1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà biên khảo Giản Chi (Võ Phiến) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      26-10-2019 | VĂN HỌC

      Nhà biên khảo Giản Chi

        VÕ PHIẾN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà biên khảo Giản Chi
          (1904 - 22.10.2005)

      Giản Chi là một nhà biên khảo, nhưng cũng có vài trăm bài thơ.


      Một buổi sáng đẹp trời thức giấc ở Đà Lạt, Giản Chi viết một bài lục bát, kết thúc bằng hai câu:


      “Giật mình đợt súng xa đưa

      Niềm quê hương chẳng gió mưa mà buồn.”


      “Súng xa đưa”: súng thế đầu đến nỗi làm ai giật mình? Buồn không cần gió mưa, cái buồn sao mà nhẹ nhàng quá. Như chẳng buồn gì cả. Suốt cuộc chiến tranh quốc cộng gần hai chục năm ở Miền Nam có ai nghe một tiếng than nào “lành” hơn chăng? Lẩn trong những tiếng gào thét của Nhã Ca, của Dương Nghiễm Mậu v.., tiếng than “chẳng gió mưa mà buồn” thoảng qua như một hơi thở. Một hơi thở lạc lõng.


      Tiếng than trước chiến tranh như thế, tiếng kêu trước hư vô cũng gần như thế. Có lần (xin xem lại Văn học Miền Nam, Tổng quan) (*) tôi đã đối chiếu thái độ của ông với của Nguyễn Đức Sơn.


      Thực ra không thể đem Giản Chi so sánh với bất cứ một người nào trong chúng ta, thuộc thế hệ sau Genève. Giữa ông với chúng ta có khoảng cách biệt của một bầu không khí văn hóa. Ông là người của nền văn hóa Khổng Mạnh. Lớp người của ông nói năng buồn vui có cái tiết độ, cái chừng mực, cái tinh tế riêng của nó. Có đau đến chết cũng khó tưởng tượng Giản Chi thốt nên tiếng la tiếng rống. Một chút hiu hắt ở đây đủ tiết lộ một nỗi sầu chết ruột rồi. Phong cách ấy đã mất từ lâu, nhưng nét đẹp của nó may mà lớp sau vẫn còn thưởng thức được.


      Ông nên có mặt giữa chúng ta. Thời kỳ này ở Miền Nam là một thời kỳ cởi mở, đủ sức dung nạp mọi dị biệt.


      3 - 1986

      ------------


      (*) Trích: Văn Học Miền Nam Tổng Quan, Nxb Văn Nghệ, in lần thứ hai tháng 7-1988, trang 117)

      Mấy Nét Tổng Quát Về Nền Văn Học 1954-75

      VĂN HỌC

      Đặc Điểm

      - Tôn Giáo và Văn Học

      ......

      Tín ngưỡng – Tình yêu như thế, chính nghĩa như thế, còn tín ngưỡng? Có lần lão học giả Giản Chi đăng cao, và gieo mấy vần tuyệt diệu :

      “Sớm lên ngồi lạnh non cao

      Thở ra mây trắng, hút vào gió xanh...

      Chợt thương con nguyệt nửa vành

      Phiêu du trắng mộng bên cành thông khô...

      Vô biên bừng nở trời thơ:

      Bông hoa ngày dựng ánh hồ sương treo...

      Trần tâm nghe tắt eo xèo,

      Trong Vô Sở Trụ bốn chiều chợt không.”

      (Chợt không)

      Giản Chi là người của thời kỳ trước với tất cả cái tao nhã của thời trước. Giá ông bắt gặp thi hữu Nguyễn Đức Sơn thưởng thức cảnh núi chắc ông không khỏi giật mình thảng thốt.

      “Khi thấm mệt tôi đi luồn ra núi

      Cuối chiều tà chỉ gặp bãi hoang sơ

      Bước lủi thủi tôi đi luồn vô núi

      Nghe nắng tàn run rẩy bóng cây khô

      Chân rục rã tôi đi luồn ra núi

      Hồn rụng rời trước mặt bãi hư vô.”

      (Một mình đi luồn vô luồn ra trong núi chơi) (1)

      Một già một trẻ, cả hai đều lên núi, cả hai đều mê núi dù kẻ đến sớm người tới chiều, cả hai trong hồn đều phảng phất mùi thiền, trước cảnh núi non cả hai đều xúc động vì chợt đối diện với “hư vô”, với cái “chợt không”.


      Thế nhưng giữa Nguyễn Đức Sơn với Giản Chi, chỗ khác nhau mới lạ lùng. Giản Chi ngồi chững chạc, còn Nguyễn Đức Sơn thì cứ đi “luồn” vô “luồn” ra mãi, cho tới thấm mệt, tới rục rã cả chân. Ông lăng quăng làm chi kỳ cục vậy? Thôi thì lăng quăng cũng được, nhưng ông kể lại trong thơ làm chi? chuyện ấy có liên quan gì đến hư vô? Đem cái nắng tàn run rẩy, cái hoang sơ, cái hư vô xáo trộn với những bước lăng quăng, ông không thấy mình đang làm một cái gì lạc điệu, hỏng kiểu sao? – Thưa đó chính là sở trường của Nguyễn Đức Sơn. Ông còn xáo trộn lẫn lộn lắm cái kỳ cục hơn nữa, chẳng hạn nước tiểu với nước... thánh, cực lạc với chuyện... đái !


      “Anh sẽ đến bất ngờ ai biết trước

      miệng khô rồi nẻo cực lạc xa xôi

      ôi một đêm bụi cỏ dáng thu người

      em chưa đái mà hồn anh đã ướt.”

      (Vũng nước thánh)


      Giữa trời bể bao la, sao rơi sóng vỗ, ông vừa nằm vọc c... vừa suy nghĩ mông lung về lẽ huyền vi của vũ trụ v.v... Những cái như thế không phải họa hoằn mới xảy ra. Nó xuất hiện đều đều trong thơ ông. Nó thành ra một đặc điểm của thơ ông, của tính khí, thái độ ông. Một thái độ thách thức, khiêu khích, chống đối, báng bổ thánh thần, thái độ của người méo miệng trợn mắt làm trò giữa cảnh cúng vái trang nghiêm, của người vất đồ dơ dáy lên những cái vẫn được xem là cao cả thiêng liêng.


      Nếu chỉ lăng quăng gàn dở ngoài đời thì có thể đó là chuyện tính nết. Nguyễn Đức Sơn đưa nó vô trong thơ, cố tình ghép nó bên cạnh cái cao siêu, vĩ đại, thì đây không còn là nết riêng nữa mà là một thái độ tinh thần. Thái độ Tản Đà rất ngông, Nguyễn Đức Sơn cũng ngông; Tản Đà ngông trong thơ mộng, Nguyễn Đức Sơn ngông mà ngỗ nghịch, phá phách.

      ......

      Ghi Chú:

      (1) Tạp chí Văn, Sài gòn số ra ngày 1-3-70

      PHÚT GIÂY TRÊN NÚI


      Nắng mai rực bóng anh đào,

      Gió thông lồng lộng hương vào bút nghiên,

      Bềnh bồng mây trắng qua hiên...

      Nhân gian chợt nhớ chợt quên có mình.

      Tiếng gà trưa vẳng non xanh,

      Trâm từng khô, nhẹ, trước mành rơi rơi...

      Sương khuya cuối lũng trăng soi,

      Hư vô một sắc sáng ngời tâm tư.

      Giật mình đợt súng xa đưa

      Niềm quê hương chẳng gió mưa mà buồn.


      CHỢT KHÔNG


      Sớm lên ngồi lạnh non cao

      Thở ra mây trắng, hút vào gió xanh,

      Chợt thương con nguyệt nửa vành

      Phiêu du trắng mộng bên cành thông khô,

      Vô biên bừng nở trời thơ,

      Bóng hoa ngày dựng, ánh hồ sương treo...

      Trần tâm nghe tắt eo sèo,

      Trong Vô Sở Trụ bốn chiều chợt không.


      ... SẦU


      Trăng về từ nẻo sơn thôn,

      Hoang vu thái cổ đêm còn trinh nguyên

      Những là gió nhớ, mưa quên,

      Lòng dâu biển nặng mấy phen đổi dời

      Cái Nay vụt cái qua rồi

      Đợi trăng tròn, hỏi đâu người đêm xưa?

      Ngâm câu “thiên địa du du”

      Cô đơn ướt mấy ngàn thu giọt dài.

      Võ Phiến
      Văn Học Miền Nam - Thơ
      Nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1999

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận

      - Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định

      - Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định

      - Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định

      - Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định

      - Nhã Ca Võ Phiến Nhận định

      - Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định

      - Tường Linh Võ Phiến Nhận định

      - Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định

      - Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định

    3. Bài viết về nhà biên khảo Giản Chi (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Giản Chi

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc Thơ Cụ Giản Chi (Huyền Viêm)

      Nhà biên khảo Giản Chi (Võ Phiến)

      Tiểu sử  (wiki)

       

      Tác phẩm của Giản Chi

        Cùng Tác Giả (Link-2)

       

      Thơ có trên mạng:

      - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)