|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà biên khảo Giản Chi
(1904 - 22.10.2005)
Thơ cụ Giản Chi phần lớn là thơ thất ngôn bát cú, một thể thơ sở trường của cụ, thỉnh thoảng cũng có những bài ngũ ngôn hay lục bát. Nội dung thơ của cụ gồm có thơ tả cảnh, tả tình (nhất là tình bạn) và những cuộc chia ly như đã nhiều lần xảy ra trong đời cụ.
Thơ tả cảnh của cụ rất đặc sắc, đượm vẻ tiêu sái của một nhà hiền triết:
Ở đây bóng dịu vang êm,
Nước đâu khe núi, trăng bên liễu hồ.
Mong manh dáng đẹp trong mơ,
Ở đây tiếng địch sông thu chập chờn.
(Cõi thơ 1936)
Bạn của cụ hầu hết là bạn văn chương như Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Giới Chi Vi Huyền Đắc, Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức Sơn), Bùi Khánh Đản, Đồng Xuyên, Triều Sơn...
Nguyễn Hiến Lê là bạn văn thân thiết nhất của cụ vì đã cùng cụ viết chung các tác phẩm nổi tiếng: Đại cương triết học Trung Quốc, Tuân Tử, Hàn Phi Tử... nên thơ cụ viết gửi Lộc Đình rất thắm thiết, thân tình:
Trăm năm kiếp gửi thêm ngờ mộng,
Ba trống canh buông dễ bạc đầu!
Ánh đuốc dạ du buồn thấp thoáng,
Nỗi lòng độc tỉnh lụy xưa sau...
(Lại cùng mất ngủ - 1960)
Thơ cụ Giản Chi có nhiều bài viết về tình bạn và cuộc chia ly như vậy. Chẳng hạn khi nhớ nhà thơ Sao Trên Rừng (tức Nguyễn Đức Sơn), cụ viết:
Chia tay chốc mấy thu rồi,
Lênh đênh bèo giạt sóng nhồi, thương nhau.
(Thanh khí - 1978)
hay trong bài thơ “Chén rượu tống biệt” gửi Đ.M.H.:
Tiếng gà vỡ nát trời mơ,
Đêm tàn đã rũ trong tơ liễu hồ.
Sao mai gió đã thổi mờ,
Con đường đôi ngả bây giờ đôi ta.
(Bên hồ Hoàn Kiếm - 1939)
Về thơ dịch, cụ Giản Chi dịch thơ chữ Hán của các thi hào Trung Hoa và Việt Nam. Thơ dịch của cụ trôi chảy lưu loát, ý tứ thâm trầm sâu sắc, niêm luật chặt chẽ mà phóng khoáng tự nhiên.
Một trong những bài thơ dịch mà cụ Giản Chi đắc ý nhất là bản dịch bài Yến tử lâu của Phán Phán (Bạch Cư Dị có họa lại bài này):
Gác xưa đèn lụn sương mai,
Giường đôi lứa, dậy mình ai bây giờ.
Một đêm biển đợi non chờ,
Bao nhiêu cao rộng cho vừa nhớ thương.
(Lầu chim én)
Về thơ chữ Hán của Việt Nam, cụ Giản Chi dịch bài Dương Phi cố lý của Nguyễn Du:
Quạnh quẽ Tây Giao gò bãi phẳng,
Um tùm Nam Nội lác lau đầy.
Phấn son dấu cũ tìm đâu thấy,
Xào xạc thành xuân trận gió lay.
(Quê cũ Dương Phi)
Cụ Giản Chi là một học giả, một hiền giả, một thi nhân, có cuộc sống thanh đạm, trong sạch với phong thái của một nhà nho khả kính.
- Đọc Thơ Cụ Giản Chi Huyền Viêm Nhận định
- Thi Sĩ Đinh Hùng Người Làm Thơ Tình Kiệt Xuất Huyền Viêm Biên khảo
• Đọc Thơ Cụ Giản Chi (Huyền Viêm)
• Nhà biên khảo Giản Chi (Võ Phiến)
Tiểu sử (wiki)
Thơ có trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |