|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Du Tử Lê
(1942 - 7-10-2019)
Nhà thơ Du Tử Lê (1942-) trong giai đoạn văn học miền Nam 1954-1975 đã có những đóng góp trong việc cách tân, thử nghiệm làm mới thi-ca qua chính sáng tác của mình – ông còn là nhà báo và đã tham gia thể-loại tiểu thuyết và bút ký văn-nghệ, nhưng sự đón nhận hình như không được đồng đều. Trước 1975, ông được giải Văn học Nghệ thuật Toàn-quốc năm 1973 với một phiếu đa số, theo báo chí thời bấy giờ thì hội-đồng truyền-trạch môn thơ thích thi-ca có vần điệu hơn là những cách tân kiểu của ông trong tập Thơ Du Tử Lê (X. Tạp chí Văn Học SG, số 179, 3-1974, số đặc biệt về giải Văn học nghệ thuật năm 1973; ngoài ra có sự kiện một số giám khảo như Nguyên Sa đã rút tên để chống lại luật kiểm duyệt 007/72 lúc bấy giờ!).
Thơ Du Tử Lê (1964), tác phẩm đầu tay của ông, không gây tiếng vang, tập thứ hai, Tình Khúc Tháng Mười Một do Nhân Văn xuất bản năm 1965 và thứ ba, Tay Gõ Cửa Đời (1967), bắt đầu gây chú ý, cho người thưởng ngoạn một số dấu chỉ rằng nhà thờ họ Lê muốn khai phá một con đường thi-ca khác lối đã quen, ở ngôn ngữ, ở cách diễn tả và đôi khi ở những bất ngờ tình ý:
"tôi từ đó nhỏ nhoi như châu chấu
như cào cào vỗ cánh chả bay xa
người yêu tôi là thảm cỏ mượt mà
khi tôi đậu nàng uốn mình cảm động
(...) tôi từ đó khật khừ như bọ ngựa
tình đam mê không dấu nổi mọi người
hồn đắm đuối làm sao che sự thật
tôi từ đó ải dòn như củi mục
như mảnh bom miếng đạn vỡ trên không
người tôi yêu đêm nước mắt đanh trong
tôi chợt nhớ từ lâu đã già trước tuổi".
(Giao Khúc Tháng Sáu, Tình Khúc Tháng Mười Một).
Trong cùng thi tập TKTMM ông cất tiếng ca tình ái đầy mặc cảm:
"Tôi lớn lên trong vỏ ốc cuộn tròn
Triền nước mặn ướp xác thân nhăn nheo
Con nước rút về phía sau thành phố ghẻ lở
Tôi làm người tôi khốn khổ từ đây
Rồi ngày tháng mưa bay mắt cuồng tuyệt vọng
Vỏ ốc vỡ tôi trần truồng trong ánh sáng chiến-tranh
Mảng cát bồi đắp thêm hồn tôi
Miếu đền, mộ chí
Tôi nghĩ sao không là cây cói mọc
Ven bờ quê-hương dốc thoải
Để khi nước hết mặn, lòng cát sẽ khô
Tôi sẽ nức nở nhìn mặt trời ứa rụng trên bãi phù sa
Tôi làm người tôi khốn khổ từ lâu". (Tình Khúc)
Tập thứ tư, Thơ Du Tử Lê 1967-1972 xuất bản năm 1972 được giải Văn học nghệ thuật năm 1973. Tập gồm những bài thơ đầy bi phẩn đối với cuộc đời, cuộc chiến, tâm tình chán chường - những "con vi trùng không tên / đục rỗng tôi tự đó .." (tr. 109), tình ái bi luỵ hoặc hồn nhiên cao cả, tình riêng nhẹ bên cạnh tình quê hương đất nước. Bài Vở Lòng Cho Một Người Con Gái Mỹ nói lời tuyệt biệt người nữ Donna, như một khẳng định một chỗ để Về - trong vế Đi với Về, một ý thơ thân thương của ông: "Không bao giờ đâu Donna, Donna / dù anh có yêu em / hơn bất cứ một thứ gì trên đất Mỹ / thì anh cũng vẫn trở về / anh vẫn phải trở về quê hương anh ..." (tr. 71).
Thời này Du Tử Lê đã có một số sáng tác nói đến cái chết như bài Lúc Người Chết, Chết Đuối trong tập Thơ Du Tử Lê 1967-1972, nhưng cái chết ở đây trừu tượng, chung chung, không đặc thù:
"con vi trùng không tên / đục rỗng tôi tự đó
cơn sốt người bao năm / hôm nay còn vật vã
tháng năm tôi dựng ngược / mắt mù cơn mưa say
trán khô vùng bão rớt / cát ngủ trong đầu già
vai nhô vùng rét buốt / trông chừng cánh chim qua
hồn dài con nước lớn / chia nghìn chân đi xa..."
(Chết Đuối, tr. 109)
Tập thơ cuối xuất bản trong nước trước 1975, Đời Mãi Ở Phương Đông (1974), đã cống hiến cho người thưởng ngoạn nhiều bài thơ hay, ngọt ngào, khiêm tốn hơn và sau này được phổ nhạc. Có thể nhờ tình yêu, nhà thơ lạc quan hơn dù nỗi đau chung, thân phận chung vẫn không thoát khỏi được. Có những vần thơ tình yêu trẻ trung:
"... như chim đi theo đường gió nghẹn ngào
sương với lá trong lòng nhau quấn quýt
sông với núi không bao giờ cách biệt
đêm với ngày sự thực chẳng chia tay
những cánh rừng yên ngủ với heo may
nhưng có phải trái tim nồng vẫn đập"
"khi ta đến nhỏ ở đâu hỡi nhỏ
dưng lòng ta suối bỏ núi qua rừng
thương mắt nhỏ bóng chim buồn ngủ đó
tiếc gì nhau? đời kể đã như không ...".
Từ những năm 1973, thơ Du Tử Lê đã đụng đến Hư vô, bằng chứng qua Một Bài Thơ Nhỏ:
"Người về như bụi / vàng trang sách xưa
người về như mưa / soi tìm dấu cũ
Tôi buồn như cỏ / một đời héo khô
tôi buồn như gió / ngang qua thềm nhà
thấy ai ngồi đợi / bóng hình chia đôi
sầu tôi lụ khụ (...)".
Cuộc tìm kiếm cái Tôi đó, liên lũy:
"Như con chim bói cá / Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất / Trong vũng nước cuộc đời.
Như con chim bói cá / Tôi thường ngừng cánh bay
Ngước nhìn lên huyệt lộ / Bầy quạ rỉa xác người...
(Khúc Thụy Du).
Tình Yêu là một đề tài lớn và dài hơi đối với Du Tử Lê. Tình ở ông đa dạng, thường trong tình cảnh éo le, bất ngờ. Ở ông, hệ luỵ dục tình có mặt nhưng khá mờ nhạt bên cạnh những cao cả, tuyệt vời của tình yêu. Có lúc nhà thơ âu yếm gọi người yêu là "nhỏ": "Khi ta đến nhỏ ở đâu hỡi nhỏ / dưng lòng ta suối bỏ núi qua rừng ...", "Anh đã hứa em an lòng hỡi nhỏ / ta sẽ về tới chốn của riêng nhau ..." (Đời Mãi Ở Phương Đông); "... Con sóc nhỏ mang hồn lên núi lạ / ta chim rừng cánh đã mỏi thương đau / hương cỏ dại mát chân người ngà ngọc / em bảng đen vôi trắng giết đời nhau (...)" (Thơ Cho Nhỏ).
Tình yêu nhẹ nhàng, chút ngây thơ, nhiều mộng, với cánh bướm và con dế hát:
"... Ta ở đó đời ta không có tuổi
em sẽ thành cánh bướm lúc mơ vui
em sẽ thành con dế lúc khuya nguôi
cất tiếng hát ... phân ưu tình ai dang dở"
(Đời Mãi Ở Phương Đông)
Tuyên ngôn tình yêu thấm đượm tín ngưỡng đã được Du Tử Lê công bố lần đầu qua bài Phúc Âm Nàng trong tập Thơ Du Tử Lê 1967-72. Người yêu Thụy Châu đưa nhà thơ đến gần Chúa, qua nhiều chặng tâm linh, từ nhập môn "xin những điều vớ vẩn" quỳ dưới chân nàng thay vì những đấng tối cao hơn, đến chỗ hiểu được thế nào là mầu nhiệm:
"(...) vâng chúng tôi thường gặp nhau vào mỗi chiều thứ sáu
ngày chúa bị đóng đinh
ngày giáo dân không được phép ăn thịt
(để tưởng nhớ đến ngài)
tôi là kẻ đã tự đặt mình ra ngoài vòng tín ngưỡng
nhưng đôi khi cũng bàng hoàng"
Nhà thơ đã ngạo mạn tôn thờ người nữ thành Tin Mừng cho đời chàng chăng?
"Nàng buồn như trái chín / mắt gầy đêm mưa xanh
hồn căng trên thập tự/ đầu cúi xuống dương gian
chớp hoài đôi mắt ướt / tôi thích được quỳ dưới chân nàng
chỉ để xin những điều vớ vẩn".
(Phúc Âm Nàng).
Và chợt nhận ra dù mình vô thần nhưng cuối cùng đã mặc nhiên tôn thờ một Chúa:
(...) tôi thích được quì dưới chân nàng
để xin những điều vớ vẩn
(...) tôi không tin thượng đế
nhưng lại chắc một điều là hận thù có thật
cũng như tôi tin nàng tuyệt vời
hơn bất cứ một người đàn bà nào hiện đang có mặt
(...) nàng tin nơi tình yêu
như giáo dân tin nơi phép nhiệm mầu của chúa
hãy tin ôi hãy tin
nước sẽ rút về bờ kia tuyệt vọng (...)".
Du Tử Lê còn có những bài đầy một nỗi buồn tuyệt vọng và chân thành, nhiều giãi bày và tiên tri của một người tin ở sứ-mạng đến với đời như một nhà thơ:
"... hãy mang đi hồn tôi / một hồn đầy côn trùng
một hồn đầy tháp chuông / ngân nga lời báo tử" (Lúc Người Chết).
Từ đầu thập niên 1970, Du Tử Lê đã muốn mở một con đường thi ca với âm điệu và ngôn ngữ riêng. Tập Thơ Du Tử Lê 1967-1972 bước những bước dè dặt thám hiểm vùng tâm thức và tư duy. Du Tử Lê đã thành công sáng tạo một số hình ảnh và từ ngữ của riêng ông: khúc thụy du, hựu ca, nhỏ, v.v... mà những con dế, vi trùng, v.v... cũng có vẻ thích hợp với mạch thơ của ông, nói chung cũng rất Du Tử Lê! Chúng tôi nghĩ Du Tử Lê sẽ còn được nhắc đến như một nhà thơ có nội dung và có thi tính đặc biệt. [Sau 1975, Du Tử Lê di tản ra khỏi nước ngay từ đầu và từ sau “Cởi Trói” đã có ít nhất 2 tập thơ được xuất-bản ở trong nước: Thơ Tình (Văn Nghệ TpHCM, 2005) và Giỏ Hoa Thời Mới Lớn (Hội Nhà Văn 2014)].
- Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận
- Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
• Tưởng nhớ 5 khuôn mặt văn chương (Trần D. Nho)
• Những lần gặp (ít ỏi) Du Tử Lê (Trần Yên Hòa)
• Du Tử Lê (Nguyễn Vy Khanh)
• Du Tử Lê (Học Xá)
• Phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê: “Dù tôi có lên tiếng hay không, sự thật vẫn còn đó” (Tuấn Khanh)
Thi sĩ Du Tử Lê, tác giả ‘Khúc Thụy Du,’ qua đời, hưởng thọ 77 tuổi (Đỗ Dzũng)
Thi Sĩ Du Tử Lê: Hơn Nửa Thế Kỷ Thơ, Đẹp-Trầm-Luân-Rạng-Rỡ (Nguyễn Lương Vỵ)
Ra Mắt Tập Tùy Bút "Trên Ngọn Tình sầu" của Nhà Thơ Du Tử Lê - 22 tháng 10, 2011 (cothommagazine.com)
• Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)
• Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Nhà văn Tuấn Huy (Du Tử Lê)
• Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết (Du Tử Lê)
- Những sáng tác phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê (hopamviet)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |