1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Gọi Hồn Thiên Cổ (Vô Ngã Phạm Khắc Hàm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-02-2014 | VĂN HỌC

      Gọi Hồn Thiên Cổ

        Vô Ngã PHẠM KHẮC HÀM
      Share File.php Share File
          

       

      Thế Hệ Cô Đơn



      Nhà thơ Vô Ngã Phạm Khắc Hàm trong một tấm ảnh 29 năm trước
      (Hình: Viên Linh chụp năm 1984)

      Ba năm trước khi cuộc chiến tranh Việt Pháp bùng nổ -1943- một ông cố đạo Pháp nói với người bạn tôi: "Thế hệ các anh là một thế hệ bị hy sinh." Ông đoán đúng, nhưng chỉ đúng một nửa: Chúng tôi là một thế hệ hy sinh, chứ không phải là thế hệ bị hy sinh.


      Biết bao thanh thiếu niên hồi ấy đột nhiên biến mất, cha mẹ lo cuống cuồng nhưng không dám thổ lộ với ai. Họ chỉ biết lờ mờ là chúng đã bỏ nhà ra đi làm cách mạng chống Pháp.


      Với cái tuổi mười lăm, mười sáu, ý niệm về sự hy sinh không rõ rệt, nhưng ai nấy có cảm giác rõ rệt là thế hệ mình là thế hệ đi làm lịch sử: Các đàn anh đã thất bại trong việc cứu nước, chỉ còn thế hệ mình thôi. Cho nên tâm trạng sôi nổi như dũng sĩ sang Tần trong thơ Vũ Hoàng Chương:


      Một lưỡi gươm bay ngàn thuở đẹp.


      mà cũng cô đơn như Trần Tử Ngang:

      Trước ta có ai?

      Sau ta còn ai?

      Một bước lên cao một ngậm ngùi...


      Lũ trẻ con chúng tôi hồi ấy ngây thơ như thế đấy: tưởng chỉ có thế hệ mình mới đau cái đau mất nước; chỉ có thế hệ mình mới có những người từ bỏ người thân để ra đi cứu nước... Cho nên tưởng chỉ có thế hệ mình viết được vần thơ bi hùng đến rơi lệ:


      Người đi, ừ nhỉ, người đi thực,

      Mẹ thà coi như chiếc lá bay,

      Chị thà coi như là hạt bụi,

      Em thà coi như hơi rượu say.

      (THÂM TÂM, Tống Biệt Hành)


      Thế rồi đầu năm 1945, người chết đói đầy đường, người ta phải lấy xe bò đi lượm xác. Cuối năm sau, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, tiếp theo là cuộc chiến tranh Quốc Cộng, kéo dài cả thẩy 30 năm. Trong ba mươi năm, cả nước bị cuốn hút và bị nhận chìm vào trong vực xoáy maelstrom máu và nước mắt. Sự tổn thất quá lớn lao, như chưa từng có trong lịch sử. Nhớ lại chuyện ông cố đạo ngày xưa, phải nhận rằng ông ta nói đúng, nhưng cũng vẫn chỉ đúng nửa phần: Chúng tôi đích thực là thế hệ bị hy sinh, nhưng không phải chỉ có một thề hệ mà đến ba thế hệ bị hy sinh liên tiếp.


      ĐỌC CỔ THI


      Thế hệ chúng tôi cô đơn trong nỗi bất hạnh, trước không ai, sau không còn ai... Chỉ có mình tâm sự với chính mình.

      Mãi về sau này, khi đọc thơ Lê-Lý- Trần mới biết rằng mình đã quá sai, kiến thức của mình quá nông cạn.


      Thật vậy, sáu trăm năm trước, Đặng Dung quân chết tướng tan, đã khóc không có nước mắt, cái hận vong quốc:


      Thế sự du du nại lão hà?

      Vô cùng thiên địa nhập hàm ca...


      (Thế sự bời bời, biết tính sao?

      Trời đất thương đau trong tiếng hát say...)


      Cũng sáu trăm năm trước, hạn hán, ngập lụt, mất trắng mùa màng, dân chết đói, Trần Nguyên Đán đã xót thương cho người, mà cũng tủi thương cho mình:


      Niên lai hạ hạn hựu thu lâm,

      Hoà cảo miêu thương, hại chuyển thâm.

      Tam vạn quyển thư vô dụng xứ,

      Bạch đầu không phụ ái dân tâm.


      (Mùa hè hạn hán, mùa thu mưa,

      Lúa chết, mạ úng uổng cầy bừa.

      Đầu bạc thương dân đành uổng phụ,

      Đọc năm xe sách cũng bằng thừa)


      Ba chục năm sau nữa, Lê Cảnh Tuân bỏ vợ con, đi làm cách mạng chống Tầu, có khác chi các cụ Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Lý Đông A... ngày nay bỏ gia đình, đi làm cách mạng chống Pháp?


      Niềm đau của Lê Cảnh Tuân trên sông Tư Giang khi bị bắt giải về Kim Lăng:


      ...

      Triệu Vũ phùng thời, thân tráng chí,

      Ngũ Viên vô xứ thụ trung mưu.

      Na kham Nam Hải Tư giang bạc,

      Hoài cổ tình hoài động khách sầu.


      (Triệu Võ gặp thời, gây nghiệp lớn,

      Ngũ Viên không đất, hận bình sinh.

      Bùi ngùi chuyện cũ, thương tâm mới,

      Lớp lớp sông Tư chở muộn phiền.)


      Nỗi đau vong quốc ấy có khác chi nỗi đau của Lý Đông A khi đứng bên bờ sông Pạc Nậm nhìn về cố quốc:


      Ta đã về, đứng trên bờ Pạc Nậm,

      Mặc heo may quấn quít hồn cố hương...


      Cho nên đọc cổ thi mới thấy rằng ta với người xưa cùng chung một nhịp đập của trái tim. Trong huyết quản của ta, vẫn luân lưu dòng máu của tiền nhân ngàn năm trước, ta vẫn là NGƯỜI CỦA NGÀN NĂM.


      Nhưng đọc cổ thi không chỉ thấy có thế, mà còn thấy lòng dũng cảm cùng chí quật cường của cha ông, cũng như sự bỉ ổi của Hán triều.


      Đọc Thơ Văn Lý-Trần, có bằng cớ cụ thể về những hành động man rợ, ti bỉ của vua quan Tầu sáu trăm năm trước, cái nhìn của ta về nền văn hoá Tầu đã khác xưa.


      Nhà phê bình văn học Lý Tử Tấn có than là sau vụ quân Tầu đốt sách của ta, thơ văn của ta, ngàn phần chỉ còn tìm lại được một... Trước kia minh cứ tưởng là ông ta viết cường điệu, nhưng nay mới biết ông nói đúng sự thật: biết bao nhà thơ, tên thi tập thì có mà thơ thì không.


      Hết rồi, sự tôn sùng Nho giáo, hết rồi, sự tâm phục Đường thi...


      Nhưng ta cũng phải tự hỏi: Thơ ta bị mất là do quân Tầu đốt, cái đó đã đành, nhưng nếu thơ được in thành trăm, thành ngàn bản thì có bị mất dễ dàng như thế không? Hỏi tức là trả lời: Không! À, thì ra là thế!


      DỊCH CỔ THI


      Vậy nếu muốn cho kho tàng văn học của ta từ nay vĩnh viễn không bị mất đi, thì cần phổ biến nó trong dân gian. Nhưng bây giờ có bao nhiêu người đọc chữ Nho? Cho nên muốn phổ biến thì phải dịch ra tiếng Việt.


      Trước đây, tôi đã dịch được gần trăm rưởi bài thơ Lý-Trần, nhưng dịch rồi để đó, vì xét thấy không có gì là gấp gáp. Nhưng bây giờ sự việc đã khác trước, tôi thấy cần bắt tay ngay vào việc nếu không, e không còn kịp nữa. Cho nên tôi đã tạm gác việc viết cuốn Khoa Học Tri Thúc, tức Triết Lý Lý Đông A, quyển II, để bắt đầu viết tập Tuyển Dịch Thơ Lê-Lý-Trần. Nhưng phải biên soạn như thế nào để thơ đi vào lòng người đọc? Đó là vấn đề.


      Nói về dịch thì trước hết, phải giải thích từng chữ, từng câu trong bài cổ thi, sau đó dịch nghĩa để người đọc hiểu thấu đáo bài thơ. Sau chót mới dịch thơ. Mà thơ dịch thì phải có hồn, nếu không, thà cứ để nguyên văn còn hơn. Dịch văn xuôi đã khó thì dịch thơ chắc còn khó hơn, có đúng như thế không?

      Có lẽ đúng, mà hình như cũng không đúng hẳn, vậy ta thử bàn xem.


      Hồn Thơ: Quan niệm về thơ bây giờ đã khác xưa, nên quan niệm về dịch thơ nay cũng khác. Vấn đề nói ra rất dài nên ở đây chỉ xin tóm gọn: dịch thơ là làm cho người đọc cảm thông được với tác giả, qua một ngôn ngữ mới. Cảm thông với tác giả nghĩa là tác giả suy nghĩ, buồn vui như thế nào thì người đọc cũng suy nghĩ, buồn vui như thế ấy. Từ đó ta có quan niệm mới về việc dịch thơ.


      Quan niệm mới về dịch thơ: Dịch đúng nguyên văn mà có hồn thì đó là điều lý tưởng, nhưng nếu không thì phóng dịch, phóng tác mà làm người đọc cảm thông được với cổ nhân cũng là đáng quí.


      Ngày xưa, người ta thường cố gắng dịch cho sát nghĩa từng chữ, từng câu thơ, nhưng làm như thế, nhiều khi dịch sát nghĩa đấy, nhưng câu thơ dịch trở nên vô hồn. Quan niệm làm thơ bây giờ không phải như vậy: làm thơ là sáng tạo, bên đường không có liễu, nhưng tác giả tưởng tượng ra cành liễu phất phơ để diễn tả tâm trạng của mình.


      Người làm thơ như vậy thì người dịch thơ cũng NÊN làm như vậy như vậy: có thể sáng tạo, đưa vào những hình ảnh khác để diễn tả tâm sự của nhà thơ. Đó là sự PHÓNG DỊCH.


      Hồn thơ ở đâu? Thơ gồm có ba yếu tố: ý, lời và nhạc, tất cả dùng diễn tả tâm tình.

      Quan niệm cũ chỉ chú trọng về ý và lời, còn yếu tố thứ ba thì đã được giao phó cho thể thơ, nên người làm thơ không cần bận tâm tới.

      Với sự tiếp xúc với văn học Tây phương, đặc biệt là thơ Pháp, quan niệm làm thơ đã đổi thay: yếu tố nhạc được đặc biệt chú trọng, và từ đó ta mới khám phá ra là các nhà thơ siêu đẳng đã diễn tả lòng mình, không phải CHỈ bằng lời mà CÒN BẰNG NHẠC ĐIỆU tức là thể thơ. Tiêu biểu là bài thơ sau:


      VỌNG THÁI LĂNG


      Tùng thư thâm toả, nhật tương tịch;

      Yên thảo như đài, mê loạn thạch.

      Ảm đạm thiên sơn, phong cánh sầu;

      Tiêu trầm vạn cổ, vân vô tích.

      Khê hoa dục lạc, vũ ti ti,

      Dã điểu bất đề, sơn tịch tịch.

      Kỷ độ trù trừ, hành, bất hành,

      Bình vu vô tận xuân sinh bích.

      (CHU VĂN AN)


      Trong bài này, tác giả đã dùng vần trắc, một vần rất ít khi dùng, để diễn tả nỗi buồn cùng tâm sự rối bời của mình, cho nên khi dịch, người viết cũng dùng vần trắc để diễn tả đúng tâm sự của tác giả.


      TRÔNG VỜI THÁI LĂNG


      Rừng tùng khoá kín, nắng sắp tắt,

      Cỏ xanh chen rêu, che loạn thạch.

      Gió núi xạc xào,

      Trời cũng buồn,

      Mây bay ngàn đời, không dấu vết.

      Khe suối hoa bay, mưa như tơ,

      Chim đồng không kêu, núi tịch mịch.

      Quay về, lòng tần ngần,

      Ngoảnh lại,

      Rừng lau xanh bát ngát.

      (VÔ NGÃ dịch)


      Và bài sau đây dùng thể thơ năm chữ để diễn tả nỗi buồn mênh mang:


      ĐỀ THU GIANG TỐNG BIỆT HỒ


      Giang thụ tình cánh nùng,

      Giang ba lục vị di.

      Ly tứ khoát nan thu,

      Thao thao ký giang thủy.

      (TRẦN ĐÌNH THÂM)


      Người dịch cũng dùng thể thơ năm chữ để diễn tả đúng tâm sự của tác giả:


      TIỄN BIỆT


      Liễu vẫn đẹp não nùng,

      Sóng sông xanh chưa dứt.

      Biệt ly sầu mênh mông,

      Trôi về nơi heo hút.

      (VÔ NGÃ)


      GỌI HỒN THIÊN CỔ


      Hơn sáu mươi nhà thơ trong quyển Thoáng Nhìn Năm Trăm Năm Lịch Sử Lê-Lý-Trần, Qua Thơ Văn Cổ, mà chúng tôi đang biên soạn, sẽ đưa chúng ta trở về quá khứ.


      Ta vui cười, than khóc với tiền nhân, chứng kiến tận mắt, những thăng trầm của đất nước.

      Ngàn năm xưa đã sống lại, ta đã SỐNG CẢ NGÀN NĂM...


      Westminster, tháng 12.2005


      Vô Ngã Phạm Khắc Hàm

      (Khởi Hành số 111-112, Tháng 1-2.2006)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuyển Dịch Thơ Văn Cổ Phạm Khắc Hàm Biên khảo

      - Sự Diệu Kỳ Của Thư Họa Phạm Khắc Hàm Biên khảo

      - Gọi Hồn Thiên Cổ Phạm Khắc Hàm Tạp luận

      - Gió Bão Ngoại Giao Thời Thịnh Trần và Vị Sứ Thần Lỗi Lạc Đinh Củng Viên Phạm Khắc Hàm Khảo luận

      - Thanh Bình Dưới Bóng Cờ 'Thiên Triều?' Phạm Khắc Hàm Nhận định

      - Quá Phong Khê, Một Bài Thơ Kỳ Tuyệt Phạm Khắc Hàm Khảo luận

      - Phạt Tống Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt Phạm Khắc Hàm Khảo luận

      - Đặng Dung, Bậc Anh Hùng Lỡ Vận và bài thơ "Cảm Hoài" Phạm Khắc Hàm Biên khảo

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)