|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Trong trận đánh Hà Nội từ 19.12.1946 và kéo dài hai tháng giữa 8000 Tự vệ thành (không có chính qui CS) và 4500 quân Pháp, người Pháp chết và bị thương 3800, ta chết vô số kể, trong đó có Giáo sư Dương Quảng Hàm.
Ông chết như thế nào? "mất," "mất tích," "chết trong đám cháy," Pháp giết hay "bị CS ám hại" vì ông là Việt Quốc?
Giáo sư Dương Quảng Hàm
(1898 - 1946)
Cuối năm 2002 và đầu năm 2003, quanh cuộc trao đổi qua các bài viết về Hồ Xuân Hương trên Khởi Hành, một tác giả ở Paris đã nhắc tới Hoàng Xuân Hãn, và viết đại ý ông Hãn là "bậc thầy của trí thức Việt Nam thế kỷ XX," và dĩ nhiên; nhận xét ấy đã bị bài bác không thể chống đỡ. Bên lề cuộc trao đổi, có một ý kiến khác đưa ra, là nếu muốn nói đến một bậc thầy mà sách trước tác ảnh hưởng tới nhiều thế hệ thanh niên trí thức Việt trong thế kỷ XX, ít nhất là trong lãnh vực văn học, thì người ấy là giáo sư Dương Quảng Hàm.
Từ thập niên '40 tới nay, có thế hệ thanh niên nào không học hỏi Dương Quảng Hàm qua cuốn Việt Nam Văn học sử yếu, Văn học Việt Nam hay Việt Nam Thi Văn hợp tuyển? Trong các cuốn trên, cuốn sử yếu in lần đầu năm 1943. Tại Miền Nam sau 1954, cuốn sách trên là căn bản cho các giáo trình sách giáo khoa chính thức bậc Trung học, in đi in lại nhiều lần. Tới 1975, không rõ có bao nhiêu triệu người đã học hỏi từ cuốn sách ấy. Ra khỏi lớp học, vào đời, nếu đi dạy học hay bước vào nghề văn học, người ta lại cần tới sách vở của Dương Quảng Hàm một lần nữa, lần này lâu cả chục năm. Song người ta học hỏi từ sách ông, tra cứu sách ông bất cứ khi nào, mà hỏi về cuộc đời ông thì chẳng mấy ai biết được gì, chưa nói tới chuyện biết cho rõ ràng.
Những năm qua lục tìm tài liệu về Dương Quảng Hàm, có kẻ bâng khuâng, buồn bực. Một người để lại những tác phẩm lớn lao và căn bản về văn học sử Việt Nam như ông, mà hầu như không thấy ở đâu nói đến. Hay nếu có, chỉ là những nét sơ sài. Tác phẩm ông lớn lao vì nhiều nguyên do, trong có nguyên do mãi năm 1943 nước ta mới có bộ văn học sử đầu tiên, và ông là người biên soạn bộ sách đầu tiên ấy. Ông biết rõ điều đó khi viết: "Ai cũng biết rằng hiện nay không có quyển sách nào chép về văn học lịch sử nước ta, không nói gì những sách tham-khảo tinh-tường cho các học-giả dùng, ngay đến những sách tóm tắt các đại-cương cho học-sinh dùng cũng không có." (1)
Đặt tầm sách quan trọng như thế nên khi soạn sách, ông theo "những phép-tắc soạn sách" riêng của mình, nhưng cũng là những khuôn vàng thước ngọc mà ông kể ra như sau:
- "hết sức cẩn thận... điều gì xác- thực, chắc chắn mới chép... lấy sự thực làm trọng"
- "mỗi việc quan-trọng kể ra, mỗi cái chứng cớ dẫn ra, thường có chua rõ xuất-xứ"
- "Việc học văn-học-sử phải căn cứ vào các tác phẩm: ... không những cần biết những điều cốt-yếu về thân-thế và văn-nghiệp của mỗi tác-giả, lại cần đọc nhiều thơ văn của tác-giả ấy mới có thể lĩnh-hội được cái khuynh-hướng về tư- tưởng và cái đặc-sắc của văn-từ của tác giả ấy."
- "chú-thích kỹ-lưỡng"
- "lấy sự minh-bạch làm trọng." (1)
...
Nhưng không phải vì ít tài liệu về Dương Quảng Hàm mà rồi không viết về ông, cho nên có người cho rằng cứ phải viết, biết đâu tài liệu sẽ tới; như trong đêm khuya tĩnh mịch, vẳng nghe một điệu sầu trong gió, im lặng mà nghe, sẽ thấy xa xa vọng lại một âm hưởng hòa nhịp nào đó, cho dù rất đỗi mơ hồ. Vì sao trong những đêm trăng, ta thường nghe tiếng hạc vàng? Có khi cuối đường tuyệt lộ, ai ngờ lại gặp tri âm?
Không phải tự dưng số báo tháng 12 này viết về giáo sư Dương. Tháng 12 năm 1946, đêm 19, Hà Nội nổ súng đánh Pháp vào lúc 20 giờ, và trong trận đánh ấy, hay ngay trong đêm ấy, có thể trong ngày và đêm sau, trên các con đường của kinh thành, những góc phố của thủ đô, trong khói lửa mù trời, Dương Quảng Hàm đã "mất tích." Từ điển Tác gia Việt Nam viết: "Ông mất tích tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến." Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, cũng một tác giả soạn, hai tháng sau, không dùng chữ "mất tích" nữa. Chỉ viết là ông "mất." Có một sự cân nhắc nào, và tại sao, Cục xuất bản trong bộ Văn hoá Thông tin tại Hà Nội lại phải can thiệp để tác giả viết khác đi như thế? Từ mất tích đến mất, cái tích kia là thế nào? Có chỗ khác lại nói ông bị Pháp giết.
Từ ngày "toàn quốc kháng chiến" 19.12.1946 tới nay, đã gần 60 năm, trong có 31 năm hoà bình. Lẽ ra với thời gian ấy, sách vở nghiên cứu văn học ít nhất đã phải có một bài về những tháng ngày cuối cùng của nhà biên khảo tên tuổi nhất trong ngành. Tới nay chúng tôi chưa thấy.
Tại Sài gòn năm 1966 giáo sư Phạm Thế Ngũ viết về cuốn Việt Nam Văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm chỉ có đúng mười dòng, trong có mấy dòng này: "Tuy nhiên bộ sách xuất hiện vào 1943 có thể coi như tổng hợp tất cả những gì đã thâu lượm được sau mấy chục năm người ta để ý nghiên cứu văn chương và chế độ nước nhà. Đó cũng là bộ Văn học sử đầu tiên hoàn bị, chép từ khởi thủy đến hiện đại." (2)
Trong những cuốn sách viết về Lịch sử việt Nam, bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim soạn từ 1920 in từ năm 1928 (3) vẫn là bộ sách địa bàn; còn bên ngành nghiên cứu văn học sử, đó là bộ Việt Nam Văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, soạn xong năm 1941. Bên cạnh còn có Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942), trước đó là Quốc văn trích diễm (1926) và Văn Học Việt Nam (1939). Ông còn dịch Lục Vân Tiên và có vài tác phẩm viết bằng Pháp ngữ: Lecons d'Histoire d'Annam, Lectures litteraires sur l'Indochine. Ông viết không nhiều vì đời ông quá ngắn.
Ngoài sự thẩm định bác học chúng tôi không dám bàn, Dương Quảng Hàm phân tích thi-nghệ, phép-tắc các thể văn, âm điệu, thi luật, từ cổ phong cho tới thơ Đường, thơ mới, một cách chuẩn xác chưa từng thấy nơi những nhà phê bình văn học Việt từ trước đến nay. Ta thường nghe nói hay thường đọc là tiếng Việt có năm dấu (sắc huyền hỏi ngã nặng), cùng chữ không dấu, cộng là sáu thanh, song Dương Quảng Hàm viết là có tám thanh. Ông giải thích: "... nếu ta so sánh tiếng tính với tiếng tích, tiếng tịnh với tiếng tịch, thì ta thấy tuy hai tiếng trên cùng một dấu sắc, hai tiếng dưới cùng một dấu nặng, mà thanh khác hẳn nhau, bởi vậy ta cần phải phân biệt ra... những chữ như tính, tịnh là thuộc về khứ thanh, mà những tiếng như tích tịch là thuộc về nhập thanh." (4)
Về vần, ông cũng giải thích thế nào là vần chính, thế nào là vần thông. Khi bàn về vè, ông tìm ra luật bằng trắc trong vè Việt Nam. Khi bàn về thơ mới, ông đem thơ Pháp ra giảng về cách hiệp-vần, vần dương và vần âm như thế nào.
Khi bàn về tiết-tấu trong thơ, lúc sách xuất bản là năm 1939, giáo sư Dương Quảng Hàm dùng một ký hiệu mà qua thế kỷ XXI, một nhà thơ di-tản ở quận Cam đem ra áp dụng, hơn 60 năm sau, có nhiều vị chủ bút báo khen là tân kỳ. Ông viết: "Nay các nhà làm thơ mới phỏng theo cách ngắt câu ở thơ Pháp mà tùy theo tình ý trong bài ngắt câu thành những đoạn dài ngắn khác nhau, không theo lệ định trước. Lại dùng lối đem xuống đầu câu dưới một vài chữ làm lọn nghĩa câu trên (rejet ou enjambement) để làm cho người đọc phải chú ý đến mấy chữ ấy". Thí dụ [dưới đây bản chụp, không đánh máy lại]:
THẾ LỮ. Bóng mây sầu, 7 câu đầu
(Phong Hóa, số 100, trang 3) (4)
Xem thế, giáo sư Dương Quảng Hàm nắm vững thi-nghệ còn hơn nhiều nhà thơ hiện-đại.
Ông Dương Quảng Hàm sinh ngày 15.1.1898, quê làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, năm 1920 tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, sau đó dạy học tại trường Bưởi (Chu Văn An sau này). Ông là em ruột nhà thơ Dương Bá Trạc, và cả hai anh em đều chết trẻ? Dương Bá Trạc từng cùng Phan Chu Trinh hoạt động cách mạng, vào mật khu Yên Thế mưu sự với Hoàng Hoa Thám, sau bị Nhật bắt đem đày ở Singapore và chết tại đó năm 1944; (5) còn Dương Quảng Hàm "mất tích" sau cuộc nổ súng đánh Pháp đêm 19.12.1946 tại Hà Nội như đã nói. Cuộc nổ súng tại Hà Nội chỉ kết liễu hai tháng sau, còn cuộc chiến tranh Việt Pháp sẽ kéo dài từ đó tới tận 1954.
Có nguồn tin do một người bạn kể lại - kể rằng theo một bài báo Việt cộng -, đêm nổ súng, ông Dương thấy nhà mình cháy, vì "tiếc sách" trong nhà nên chạy vào cứu, và chết cháy trong đó. Nhưng theo nguồn tin gia đình ông, thì cái chết của ông không thể hiểu như thế. Cái chết của ông, cũng như cái chết của các trí thức quốc gia yêu tiếng Việt, văn hoá Việt khác, như Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Nguyễn Cát Tường (họa sĩ Le Mur)... là do bị ám hại.
Tác giả bộ văn học sử đầu tiên của nước ta, từ văn chương truyền khẩu tới hiện đại -(dù là bộ sách ghi trên bìa "hiệu-đính theo chương trình bậc trung học," song theo tư kiến- người viết bài này chưa thấy một bộ văn-học-sử Việt Nam nào bác-học hơn; và phân tích kỹ thuật tinh tế hơn); không chỉ là một nhà biên khảo chân chính, ông còn là một nhà hoạt động cách mạng trong Việt Nam Quốc Dân Đảng, con nuôi một nhà cách mạng tên tuổi là cụ Phan Chu Trinh. Anh ruột ông là Dương Bá Trạc, cũng là con nuôi cụ Phan Chu Trinh. Thực tế, hai anh em gọi cụ Phan là cậu ruột. Trong khi Phan Chu Trinh, Dương Bá Trạc bôn ba việc nước, từ Quang Phục hội tới Đông Du, thì Dương Quảng Hàm hoạt động với các đồng chí Việt Quốc. Và đã bao nhiêu thanh niên Việt Quốc, Việt Cách, -hay thuộc các đảng phái quốc gia khác- bị cộng sản ám hại trong bóng tối, thủ tiêu giữa đường khuya, và tàn sát giữa ban ngày trong giai đoạn từ lúc Việt Minh cướp chính quyền 19.8.45, qua Chính phủ Liên hiệp (quốc cộng), tới ngày chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, 19.12.46, và sau đó. Dương Quảng Hàm ngã xuống trong thời kỳ này.
Không ai viết ngắn gọn và chi tiết hơn Hoàng Văn Chí về giai đoạn đó như sau:
"Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt- Minh cướp chính quyền ở Hà Nội. Vì Nhật đã đầu hàng Đồng-minh từ năm hôm trước nên bỏ ngỏ thành phố không can thiệp. Việt-Minh chỉ biểu tình và bắn vài phát súng sáu là viên khâm-sai Phan Kế Toại vội vã đầu hàng. Bảo Đại cũng thoái vị và ông Hồ trở thành chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mấy ngày sau, theo đúng Hiệp ước Postdam, quân đội Anh đổ bộ lên Sài gòn và quốc quân Trung-hoa tiến vào Hà Nội để tước võ khí của bại quân Nhật-bản. Hai đội quân chiếm đóng tìm cách ngăn cản phong trào Việt Minh. Trong Nam thì quân Anh thả tù binh Pháp, cho họ khí giới để đánh chiếm lại Việt Nam, còn ngoài Bắc thì quân đội Lư Hán giúp Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội chống chọi với Việt Minh. Phe quốc gia tuyên truyền chống Việt Minh, bắt cóc và thủ tiêu cán bộ cộng sản và chiếm giữ một vài địa điểm làm căn cứ quân sự.
"Bị chống đối mỗi ngày một kịch liệt, ông Hồ bắt buộc phải nhượng bộ phe quốc gia, dành cho họ 80 ghế trong Quốc Hội bầu cử giả hiệu, thành lập Chính phủ Liên hiệp và hô hào toàn dân đoàn kết chống Pháp. Đảng cộng sản tuyên bố tự giải tán để chứng tỏ nhiệt tâm của họ đối với chính nghĩa quốc gia, nhưng thật ra vẫn tiếp tục hoạt động bí mật và kiểm soát quần chúng. Trong khi ấy phe quốc gia cũng củng cố vị trí và tăng cường tuyên truyền chống Cộng. Trong lúc ông Hồ đang lúng túng vì bị Pháp và Quốc gia tấn công hai mặt thì một thoả hiệp giữa Pháp và chính phủ Tưởng Giới Thạch mang lại cho ông một lối thoát bất ngờ. Theo thoả hiệp này, Tưởng Giới Thạch ưng thuận rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam, nhường chỗ cho quân đội Pháp.
"Sau khi quân Lư Hán rút khỏi, cộng sản lập tức tấn công và tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng, và sau đó điều đình với Pháp. Ngày mùng 6 tháng 3 năm 1946, Việt Minh ký hiệp định sơ bộ với Pháp, theo đó nước Pháp "thừa nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia "tự do" thuộc khối Liên hiệp Đông Dương và Liên hiệp Pháp, có chính phủ, quốc hội, quân đội và một nền tài chính riêng." Sau này, Việt Minh cố gắng điều đình sửa lại một vài điều khoản trong Hiệp ước đó để cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, vì theo Hiệp định Sơ bộ thì quân đội Pháp vẫn có quyền chiếm đóng Việt Nam. Hai cuộc Hội nghị Đà Lạt (tháng 4 và tháng 5 năm 1946) và Fontainebleau (tháng 7 và tháng 8 năm 1946) đều thất bại mặc dầu ông Hồ đã đích thân sang Paris để vận động. Rốt cuộc, không lẽ ra về tay không, ông Hồ phải ký với tổng trưởng Pháp quốc Hải ngoại, Marius Moutet, một đảng viên xã hội mà ông đã quen trên hai mươi năm, một bản tạm ước xác nhận những điều khoản đã quy định trong Hiệp định Sơ bộ.
"Nhưng quân Pháp không tôn trọng hiệp định cứ viện đủ mọi cớ để chiếm hết vị trí này đến vị trí khác, khiến chịu không nổi, ông Hồ phải trả đũa bằng một cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 19 tháng chạp [12] năm l946. Ông Hồ quyết định hồi 11 giờ sáng, và định giờ khởi sự là 8 giờ tối." (6)
Chiêu Niệm Văn Chương tháng 12 năm nay người viết có bài này để tưởng nhớ nhà biên khảo văn học sử đã để lại cho hậu thế một cuốn sách mẫu mực cho tới nay chưa có một cuốn tương tự. Mong các thức giả có những tài liệu về giáo sư Dương Quảng Hàm viết tiếp cho, hay bổ sung giùm những thiếu sót.
CHÚ THÍCH:
1. Dương Quảng Hàm, 'Biên tập đại ý,' Việt Nam Văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài gòn, 1958, trang 3, 4, 5.
2. Phạm Thế Ngũ, Kim văn tân tuyển, Anh Phương, Sài gòn, 1966. trang 453.
3. Mỗi sách viết về sự ra đời của Việt Nam Sử Lược một khác nhau. Vũ Ngọc Phan ghi là 1928 (NVHĐ, cuốn II); Phạm Thế Ngũ viết là 1920 (VNVHSGƯTB, quyển III); Từ điển tác gia Việt Nam, Nguyễn Bá Thế, Ng. Q. Thắng ghi 1928 (như VNP).
4. Dương Quảng Hàm, Văn học Việt Nam, trang 47.
5. Dương Bá Trạc (1884-1944) đỗ cử nhân năm 16 tuổi nhưng không ra làm quan, mà đi lo việc nước, dạy Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội năm 20 tuổi. Năm 24 tuổi bị Pháp đày Côn Đảo. Năm 1943 bị Nhật bắt đem ra khỏi nước và năm sau từ trần ở Singapore. Ông để lại một số tác phẩm như Tiếng Gọi Đàn, Nét Mực Tình, Chữ Nho học lấy, Chức trách Sĩ Lưu. Thơ ông rất hùng, có dịp chúng tôi sẽ nói tới sau. [Có bạn hay nhớ lầm Dương Bá Trạc với Nguyễn Bá Trác, tác giả bài Hồ Trường.]
6. Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, bản Việt ngữ dịch từ From colonialism to communism, 1964, trang 91-93.
* Theo Việt Dân Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch sử đấu tranh cận đại, 1927-1954, Sài gòn, 1970, trang 434: "Còn Pháp, sau khi đã làm chủ tình hình thủ đô Bắc Việt, cũng ra tay trả thù người Việt... Khắp các ngôi nhà bỏ hoang trong thành phố, không căn nhà nào là không có một vài xác chết. Khắp các hầm hố CS đào để làm công sự chống Pháp, nay đầy dẫy những xác đồng bào bị Pháp giết rồi hất xuống đó. Và vĩ đại nhất là hầm trú ẩn phi cơ Đồng Minh suốt chiều ngang bên cạnh toà án, Pháp đã dẫn tới đây hàng truỗi người bắt đứng xếp hàng, rồi bắn chết hất xuống nơi trú ẩn này; tập trung có hàng ngàn xác chết."
Xem thêm:
Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận, Nam Á, Paris, 2002, cuốn 4, chương ba, trang 2141-2146.
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |