|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Canada:
Alice Munro
Giải Nobel văn chương năm nay – trị giá khoảng 1,30 triệu Mỹ kim - được trao cho Alice Munro, nhà văn Canada. Điều đó vừa bất ngờ vừa không có gì đáng… ngạc nhiên.
Bất ngờ vì trước khi kết quả được công bố, hầu như phần lớn những người quan tâm đến văn học trên thế giới đều tiên đoán giải Nobel năm nay sẽ lọt vào tay hoặc là Haruki Murakami, nhà văn Nhật, hoặc là Joyce Carol Oates, nhà văn Mỹ. Cũng có một số người hy vọng Alice Munro sẽ thắng, nhưng số này khá ít ỏi.
Hơn nữa, bất ngờ còn vì hình như từ lâu người Canada đã mất hy vọng vào giải Nobel văn chương. Nhớ, năm ngoái, trên tờ Huffington Post, Peter Worthington, đồng sáng lập viên tờ Toronto Sun, đã bày tỏ sự tuyệt vọng của mình đối với giải Nobel văn chương. Ông cho biết Canada đã đoạt được nhiều giải Nobel về y khoa, vật lý, hóa học, tâm lý học và hòa bình nhưng chưa bao giờ nhận được giải Nobel nào về văn chương trong khi phần lớn các quốc gia nói tiếng Anh khác đều có. Mỹ: nhiều. Anh: cũng nhiều. Ireland: cũng nhiều. Ngay cả Úc cũng có được một người: Patrick White (1973). Trong khi đó, Canada: trắng tay. Mấy tháng trước khi giải Nobel văn chương năm 2012 được công bố, đối diện với câu hỏi: liệu lần này Canada có may mắn hơn, Worthington thẳng thắn trả lời: Không. Nhất định là không.
Tuy nhiên, khi giải Nobel năm nay được trao cho Alice Munro, hầu như mọi người lại cho điều đó không có gì đáng ngạc nhiên.
Thứ nhất, người ta đã biết những sự tiên đoán trước giải Nobel thường… sai. Ví dụ, năm 2012, tiên đoán: Haruki Murakami; người đoạn giải: Mạc Ngôn; năm 2011, tiên đoán: Adonis, người đoạt giải: Tomas Transtromer; năm 2010, tiên đoán: Tomas Transtromer, người đoạt giải: Mario Vargas Llosa; năm 2009, tiên đoán: Amos Oz, người đoạt giải: Herta Muller; năm 2008, tiên đoán: Claudio Magris và Adonis, người đoạt giải: Jean-Marie Gustave Le Clézio; năm 2007, tiên đoán: Philip Roth, người đoạt giải: Doris Lessing; năm 2005, tiên đoán: Adonis, người đoạt giải: Harold Pinter; năm 2004, tiên đoán: Adonis, người đoạt giải: Elfriede Jelinek, v.v.. Trong hơn một thập niên vừa qua, hầu như chỉ có một lần duy nhất, sự tiên đoán chính xác, đó là vào năm 2006, khi cả người được tiên đoán và người đoạt giải là một: Orhan Pamuk, người Thổ Nhĩ Kỳ.
Thứ hai, sau khi nghe giải Nobel văn chương năm nay được công bố, hầu như mọi người đều đồng ý. Giới cầm bút đồng ý. Giới phê bình đồng ý. Đa số độc giả cũng đồng ý. Hiếm khi nào sự đồng ý lại cao đến như vậy. Người ta biết văn chương của Alice Munro ít có những cách tân đáng kể về phương diện kỹ thuật, nhưng dù vậy, bà cũng vẫn được xem là một trong những nhà văn lớn nhất của thời đại. Lớn về phương diện ngôn ngữ với một phong cách diễn tả vừa giản dị vừa độc đáo. Lớn về phương diện tư tưởng: qua những câu chuyện có vẻ bình thường, thậm chí tầm thường, của các phụ nữ lao động sống ở miền quê – thường là vùng Southern Ontario, Alice Munro lột tả những chuyển biến vừa tinh tế vừa phức tạp trong tâm lý cũng như trong quan hệ giữa con người với nhau, từ đó, làm cho cuộc sống hiện ra dưới một góc cạnh khác hẳn, đầy những bí ẩn và nghịch lý, rất hiếm khi được nhận biết.
Sự đồng thuận trên, thật ra, không có ý nghĩa gì về phương diện văn học hay mỹ học. Trong bài “Ba loại nhà văn” viết sau giải Nobel văn chương năm 2012, nhà văn Phạm Thị Hoài có một ý kiến rất sâu sắc và thú vị: “Tác gia văn chương, chung quy có ba loại. Loại dành cho đồng nghiệp, tác gia của tác giả. Loại dành cho công chúng, tác gia của độc giả. Và loại dành riêng cho sự tự mê hoặc của những tác giả tự phong.” Loại thứ ba, nhiều như cỏ, không đáng bận tâm. Nên chỉ còn hai loại. Loại thứ nhất, kiểu như James Joyce, Kafka, Nabokov, Borges… là những tài năng đặc biệt, có những cách tân đặc biệt, vô cùng hiếm hoi và không thể thay thế được: Không có họ, bản đồ văn học thế giới sẽ khác hẳn. Loại thứ hai, đông hơn, từ Balzac đến Dostoevsky, Sartre, George Orwell, Murakami, v.v.. là những người có tài, tuy nhiên tầm cỡ tài năng của họ thay đổi tùy theo “khí hậu và môi trường văn hóa”. Theo Phạm Thị Hoài, ai trong số này được chọn lựa để trao giải Nobel cũng đều “xứng đáng như nhau”.
Sự đồng ý hay không đồng ý về người được nhận giải thưởng, do đó, gắn liền với các yếu tố xã hội, văn hóa và tâm lý hơn là thuần túy nghệ thuật. Riêng trong trường hợp của Alice Munro, có lẽ có hai lý do chính: Một, Alice Munro viết tiếng Anh, một ngôn ngữ được xem là “quốc tế”, do đó, đã có một lượng độc giả thật lớn, có lẽ lớn hơn rất nhiều so những nhà văn từng đoạt giải Nobel trong mấy năm vừa qua (chỉ riêng tại Mỹ, số sách bà bán được trước khi giải Nobel được công bố đã trên một triệu cuốn). Hai, xuất phát từ tự ái của những người nói tiếng Anh, cả tác giả lẫn độc giả: sau nhiều năm (!), giải Nobel văn chương lại lọt vào tay một người cầm bút viết tiếng Anh.
Nói “nhiều năm”, nhưng thật ra, chỉ có năm năm, từ năm 2008 đến 2012. Nhưng với người nói tiếng Anh, năm năm đã là lâu. Nên lưu ý là từ năm 1901 đến 2012, trong số những người đoạt giải Nobel, tính theo ngôn ngữ, tiếng Anh chiếm vị trí cao nhất, với 26 người. Tiếng Pháp và tiếng Đức, cùng đứng hạng thứ hai, chỉ có một nửa: mỗi ngôn ngữ có 13 người. Tính một cách tỉ mỉ hơn, Pháp cao hơn Đức một chút: 13 người rưỡi. Rưỡi, vì Samuel Beckett, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1969, vừa viết bằng tiếng Anh vừa viết bằng tiếng Pháp.
Dư luận không những đồng thuận về sự đúng đắn trong quyết định trao giải Nobel văn chương cho Alice Munro mà còn đồng thuận hơn ở ý nghĩa của việc trao giải lần này.
Thứ nhất, đó là giải Nobel văn chương đầu tiên dành cho Canada (không kể Saul Bellow, giải Nobel văn chương năm 1976, sinh tại Canada nhưng sang sống ở Mỹ từ năm lên 9, vào quốc tịch Mỹ và được xem là nhà văn Mỹ). Nhiều người cho đó là một sự công nhận cần thiết dù khá muộn màng: Canada có những cây bút tầm cỡ quốc tế, như Margaret Atwood hay Michael Ondaatje (người gốc Sri Lanka), từ lâu được xem là xứng đáng được giải Nobel.
Thứ hai, Alice Munro là nhà văn nữ thứ 13 được trao giải Nobel về văn chương, sau Selma Lagerlof, người Thụy Điển (1909), Grazia Deledda, người Ý (1926), Sigrid Undset, người Na Uy (1928), Pearl S. Buck, người Mỹ (1938), Gabriela Mistral, người Chile (1945), Nelly Sachs, người Thụy Điển (1966), Nadine Gordimer, người Nam Phi (1991), Toni Morrison, người Mỹ (1993), Wislawa Szymborska, người Ba Lan (1996), Elfriede Jelinek, người Áo (2004), Doris Lessing, người Anh (2007), Herta Muller, người Romania viết tiếng Đức (2009).
Ngoài việc viết lách, hầu hết các nhà văn nữ vừa kể đều có nghề nghiệp ổn định (phần lớn là dạy học; có người, như Selma Lagerlof, dạy trung học; có người, như Pearl S. Buck, Gabriela Mistral, Nadine Gordimer, và Toni Morrison, dạy đại học, hoặc là các nhà hoạt động chính trị và xã hội, như Nadine Gordimer, Elfriede Jelinek, Doris Lessing…), riêng Alice Munro thì chủ yếu là một người nội trợ. Lập gia đình từ năm 20 tuổi, có con đầu lòng từ năm 21, thoạt đầu, bà giúp chồng trong việc điều hành một tiệm sách, sau, phần lớn thời gian dành cho việc nuôi con và chăm sóc nhà cửa. Bà viết văn những lúc con cái đi học hoặc đi ngủ. Bàn viết của bà được đặt ở một góc phòng ăn, cạnh bếp, nơi bà có thể chạy đến làm việc giữa hai bữa ăn.
Thứ ba, quan trọng hơn, Alice Munro hầu như là người duy nhất chỉ chuyên về truyện ngắn được trao giải Noel văn chương. 14 cuốn sách của bà là 14 tập truyện ngắn (cuốn Lives of Girls and Women, xuất bản lần đầu năm 1971, thỉnh thoảng được xem là cuốn tiểu thuyết, thật ra, là một chùm truyện ngắn liên kết với nhau).
Theo lời tiết lộ của Munro, trong một số cuộc phỏng vấn, không phải bà không muốn viết tiểu thuyết. Cũng giống mọi người cầm bút khác, một trong những giấc mơ đầu tiên và lớn nhất trong đời bà là viết tiểu thuyết. Nhưng cuối cùng bà lại viết truyện ngắn. Chỉ viết truyện ngắn. Lý do chính là thời gian. Lúc thực sự đi vào con đường sáng tác, bà có ba con nhỏ phải nuôi và một gia đình phải chăm sóc. Thời ấy lại chưa có máy giặt, máy sấy: Công việc nội trợ lại càng mất nhiều thì giờ. Bà chỉ có thể viết trong những quãng thời gian ít ỏi giữa hai công việc. Trung bình bà thường mất khoảng bảy, tám tháng để hoàn tất một truyện ngắn.
Dĩ nhiên, sự chọn lựa miễn cưỡng ấy không có gì đáng tiếc. Ở thể loại ấy, bà được đánh giá là Chekhov của Canada. Khi quyết định trao giải thưởng Nobel văn chương cho Munro năm nay, Ban giám khảo cũng nhấn mạnh vào khía cạnh ấy khi tuyên dương bà như một “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”. Thật ngắn gọn.
Sự ngắn gọn ấy cho thấy hai đặc điểm quan trọng trong giải Nobel văn chương năm nay.
Thứ nhất, người ta không chú ý nhiều đến nội dung. Trước, những lý do được nêu lên thường tập trung vào hiện thực hay tư tưởng, vào ý nghĩa chính trị, xã hội hoặc triết học (ví dụ, với Mạc Ngôn, năm 2012, sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và truyện dân gian cũng như lịch sử; với Tomas Transtromer, bằng những hình ảnh cô đọng mở lối vào hiện thực; với Mario Vargas Llosa, mô tả những cấu trúc quyền lực; với Doris Lessing, phản ánh một nền văn minh bị phân hóa; với Orhan Pamuk, những sự va chạm giữa các nền văn hóa, v.v..). Hậu quả là phần lớn những người được trao giải đều là những người ít nhiều đều dấn thân hoặc, ít nhất, có lý tưởng chính trị hoặc xã hội rõ rệt. Alice Munro là một ngoại lệ: Bà được xem là tác giả ít có màu sắc chính trị nhất.
Thứ hai, về Alice Munro, bản tin báo chí của Viện Hàn Lâm Thụy Điển chỉ xoáy vào một điểm: nghệ thuật; trong nghệ thuật, chỉ xoáy vào một thể loại: truyện ngắn; và ở thể loại truyện ngắn, chỉ nêu lên một điểm: vị trí của Munro, một bậc thầy. Hết.
Chính vì thế, một số nhà bình luận cho giải Nobel năm nay không phải chỉ trao cho Alice Munro, cho Canada hay cho phụ nữ mà còn là một giải thưởng lớn trao cho truyện ngắn, một thể loại dường như bị hờ hững quá lâu, không chỉ bởi các nhà xuất bản và công chúng mà còn bởi giới phê bình và những người có thẩm quyền đánh giá văn học trong các giải thưởng lớn.
Tôi cho điều này rất có ý nghĩa đối với giới cầm bút Việt Nam hiện nay. Một mặt, sở trường của hầu hết các nhà văn của chúng ta dường như đều nằm ở truyện ngắn hơn là ở tiểu thuyết. Mặt khác, giống như Alice Munro hồi trẻ, hầu như ai cũng ôm ấp giấc mơ viết tiểu thuyết và xem truyện ngắn như những bài tập ngắn, với chúng, người ta chưa thực sự là nhà văn một cách nghiêm túc.
Xin lưu ý: Trước Alice Munro, trong thế kỷ 20, Jorge Luis Borges, người được xem là “bậc thầy của những bậc thầy” cả đời chỉ viết truyện ngắn.
- Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans Nguyễn Hưng Quốc Tạp luận
- Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo Nguyễn Hưng Quốc Hồi ức
- Đôi Nét về Võ Phiến Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Số phận của văn học miền Nam sau 1975 Nguyễn Hưng Quốc Khảo luận
- Những ý nghĩ rời (Lời nói đầu) Nguyễn Hưng Quốc Giới thiệu
- Sống Và Viết Giữa Các Nền Văn Hoá Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Nhiệm Vụ Của Nhà Phê Bình Văn Học Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Về Văn Học Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Tự Do Học Thuật Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Vụ Án Nhã Thuyên Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |