|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Dương Hùng Cường
(1934 - 21.11.1987)
Nếu không kể những văn nghệ sĩ được CSVN cho về nhà vài ngày để chờ chết thì, Dương Hùng Cường là một trong những nhà văn bị chết trong tù. Cái chết của ông, cho đến nay, vẫn không ai được biết rõ nguyên nhân.
Dương Hùng Cường là một nhà văn miền Nam Việt Nam, nổi tiếng, dù viết không nhiều. Cho đến ngày qua đời, ông chỉ cho xuất bản trước sau ba tác phẩm. Đó là các cuốn “Buồn Vui Phi Trường,” “Lính Thành Phố” ký sự và “Vĩnh Biệt Phượng” tiểu thuyết. Mặt khác, Dương Hùng Cường cũng nổi tiếng với bút hiệu Dê Húc Càn, trên tuần báo trào phúng Con Ong của nhà báo Minh Vồ.
Bút hiệu Dê Húc Càn của nhà văn Dương Hùng Cường được ký dưới những bài viết châm biếm tệ trạng xã hội, tố cáo những bê bối của các nhân vật tai to mặt lớn ở miền Nam…
Theo tác giả Ngộ Không trong loạt bài sưu tầm những bài viết về nhà văn này thì, nhà văn Dương Hùng Cường sinh ngày 1 Tháng Mười, 1934, tại Hà Nội. Ông mất ngày 21 Tháng Mười Một, 1987, tại nhà tù Phan Đăng Lưu, Gia Định.
Qua hai ký sự “Buồn Vui Phi Trường” và “Lính Thành Phố” độc giả biết, Dương Hùng Cường là một quân nhân, phục vụ trong binh chủng Không Quân. Nhưng người ta sẽ không biết rõ phần đời quân ngũ của ông, nếu không có đoạn hồi ký của nhà văn Nguyễn Thụy Long, tác giả tiểu thuyết “Loan Mắt Nhung.” (1)
Trong hồi ký viết về những ngày đầu khi mới gia nhập binh chủng Không Quân, trước khi trở thành nhà văn, Nguyễn Thụy Long kể rằng, chiều chiều, tan sở, ông lấy xe đạp, đạp ra khỏi trại, hoặc đi học thêm, hoặc gặp bạn bè.
Ông nhắc tới những người bạn văn nghệ thuở đó, có người đã thành danh, bước hẳn vào nghề cầm bút, như nhà thơ Hoài Nam từ Huế trở về Sài Gòn, đổi bút hiệu là Trần Dạ Từ. Nhà thơ, nhà văn Trần Thị Thu Vân có bút hiệu mới là Trần Thy Nhã Ca. Hai người bạn thời niên thiếu của ông đã có thơ, văn đăng nhiều trên các tạp chí uy tín, trong khi ông vẫn còn nao nức với mơ ước nghiệp văn của mình.
Ông viết: “…Tôi yêu thích những bài thơ của Cung Trầm Tưởng, cuốn phóng sự ‘Buồn Vui Phi Trường’ của Dương Hùng Cường và vẫn hy vọng được tiếp xúc với anh, góp phần vào tờ báo Lý Tưởng của đơn vị…” (Trích hồi ký Nguyễn Thụy Long).
Một người bạn cùng phi đoàn trực thăng với Nguyễn Thụy Long, có thơ được đăng tải trong nguyệt san Lý Tưởng của binh chủng Không Quân, được ông nhắc tới một cách thân ái là Hạ Sĩ Lưu Văn Giỏi, người làm thơ ca tụng nghiệp bay, có bài thơ “Nghiêng Đôi Cánh Sắt” được chọn đăng trong báo Lý Tưởng. Lưu Văn Giỏi đã trang trọng cắt bài thơ dán vào tập vở, trình bày hoa lá cành thật đẹp, dĩ nhiên có cả hình chiếc máy bay. Lưu Văn Giỏi hy vọng có ngày sẽ thu góp thành một tập thơ để ấn hành… Trong khi mơ ước trở thành nhà văn của ông Long vẫn mờ mịt!
Chẳng những thế, ngay những ngày mới nhập ngũ, ông đã gặp một “tai nạn nghề nghiệp” khá trầm trọng, nếu không được “đàn anh” Dương Hùng Cường kịp thời can thiệp.
Tác giả thuật rằng, khi ông lái chiếc xe đa dụng “tractuer” ra khỏi cổng phi đoàn, ngang qua một nhóm lính bị kỷ luật, đang làm công tác “cỏ vê” thình linh ông nghe một người tù có vẻ lớn tuổi hơn cả, quăng cái xẻng xuống, giận dữ, hét lớn:
“- Này, cái thằng cai ngục kia, mày dám đánh trung sĩ không thì đến đây. Tao Trung Sĩ Dương Hùng Cường ba gai số một đây, giỏi thì đụng ông.
Anh cai ngục không vừa, xách cây hầm hầm đi đến: Ở tù rồi thì thằng nào cũng như thằng nào, bất kể quan quyền. Ở đây tao là người có quyền, cấp bậc trung sĩ của mày không phải là to đâu, ông đánh hết…
Trung Sĩ Dương Hùng Cường đứng chống nạnh: Giỏi thì cứ việc
Đám tù đứng xổng người lên, một tay có vẻ ngang bướng: Mày mà đụng vào Trung Sĩ Cường hay bất cứ thằng nào ở đây nữa, chúng tao thịt mày liền.” (Trích hồi ký Nguyễn Thụy Long)
Giữa lúc căng thẳng đó, một nhân vật khác xuất hiện. Theo tác giả thì ông ta là trung sĩ “sếp sòng” ở cổng Phi Long, một người nổi tiếng hắc ám, từng phạt tân binh Nguyễn Thụy Long vài lần vì quân phục không nghiêm chỉnh.
Nắm bắt được vấn đề rất nhanh, ông cảnh cáo anh hạ sĩ coi tù rằng: “Thằng hạ sĩ còi kia, dù sao anh Cường cũng là hạ sĩ quan, mày không nên quá đáng. Thôi được, làm việc đi anh Cường. Tôi với anh là bạn, anh cứ cho nó thi hành nhiệm vụ, riêng với anh hưởng quy chế đặc biệt.”
Không đợi hạ sĩ cai ngục phản ứng, tác giả “Buồn Vui Phi Trường” nói lớn: “Mày coi chừng. Ông tướng tao còn không sợ, ‘mó dái ngựa’ đều đều nên mới phải vô đây, chúng mày chưa là cái giống gì…” (Trích hồi ký Nguyễn Thụy Long).
Vừa mới chứng kiến cảnh “nộ xung thiên” của ông nhà văn họ Dương, người Nguyễn Thụy Long ngưỡng mộ, mong sớm được gặp thì, tác giả “Loan Mắt Nhung” (sau này) đã bị ông “sếp sòng” cổng Phi Long thị uy, ra oai.
Lý do, ông Long được trung úy, sếp lớn, ra khẩu lệnh, mang đồ tiếp liệu về nhà riêng của ông ta, cũng trong vòng rào phi trường; nhưng không cấp giấy xuất kho, cũng không cấp giấy sử dụng công xa… Nếu bị kết tội thì đây là một trọng tội khiến người phạm tội sẽ phải ra tòa án binh; chắc chắn sẽ bị xử nhiều năm tù, và bị ghi vào quân bạ!…
Sau khi thông báo nội vụ cho cấp trên, ông trung sĩ “sếp” cổng Phi Long ra lệnh tống giam Nguyễn Thụy Long, ngay lập tức. Vì sự việc xảy ra vào lúc xế trưa, nên chiều hôm đó, ông Long không được cấp phát phần ăn. Nhà văn Dương Hùng Cường tình nguyện chia phần ăn của mình cho Nguyễn Thụy Long.
Với tư cách đàn anh đi trước, nhà văn Dương Hùng Cường tỏ dấu lo lắng cho Nguyễn Thụy Long. Ông hỏi Nguyễn Thụy Long, có thể có được một chứng cớ nào không? Thì, rất may là ông Long còn giữ trong túi mảnh giấy viết tay của ông trung úy, sếp lớn của tác giả “Kinh Nước Đen.” Bằng vào mảnh giấy có bút tự của viên trung úy kia, tác giả “Vĩnh Biệt Phượng” ngay buổi chiều ấy, đã cứu mạng Nguyễn Thụy Long trong gang tấc.
Trước đó, ông Cường cảnh cáo Nguyễn Thụy Long rằng: “…Mày chẳng là gì cả trong quân đội, một hạt cát, không được bằng một hạt cát, thân phận tối đen, tao đã trải qua rồi, tao nổi khùng, tao chửi toáng lên, sức mạnh của tao là ngòi bút, tao là văn sĩ mày biết không? Tao chống bất công ở bất cứ đâu…” (Trích hồi ký Nguyễn Thụy Long).
Tôi nghĩ khi ghi lại chuyện kể trên, ngoài việc muốn bày tỏ lòng biết ơn tác giả “Buồn Vui Phi Trường,” Nguyễn Thụy Long còn muốn cho độc giả thấy phẩm cách rất đáng kính trọng, đáng ngợi ca của nhà văn Dương Hùng Cường. Một nhân cách khá hiếm hoi, dù ở thành phần hay, giai đoạn nào trong xã hội!
Cũng chính Nguyễn Thụy Long đã ghi nhận rằng, chỉ vì tính cương cường chống lại mọi bất công áp bức của xã hội mà ông Cường dù tốt nghiệp chuyên môn ở trường huấn luyện Không Quân Marrakeck, Pháp, về nước, ông và các bạn đồng khóa được Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh hưởng chức trung sĩ QLVNCH. Nhưng suốt thời Đệ Nhất Cộng Hòa và một nửa thời gian thuộc nền Đệ Nhị Cộng Hòa, ông vẫn chỉ mang cấp bậc trung sĩ, trong khi các bạn đồng khóa, hầu hết là sĩ quan, kể cả sĩ quan cao cấp… (2)
————
Chú thích:
(1) Theo trang mạng Dòng Nhạc Xưa thì nhà văn Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938, mất ngày 3 Tháng Chín, 2009, tại Sài Gòn, hưởng thọ 71 tuổi. Trong sự nghiệp văn chương của mình, Nguyễn Thụy Long đã viết hơn 30 truyện trong đó có 20 tác phẩm hiện được lưu trữ tại thư viện của Viện Đại học Cornell, New York. Ông vào đời sớm, có thể nói thủa thiếu thời và những ngày mới lớn, Nguyễn Thụy Long thật sự là người của hè phố. Ông lặn hụp kiếm sống với đủ thứ nghề như một kẻ bụi đời chính hiệu, nhưng trái tim ông lại thuộc về một thế giới khác: Thế giới của cảm xúc, biến mọi nhọc nhằn thành chất liệu cho ước mơ văn chương. Từ đó người đọc có thể bắt gặp nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long có được sự nhẫn nhục và chịu đựng mọi nghịch cảnh một cách nhân ái, độ lượng. Một số những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thụy Long, có thể kể: Chim Trên Ngọn Khô, Vác Ngà Voi, Sầu Đời, Vết Thù… đặc biệt “Loan Mắt Nhung,” tiểu thuyết được dàn dựng thành phim, do đạo diễn Lê Dân thực hiện. Qua cuốn phim này, nhà văn Nguyễn Thụy Long lại càng được độc giả, quần chúng yêu thích hơn nữa. (Nguồn Wikipedia)
(2) Trường Không Quân Marrakech ở căn cứ không quân Avord, miền Nam Paris, Pháp. (Wikipedia-Mở)
- Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định
- Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định
- Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định
- Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn
- Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định
- Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định
- Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định
- Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định
• Nhà văn Dương Hùng Cường, một nhân cách hiếm, quý (Du Tử Lê)
• Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam (Phạm-Văn Duyệt)
- Dương Hùng Cường:'người viết văn hài' sinh nghề, tử nghiệp (Hồ Nam)
- Duyên Anh, Thương Sinh và Vũ Mộng Long (Dương Hùng Cường)
- Về cái chết bất ngờ của nhà văn Dương Hùng Cường (Du Tử Lê)
- Dương Hùng Cường, bất ngờ khó tin, giữa vùi dập (Du Tử Lê)
- Về cái chết bất ngờ của nhà văn Dương Hùng Cường (kỳ cuối 04)
(Du Tử Lê)
- Cái Chết của Nhà Văn Dương Hùng Cường (Hoàng Hải Thủy)
(Nguyễn Mạnh Trinh)
- Vĩnh Biệt Phượng, Vĩnh Biệt Buồn Vui Phi Trường (Nguyễn Mạnh Trinh)
- Ký giả Dương Hùng Cường nơi Đài Tưởng Niệm Phóng Viên ở Normandie
(Hồ Đắc Túc)
Tác phẩm trên mạng:
- Nếu chàng Trương Chi đẹp trai
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |