thơ
Tôi chỉ có vài tờ giấy xấu
Ngọn bút chì rướm máu bi thương
Những chiều mưa gió thê lương
Nhớ vô cùng nhớ con đường vào Nam
Nhớ hè phố xanh lam tà áo
Nhớ trên tay trang báo vừa in
Quán Chùa những buổi săn tin
Vây quanh bàn nước mắt nhìn ngu ngơ
Nhớ Thanh Thúy canh khuya nức nở
Bạn bè mình ai ở ai đi
Nhớ đêm ca nhạc Queen Bee
Lúc này mái tóc Khánh Ly còn dài?
Ghế công viên còn ai thủ thỉ?
Xăng còn thơm không khí Sài Gòn?
Nhớ ơi những cặp môi son
Gió vờn quần lẳn búp thon sỗ sàng
Ông, nhìn ánh trăng vàng man mác
Nhớ thành dù đài các kiêu sa
Canh khuya vẳng tiếng tỳ bà
Mừng như gặp lại hương thừa đế kinh
Tôi được ảnh gia đình gửi tới
Bốn năm trường tưởng mới vừa đây
Con tôi mắt sáng thơ ngây
Nụ cười tươi nở như ngày nào xưa
Tưởng cuộc sống vẫn chưa thay đổi
Dù bao nhiêu nông nỗi đoạn trường
Hỏi gì còn với phong sương
Uy quyền hay chính tình thương nồng nàn
- Về thơ trào phúng thì tôi không nhớ, vì trào phúng tôi không coi là thơ. Chỉ vô tình vì nó mà tôi nổi tiếng thôi chứ sự thực tôi không nhớ, và tôi làm nhiều quá đi, mà lại hỏi bất ngờ thế này. Bây giờ, nếu ông muốn thì tôi thuật lại một câu chuyện về bà Thái Thị Chi Lan (thân mẫu nữ ca sĩ Thanh Lan) và câu chuyện cảm động hồi tôi còn trẻ, vì bà mới mất đây. Coi như một kỷ niệm về một người bạn cũ.
Năm ấy là năm 1946, một hôm tôi cùng một vài nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Hữu Loan đi Thanh Hóa. Gặp một cái quán, Xuân Diệu nói với tôi: "Ta vào đây. Có cô bé này có học (vì cô đó đỗ Brevet Elémentaire, hồi đó là khá rồi) mà hay thơ lắm. Ta vào nghe đánh piano và nghe thơ". Chúng tôi vào. Cô Chi Lan thấy có Xuân Diệu thì nói: "Xin anh Diệu bài thơ". Nhưng người nọ đẩy cho người kia. Rút cuộc họ chỉ tôi. Lúc bấy giờ tôi chưa có tiếng. Cô Chi Lan nói: "Xin anh vậy!" Bấy giờ tôi còn trẻ mà nghe chữ "vậy" thì tôi buồn lắm! Hơi bất mãn và tự ái nữa. Nên tôi hỏi: "Thế Chi Lan có biết thơ không? Biết thơ hãy xin, không biết thì đừng xin!" Sở dĩ nói thế vì tôi thấy khó chịu vì tự ái! Cô ấy bảo: "Biết chứ". "Được, biết thì lấy giấy ra đây!" Cô ấy lấy ra một tờ giấy học trò. Tôi bảo: "Nếu Chi Lan biết thơ thì viết một câu đi". Cô ấy viết một câu. Tôi lại nói: "Có đi có lại. Sẵn đàn piano đây, Chi Lan hãy đánh một bài đi. Tôi cam đoan dù bài đó ngắn hay dài, hễ dứt bản nhạc là tôi viết xong bài thơ, viết hết tờ giấy này! Và tôi sẽ chỉ dùng một vận của Chi Lan mà thôi!"
Thế rồi tôi viết, ngòi bút như bay trên tờ giấy, không kịp nghĩ một phút. Bài thơ đó sau này Xuân Diệu cầm về và đem cho anh em. Cho nên bây giờ trong giới làm thơ như chúng tôi nhiều người biết lắm. Oan đây có một ông bạn tôi là một bác sĩ ở Sài Gòn, có nói: "Chúng tôi có nhắc đến bài thơ đó với bà Chi Lan trước khi bà ấy mất độ vài tuần lễ. Bà ấy tủi lắm, bà ấy hỏi anh ở đâu. Bây giờ anh có cho bà ấy biết tin không?"
- Thưa, ông có thể cho nghe bài thơ đó không ạ?
- Tôi gọi là cô, mặc dù nay bà ấy đã mất rồi. Cô ấy viết thế này:
Sông đời rồi vẫn nhịp nhàng trôi
Khi cầm bút, tôi chỉ nghĩ rằng: "à, cô bảo rằng tôi chỉ là khách qua đường; đi rồi đi thôi", cho nên tôi viết tiếp:
Có thế đêm nay mới gặp người
Tình phải đâu trao người buổi mới
Lòng xin nhớ mãi nửa đêm vui
Ngoài kia trăng sáng màu tâm sự
Đàn ngả tri âm khúc tuyệt vời
Ta muốn muôn xưa nòi giống mộng
Yêu đương chửa quá miệng cười ai
Còn em, ngàn dặm này duyên nợ
Môi uổng vì nhau mãi chuốc mời
Thì đây còn ít câu tâm sự
Ta viết đưa em ngâm hát chơi
Tài tử giai nhân ồ chuyện ấy
Dám làm hoen ố phấn son ai
Đã thề suốt kiếp bên trang sách
Gió lạnh song thưa tóc rối bời
Một tối bỗng dưng vào quán rượu
Thở dài trong đáy chén em ơi
Sao em xinh thế khi em nói
Em biết ngâm gì má ửng tươi
Ngoài kia cát bụi tình mơ ảo
Khói lửa ngày đêm bốn hướng trời
Là trai chửa vỗ thanh gươm quí
Há đã mê gì chuyện liễu trai
Song le dễ gặp người nhan sắc
Thì hát đi em em hát chơi
Thơ ta là cả tình niên thiếu
Hé nở trong vòng mộng liễu trai
Tiếc không ngày cũ con thuyền bé
Buộc khóm lau gầy dưới gốc mai
Em dâng quả ngọt cười khanh kháh
Anh gối tay ngà miệng lả lơi
Chao ôi, gặp gỡ là ly biệt
Ngày tháng trôi mà mộng cũng trôi
Nhưng không, Lan ạ, đời xanh mắt
Anh dám đâu quên được miệng cười
Anh không Hạng Võ đêm Cai Hạ
Em há Ngu Cơ giữa tiệc cười
Viết gì, còn viết gì thêm nữa?
Em chớ buồn, em, sông cứ trôi
Nhưng giòng nước ấy đi rồi lại
Sớm tối sông dù mãi chảy xuôi
Biển kia nào có gì thay đổi
Lòng vẫn vui mà đời vẫn tươi
Hoa thơm quả ngọt hương muôn thuở
Này vẫn y nguyên sắc tuyệt vời
Chi Lan, anh viết nhiều câu lạ
Có thế nào đi cũng chớ cười
Đừng bảo sông đời trôi mãi mãi
Não lòng anh lắm đó em ơi
Và ngâm: thế sự đông lưu thủy
Đêm đó bên ta có một người.
Và như thế hai người vẫn giữ cái mối giao tình "platonique" ạ?
- Thưa không. Cái chuyện rất lạ là thế này: tôi là người không có duyên với đàn bà nhiều, mà lại vụng về lắm. Thành ra chỉ qua bữa hôm đó thôi. Sau này không gặp nhau nữa, vì tình trạng kháng chiến rồi cô ấy đi một nơi và tôi đi một nơi. Mấy chục năm sau, một lần gặp lại ở nhà một người bạn, cô ấy nhìn tôi và nói: "Trông ông quen quá đi!" Tôi nói "có lẽ!", rồi tôi đọc: sông đời rồi vẫn nhịp nhàng trôi. Cô ấy kêu lên "A! Anh hả?" Rồi sau này có những ông bạn tôi bảo rằng "chắc hai ông bà này có chuyện gì." Nhưng thực sự là không hề có chuyện gì cả. Không có liên lạc gì với nhau nữa.
Sau 6 năm, lần này nói chuyện với nhà thơ qua điện thoại viễn liên, nghe giọng nói tôi đoán rằng ông đã khỏe mạnh hơn lần gặp trước nhiều. Hỏi thăm mới được biết nay ông bà đã mua nhà riêng, sau mấy lần dọn nhà theo con, mà mỗi lần như thế tài liệu đã viết đã dịch lại thất lạc vì không biết bỏ trong thùng nào, bao nào. Sau phần vấn an là trình bày mục đích của cuộc điện đàm.
Thắc mắc đầu tiên là: lần trước ông nói chỉ viết cho tờ Bách Việt vì nể một ông bạn thân cũ, không hiểu trong sáu năm qua ông có thay đổi ý kiến và viết cho một báo nào không.
Dạ tôi không có viết cho báo nào cả. Nhưng tôi vẫn cứ viết chơi vậy thôi Rồi thỉnh thoảng anh em đến chơi, thấy thì xin về đăng. Chứ tôi không viết cho báo nào cả.
- Thưa ông, hồi trước ông nói rằng còn có nhiều vấn đề ông muốn viết lắm?
- Vâng, nhưng tôi nghĩ rằng tình hình báo chí ở đây nó không được ổn định lắm. Báo ở đây không thấy còn giữ tính cách đứng đắn như hồi xưa nữa. Muốn nói gì thì nói thôi. Vì thế tôi cũng ngại.
- Thưa ông lần trước ông cũng cho biết đã dịch một số tài liệu cổ văn Trung Hoa. Thưa, đó là những tài liệu gì ạ? Và sau này ở Mỹ ông có làm công việc đó nữa không?
Lúc ở Việt Nam, mới đi tù về, tôi không dám đọc sách ngoại ngữ vì sợ người ta lại kết tội này khác. Nhân có anh Trần Trọng San (mất rồi) đưa đến cho tôi chọn,, "Cổ Văn Quán Chi", tôi đọc cho vui thôi. Sau các anh ấy khuyến khích thì tôi dịch ra được khoảng gần một nghìn trang. Rồi anh Phạm Trọng Nhân nói với tôi rằng anh ấy liên lạc với Hội Việt Pháp để ín cái tập đó ra. Hỏi rằng in để làm gì thì anh ấy bảo để cho sinh viên nó dùng. Tôi cũng đồng ý. Nhưng mà khi dịch tôi không nghĩ tới việc in, nên tôi không chú thích. Mà bây giờ chú thích thì mất công lắm. Phải vào thư viện. Phải có sức khỏe. Tôi lại không biết lái xe. Có một anh bạn là anh Ngô Văn Hoa, giỏi chữ Nho, đang ở bên Canada. Anh ấy bảo để anh ấy làm công việc đó cho. Nếu không chú thích thì không hiểu được. Vì đó là những áng cổ văn cách mình cả ngàn năm. Tôi cũng đã dịch cả "Sở Từ' của Khuất Nguyên, nhưng mà chưa chú thích nên không thể in được, vì in ra người ta không hiểu nói cái gì.
- Thưa ngoài ra có những tài liệu nào nữa?
- Hồi gần đây còn một số những tài liệu tản mạn. Nhưng phần vì thay đổi chỗ ở luôn nên rồi không biết để ở đâu nữa. Hai là, tôi cũng không muốn in ra, vì lại ra mắt, quấy rầy bạn bè thì tôi không làm. Còn để người ta in thì sợ tốn tiền của anh em, vì bây giờ có bán được nhiều đâu. Số độc giả ít lắm. Vả lại, nhiều quá, không biết nên in cái nào và bỏ cái nào. Mà ngồi lục lại cũng không thể làm được nữa. Tôi bây giờ mệt mỏi rồi. Thấy thích gì thì làm, như con chim, lúc nào thích thì hót thôi, chứ không còn đủ tĩnh tâm mà làm nhiều nữa.
Thưa ngoài hai bút hiệu Hà Thượng Nhân và Nam Phương Sóc ông ký cho các thơ trào phúng đăng trên báo, ông còn những bút hiệu khác cho thơ trữ tình và những loại bài khác?
- Nhiều lắm anh ạ. Hồi đó ở Nha Chiến Tranh Chính Trị, tôi viết những bài và những quyển có tính cách chính trị, ký nhiều bút hiệu khác nhau. Nhưng không biết bây giờ trong các thư viện, họ có còn giữ lại những tài liệu đó hay không. Gần đây anh Khai Trí có gửi sang cho tôi một cuốn thơ tình Việt Nam và thế giới, không biết làm cách nào ông ấy có được những bài thơ của tôi mà tôi không biết là đã làm từ bao giờ nữa!
- Nhà thơ Vi Khuê Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Trần Long Hồ Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Hà Thượng Nhân Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nguyễn Xuân Hoàng Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nguyên Sa Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nguyễn Thị Thanh Bình Vĩnh Phúc Phỏng vấn
- Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn
• Hà Thượng Nhân (Lãng Nhân)
• Hà Thượng Nhân (Vĩnh Phúc)
Những Chuyện Vui Với Bác Hà Thượng Nhân (Đoàn Thanh Liêm)
Một vì sao vừa tắt: Thi sĩ Hà Thượng Nhân (Nguyễn Mạnh Trinh)
Một vài kỷ niệm với Thi Lão Hà Thượng Nhân (Võ Thạnh Văn)
Hà Thượng Nhân, bảy bước nên thơ (Viên Linh)
Hai thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp và Hà Thượng Nhân (Bình Nguyên Lộc)
Hà Thượng Nhân Với thái độ kẻ Minh Triết ở Phương Đông (Trần Tuấn Kiệt)
Nhớ Hà Thượng Nhân – Chưởng môn thi ca miền Nam (Đỗ Xuân Tê)
Nói Chuyện Vui Với Chưởng Môn Người Làng Hà Thượng (Phan Bá Thụy Dương)
• Gió Không Thể Tắt (Hà Thượng Nhân)
• Người Lính Già Oregon Đã “Giã Từ Vũ Khí” (Huỳnh Quốc Bình)
• Tình xuân biển đảo: Tự sự về trường ca Quần-đảo-tráo-tên (Đỗ Quyên)
• Lạc Mất Mùa Xuân (Huỳnh Liễu-Ngạn)
• Vài Nhận Xét Về Hai Bài Thơ Của Quách Tấn (NP Phan)
• Trang Thơ (Huỳnh Liễu Ngạn)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |