|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Dương Hà
(25-2-1934 - 20.8.2018)
Lịch sử có những giai đoạn đáng ghi nhớ, và là những cái mốc được đánh dấu như một định mệnh, rong ruổi trải dài trên số phận đất nước. Bước ngoặt làm thay đổi vận mệnh Việt Nam ở thế kỷ XX, được ấn chứng ở nhiều thời gian như vậy, ví dụ năm 1954, hiệp định Geneve ký kết, đặt miền Nam thoát khỏi ảnh hưởng của một Nam kỳ tự trị trực thuộc Pháp quốc, miền Bắc trở thành miền đất xã hội chủ nghĩa, rồi cuộc chiến tàn khốc xảy ra hằng bao thập kỷ để chỉ tìm một lý triết sống còn cho dân tộc...
Giai đoạn trước 1975, miền Nam Việt Nam nằm trong một không khí thấm đẫm văn hóa phương Tây, nên ảnh hưởng khá nhiều nếp sống phóng khoáng, từ đời sống đến văn chương... Tước bỏ lối học từ chương, nặng nề Nho giáo và Hán tự, mọi thắm nhập nhanh chóng vào lòng người, thay đổi tư thế nhân văn với chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latin. Giai đoạn những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ là một khám phá còn sơ khai nhưng đã giúp xuất hiện nhiều tác phẩm văn chương, được in trên nhiều phiên bản của làng báo tiên phong, hoặc trên các tập quảng cáo Nhị Thiên Đường v.v...
Tiên phong trong phong trào tân văn, những ngọn đuốc lừng danh như Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Phi Long... đã giúp văn học Nam Kỳ có một sắc thái bình dân riêng biệt. Những năm 40-50, chưa có sự góp mặt văn chương của các sĩ phu miền Bắc, nên sự trinh nguyên của một dòng văn chính thống rạch ròi phương Nam. Từ ngôn ngữ đến sắp xếp cốt chuyện, phần đông tình tiết đơn thuần đạo lý, thiện ác phân minh, mà các nhà nhận định cho rằng là dòng tiểu thuyết có hậu. Ngoài cái say mê ngâm vịnh thơ Lục Vân Tiên, các quyển tiểu thuyết bình dân đã luân lưu một cách kỳ thú từ thành thị đến thôn quê, nhờ sức quảng bá của các tập quảng cáo Nhị Thiên Đường nêu trên, lòn lõi kèm theo những món hàng tạp hóa tặng không cho dân quê.
Khí thế tự nhiên của văn học Nam bộ, di chuyển sâu sát bình dân như thế đến tận tay người đọc, còn có lớp văn học sang trọng hơn được in feuilleton trên các tờ nhật trình sơ khai của làng báo Việt Nam. Chính hình thức giản đơn bình dân của các tiểu thuyết đăng hằng ngày cách đây gần một thế kỷ, là một hình thức sang trọng, quyến rũ mang một đặc thù hết sức hay ho tuyệt vời. Tầng lớp nhà văn thời đó, tiếp nối lớp tiên phong trong quá trình tạo lập một phương cách viết và một phương cách đọc, có thể kể Bình Nguyên Lộc, An Khê, Dương Hà, Sĩ Trung... đã cách tân lối hành văn phôi thai mộc mạc vì chữ nghĩa tiếng Việt thời đó còn hạn chế. Văn phong còn rào đón một cách cổ xưa, theo cách đối đáp văn cách bình dân ruộng vườn. Nhà văn Dương Hà trưởng thành từ dấu mốc lịch sử đó, có một tân khai chữ nghĩa dòng Latin làm quốc ngữ, thay thế Hán tự đặt nặng lên vai dân tộc suốt gần 20 thế kỷ chưa bao giờ ngớt không khí chiến tranh.
Từ nơi chôn nhau cắt rún, dò dẫm từng bước đường lập thân, Dương Hà quầy quả rời Bạc Liêu từ lúc 16 tuổi, cô thân độc mã lội ngược vào vùng ánh sáng để bước vào mê lộ văn chương. Ôm theo hành trang lập nghiệp, ở một lứa tuổi trong ngần phong phanh trên nếp áo phiêu lãng và cương nghị, việc thực hiện đầu tiên đánh đố với mệnh số là chọn cho mình một hướng văn chương hằng mơ ước để đi vào đời. Dương Hà sang trọng đặt lên vai một ý niệm chân phương về nghề cầm bút, và hầu như anh đã trao trọn vẹn cuộc đời vào môi trường lý tưởng mà mình đã chọn. Chính vậy, khi vừa đặt chân lên Sài Gòn hoa lệ, một hòn ngọc viễn đông mà tâm thức chân quê đều trông ngóng một lần hội ngộ, anh bước chính thức vào làng báo.
Và việc đầu tiên, như định mệnh dàn sẵn một phương trình để an bày cho người nghệ sĩ một cuộc an vị lâu dài trong lâu đài mộng ước. Cũng năm 1950 này, tuyển tập truyện ngắn Bên Song Cửa được NXB Long Giang ấn hành, như chào đón một văn tài vừa tròn 16 tuổi, đã khẳng định được nét tài hoa kỳ vĩ. Với nhân dáng thư sinh phiêu bồng trên mái tóc, sự đa mang hệ lụy văn chương, không phải ai muốn lúc nào cũng được, mà hình như số mệnh đã định đoạt sẵn. Dương Hà sánh vai cùng các nhà văn Nam bộ đồng song khác như Ngọc Linh, An Khê, Trọng Nguyên, khoác lớp y trang báo chí với hằng loạt phóng sự, rồi chuyển sang viết tiểu thuyết. Đường hướng của thời buổi xa xưa ấy, tác phẩm được tới quần chúng một cách sát sao nhất lại là những truyện dài đăng từng kỳ trên nhật trình, mà người ta thường gọi là viết feuilleton. Cái tục hệ lụy đam mê của dân Nam bộ từ thành thị đến thôn quê, không thể nào sửa được, là sáng sớm tinh sương, lúc bụi đường còn nằm lắng đọng giữa khói bếp và sương mù, có thói quen ra quán cà phê giữa làng, rót từng giọt cà phê sữa đậm đặc (xây nại) ra dĩa nhỏ, ngồi gác chân lên ghế đẩu, húp từng giọt nóng béo ngậy đậm đà, vừa dán mắt vào trang báo nhật trình, sau những tin thời sự là đọc ngấu nghiến đoạn feuilleton nối tiếp phần cốt chuyện hôm qua. Nhà văn Dương Hà là một trong những tác giả thời đó, đã truyền cảm giác say mê đến đọc giả, hằng ngày hồi hộp ngồi chờ đọc tiếp tiểu thuyết yêu thích trên trang ba nhật báo.
Năm 18 tuổi, Dương Hà đường hoàng bước ra văn đàn với vóc dáng lớn của một nhà văn thành danh, bằng sức hút kỳ diệu của truyện dài Bên Dòng Sông Trẹm. Mà đến nay không biết bao nhiêu lần tái bản, chuyển thể qua nhiều tác phẩm sân khấu cải lương, cũng như nghệ thuật thứ 7 tôn vinh nhà văn qua nhiều bộ phim điện ảnh. Hơn nửa thế kỷ, Bên Dòng Sông Trẹm vẫn là một tác phẩm đóng rực rỡ dấu ấn lên đời sống nghệ thuật của nhà văn Dương Hà. Dù anh đã dâng trọn hết cuộc đời cho văn học, xuất bản hơn 50 tác phẩm, nhưng khi nhắc đến nhà văn Dương Hà là tầng lớp đọc giả đều ấn tượng đầu tiên trong tâm thức là Dương Hà Bên Dòng Sông Trẹm. Sự sáng tạo đưa thẳng vào hồn người như một kiên định hiện hữu hóa thân trọn vẹn một kiếp sống vĩnh cữu của tâm huyết con tim. Quả thật, không thể dễ dàng mà phải trải qua bao nhiêu năm tháng nhào lộn trên những sợi đu bay phức tạp của cuộc đời này.
Hôm nhà văn Nguyễn Trọng Nghĩa, qua tôi để tìm lại ấn bản Bên Dòng Sông Trẹm vừa mới được NXB Thanh Niên ấn hành gần đây, với ý định sẽ khôi phục lại nét mới cho danh tác này, bằng tiếng nói điện ảnh. Chưa hiểu, đến giây phút nào đây bộ phim Bên Dòng Sông Trẹm mới nhất được công chiếu, nhưng tôi tin tưởng ở sức trẻ đầy sáng tạo và tài hoa của một cây viết đồng bằng Sông Cửu Long như Nguyễn Trọng Nghĩa, chấp bút thành kịch bản thì Bên Dòng Sông Trẹm sẽ được đào sâu và kỳ diệu hơn.
Tôi thường xuyên gặp gỡ nhà văn Dương Hà, đằng đằng sau ngày đất nước thống nhất, có lúc anh không nại sức khỏe đi cùng Dương Trữ La, Nguyễn Việt Nam... qua cầu chữ Y, ngồi lại rai trên một quán cóc ven đường. Có lúc tôi cùng anh em sang Cao Thắng (quận 3), kéo anh nhấm nháp vài ngụm rượu nhẹ tâm giao. Nhân dáng phiêu bồng của anh cũng như ngày nào, vẫn lãng bạt phong sương trên mái tóc và ánh mắt vẫn mơ màng giữa kiếp phù sinh. Nhà văn ôm trọn cái chân tâm thật trong sáng, anh quý mến bằng hữu một cách trân trọng bao dung, không phiền trách, không bon chen giữa những nét kiêu kỳ của một vài bạn văn nghệ trẻ tuổi háo danh. Tửu lượng, hình như trời đã trao tặng cho riêng nhà văn Dương Hà. Tôi không hiểu với trích tiên Lý Bạch oanh liệt của thời Đường, tửu lượng như thế nào, mà ôm trăng để gói gọn đất trời trong những vần thơ tuyệt diệu. Nhưng với Dương Hà, uống rượu cũng như viết văn, thận trọng tỉnh táo một cách kỳ lạ, và hình như ngày qua ngày tôi không thấy anh chìm ngấm trong cơn túy tửu tuyệt cùng. Vẫn khuynh khoát trong một nhân dáng đầy vẻ tiên phong đạo cốt, ngôn ngữ nhẹ hều như cơn gió thoảng qua, anh chậm rãi bên ly rượu, bàn luận chuyện đời lẫn văn chương, chuyện bằng hữu hay những kinh nghiệm bản thân từng trải, như truyền âm nhập mật lại cho trái tim kẻ hậu bối.
Bằng hữu qua lại viếng thăm nhà văn Dương Hà ngày càng đông, một phần khi về quận 2, gởi trọn lại đời mình cho thanh khí trong lành của vùng đất Thủ Thiêm êm ắng hiền hòa. Một phần, xa lánh cõi phồn hoa gió bụi đã cuốn hút cả đời người nghệ sĩ, từ thuở trai trẻ, cuốn trôi cả một quá khứ huy hoàng nhưng đầy hệ lụy của nửa thế kỷ qua. Nên lúc nào cũng vậy khi qua thăm anh, tôi cùng Trần Yên Thảo, hay Nguyễn Quốc Nam quá giang chuyến phà dưới chân thánh tượng anh hùng Trần Hưng Đạo Đại Vương, là luôn luôn tôi nhớ đến một dòng sông Trèm Trẹm giờ đã đổi thay cỡi lớp mang nặng nét văn minh cơ khí, không còn hình ảnh lãng mạn xa xưa. Giữa vật đổi sao dời, vẫn là chuyện chuyển hóa có-không của trời đất, nhưng không hiểu sao từ đó, tôi lại suy gẫm nhiều hình ảnh quá vảng kỷ niệm còn nằm xắp lốp trong trí não, đã biến dịch thay tên đổi họ, khi tôi vừa trở về thăm lại quê xưa, đã làm chùn bước giang hồ và nao nao lòng người...
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
Viết tại Thư trang Quang Hạnh
(Xuân phân 2011)
Tiểu sử DƯƠNG HÀ
Tên thật Dương Văn Chánh. Sinh ngày 25-2-1934. Nguyên quán Bạc Liêu.
Học Tiểu học ở quê nhà. Học Trung học tại Sài Gòn, cùng trường, cùng lớp với Dương Đại Tâm tức Ngọc Linh, và Dương Trọng Hải tức Hoàng Hải Thủy. Ba chàng học trò cùng họ Dương nhưng xa lạ nhau này đều, chẳng ai bảo ai, cùng trở thành ba nhà văn có thế đứng ở miền Nam Việt Nam.
Dương Hà khởi nghiệp cầm bút viết truyện ngắn trên các báo Sài Gòn khi còn là học sinh khoảng 1949-1950.
Từ một correcteur (người sửa bản in), một phóng viên săn tin tòa án, viết tin local, viết phóng sự, viết truyện ngắn cho các báo Mạch Sống, Nhân Loại, Sài Gòn Mới... thành ký giả chuyên nghiệp, thành nhà văn viết tiểu thuyết.
Thư ký tòa soạn Mạch Sống và Nhân Loại, chủ nhiệm Nhựt báo Dân, chủ bút Nhựt báo Sống Mới, chủ bút Tuần báo Đẹp.
Ông đã đạt được đỉnh cao của người cầm bút là cả một quá trình phấn đấu vươn lên.
Tác phẩm đầu tay của Dương Hà là tập truyện ngắn “Bên Song Cửa” được Nhà Long Giang - Sài Gòn, ấn hành năm 1950 khi nhà văn vừa tròn 16 tuổi.
Dương Hà là một trong những nhà văn viết feuilleton ăn khách một thời Sài Gòn (1954-1975), cùng thời với Trọng Nguyên, Tùng Long, Bình Nguyên Lộc, An Khê, Ngọc Linh, Thanh Nam, Sĩ Trung, Ngọc Sơn, Phi Long, Nguyễn Ngọc Mẫn... Dương Hà được độc giả mến mộ nên được các chủ báo thời ấy đặc biệt ưu đãi.
Đến năm 1975, ông đã có trên 50 tác phẩm được xuất bản góp mặt trên văn đàn miền Nam Việt Nam (Theo tài liệu Hoàng Hải Thủy).
Ngô Nguyên Nghiễm
Nguồn: Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quang Tôi III
Nxb Thanh Niên, 2011
Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022
Cùng Tác Giả
Cùng Tác Giả:
- Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
• Nhà Văn Dương Hà, Một Dòng Sông Trẹm Chảy Ngang Tiềm Thức Đời Người (Ngô Nguyên Nghiễm)
Bên Dòng Sông Trẹm (Hoàng Hải Thủy)
Nhà văn Dương Hà và Bên Dòng Sông Trẹm. (Nguyễn Thị Hàm Anh)
Nhà văn Dương Hà: Tác giả "Bên dòng sông Trẹm" qua đời (Hòa Bình)
Bên Dòng Sông Trẹm (vnthuquan.net)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |