1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà Thơ Hồ Đình Phương và Sự Nghiệp Âm Nhạc Hoàng Trọng (Du Tử Lê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-8-2017 | ÂM NHẠC

      Nhà Thơ Hồ Đình Phương và Sự Nghiệp Âm Nhạc Hoàng Trọng

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


        Nhà thơ Hồ Đình Phương
         (1927 - 1979)

      Lịch sử tân nhạc Việt Nam ghi nhận: Thời tiền chiến, có một hiện tượng đặc biệt. Đó là sự thành công rực rỡ của nhạc Đoàn Chuẩn với ca từ của Từ Linh. Nếu trong toàn bộ sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, người ta đếm được 11 ca khúc do Từ Linh đặt lời thì, trong khoảng trên dưới 200 ca khúc mà, cố nhạc sĩ Hoàng Trọng để lại cho đời, người ta đếm được ít nhất cũng trên dưới 50 ca khúc do nhà thơ Hồ Đình Phương đặt lời, hay từ thơ của ông. (1)


      Tưởng cũng nên nói ngay rằng, nhạc sĩ Hoàng Trọng không chỉ hợp tác với một mình nhà thơ Hồ Đình Phương trong phần ca từ mà, họ Hoàng cũng nhận được sự hợp tác của rất nhiều nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ vốn có tình thân với ông. Trong số này, có nhiều tên tuổi quen thuộc, như Hoàng Dương, Quách Đàm, Vĩnh Phúc, Thanh Nam, Quốc Bảo, Y Vân, Lan Đình, Dạ Chung, Nguyễn Túc, v.v…


      Tuy nhiên, cách gì thì số lượng những sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Trọng, có sự hợp tác của những tác giả kể trên, vẫn là những con số rất khiêm tốn, nếu so sánh với phần đóng của họ Hồ. Đó là chưa kể gần như tất cả những sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Trọng với ca từ của nhà thơ Hồ Đình Phương đều là những ca khúc nổi tiếng như: “Mộng ban đầu”:

      “Quê em miền thùy dương

      Lúa ngọt ngào hoa mới

      Gió mang mùa Xuân tới

      Hôn liếp dừa lên hương

      Hương thơm tràn muôn lối

      (…)

      Hôm qua buồn nhìn đâu

      Thoáng mẹ già nom thấy

      Hỏi: con chờ ai đấy?

      Em níu lấy cành dâu

      Che dấu mộng ban đầu

      (…)

      Nhớ về thăm em nhé!

      Đứng khinh mái lều tranh

      Rau muối ấm tâm tình

      Cơm ngô thắm no lòng

      Anh nhớ về anh nhé!


      Trông em mừng vườn cau

      Trái mập tròn Xuân mới

      Bỗng mẹ cười mẹ nói:

      Con bé lớn thật mau,

      Mai mốt mẹ ăn trầu…”

      (Nhạc Hoàng Trọng. Lời Hồ Đình Phương. Nguồn đd.)

      Hoặc:

      “Bạn lòng thân mến

      Đây tôi hiến bài ca

      Mong ai hát vui hòa

      Bạn là xuân thắm

      Cho tôi đón nhiều hoa

      Gieo hương mái tranh nhà

      Rồi ta chung ngắm

      Đôi chim lướt trời xa

      Say sưa muôn tiếng ca…”

      (Trích “Bạn Lòng”. Nhạc Hoàng Trọng. Lời Hồ Đình Phương. Nguồn đd.)

      Hoặc nữa:

      “Ánh Xuân về tràn dâng nắng mới

      Tơ trời mừng say gió tới

      Ngàn đóa hoa bừng chào đời

      Từng bầy én trông đẹp mùa màng

      Vờn cánh vui đùa nhịp nhàng

      Hòa tiếng chung tình nồng nàn

      Có riêng một mình ta với bóng

      Không hẹn gần ai ấm cúng

      Mà chẳng nghe lòng lạnh lùng

      Vì người ấy luôn chờ một lời

      Là hiến ta trọn cuộc đời

      Thề ước đem tình sánh vai…”

      (Trích “Mộng Lành”. Nhạc Hoàng Trọng. Lời Hồ Đình Phương. Nguồn đd.)

      Tôi không biết tình thân giữa nhạc sĩ Hoàng Trọng và họ Hồ ở mức độ nào. Tôi cũng không biết hai ông có bàn thảo trao đổi ý kiến chặt chẽ, kỹ lưỡng với nhau, trước khi hợp soạn một ca khúc hay không? Nhưng hiển nhiên, sự hòa quyện của tất cả những sáng tác mà họ là đồng tác giả, thật tuyệt vời.


      Trách nhiệm phần ca từ, nhà thơ Hồ Đình Phương không chỉ cho thấy, ông rất đồng điệu, rất tâm lý với những giai điệu mang tính thơ mộng, lãng mạn viết về tuổi trẻ của nhạc sĩ Hoàng Trọng mà, ngay với những ca khúc nặng tình quê hương, đất nước, ông cũng cho thấy khả năng, tài hoa rất mực của mình, ứng hợp với dòng nhạc Hoàng Trọng:

      “Thuyền trôi chờ ai nhấp nhô trên sông dài

      Phải thuyền năm ấy hòa với lòng tôi

      Cùng mơ hàn nối đôi phương cách xa vời

      Để người sum vầy khỏi buồn đầy vơi?

      Mẹ quê lần bước đưa tôi ra tận thuyền

      Nhủ rằng: Luôn nhớ tình nước con ơi

      Trời đang mờ tối, quê hương đang tơi bời

      Chờ con về xóa ngàn mối u hoài

      Mẹ già yêu mến, giờ này con đang thề

      Đấu tranh cùng muôn người:

      Đợi một ngày mai tràn đầy

      Xuân mới về cố hương hòa vui…”

      (Trích “Mộng ngày hồi hương”. Nhạc Hoàng Trọng. Lời Hồ Đình Phương. Nguồn đd.)

      Nhưng ca khúc viết về niềm tự hào dân tộc, thành công nhất, giá trị nhất, theo tôi là ca khúc “Bên bờ đại dương”, nhạc Hoàng Trọng. Lời Hồ Đình Phương:

      “…Hôm nao, ai đã mơ mộng / Chia mối tơ đồng của một khối non sông vinh quang / Ai ơi, ai nhớ chăng rằng / Gươm súng đâu diệt được nòi giống muôn năm hiên ngang // Anh với tôi còn sống bên bờ đại dương / Tôi với em còn thắm trong lòng niềm thương / Đất nước tôi còn gió độc lập Trường Sơn / Còn lúa tràn đồng phương Nam / Còn xóa được hờn quê hương.”

      (Nguồn đd.)

      Nói cách khác, tới nay, lịch sử tân nhạc Việt Nam chỉ ghi nhận được hai cuộc hôn phối mang tính đường trường. Đó là cuộc hôn phối giữa Đoàn Chuẩn - Từ Linh, thời tiền chiến. Và, Hoàng Trọng - Hồ Đình Phương, hôm nay vậy.


      Du Tử Lê,

      (Apr. 2013)

      Du Tử Lê

      Nguồn: dutule.com

      Chú thích:

      (1) Theo tác giả Lê Mộng Hòa trong tác phẩm “Thi Nhân Huế”, xuất bản năm 1960 thì, nhà thơ Hồ Đình Phương Sinh ngày 1 tháng 3 năm 1927 tại Huế. Tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, năm 1958, nhà thơ Hồ Đình Phương từng cộng tác với một số báo và tạp chí tại Saigon, như Thẩm Mỹ, Phụ Nữ, Văn Nghệ Tiền Phong... Những tác phẩm đã xuất bản của ông, gồm có: “Hai cuộc sống” (Thơ. XB năm 1951). “Tình thế hệ” (Thơ. XB năm 1952). “Sưởi nắng” (Thơ. XB năm 1953. Tái bản bản năm 1954). Ông cũng là tác giả của ít nhất hai tác phẩm có tính cách nghiên cứu, biên khảo về thi ca, chưa xuất bản như: “Thi pháp thực hành” và, “Thi ca với thời đại”.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022
      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)