|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Trong sự kiện văn chương rất náo nhiệt suốt thời gian qua trong nước, một trong những người được coi là ” trong cuộc” là nhà thơ Du Tử Lê, nhưng ông lại chẳng hề lên tiếng. Thật đáng để thắc mắc. Khi hẹn ông trao đổi về chuyện này, tôi thấy rõ ông ngập ngừng ít lâu, nhưng rồi nhận lời.
Thế nhưng việc nhận lời của nhà thơ Du Tử Lê cũng rất oái ăm: Ông đề nghị phần trao đổi không được nhắc đến cụ thể tên của một người nào, cũng như xin dừng “bẫy” ông vào đại cục của một đợt phán xét căng thẳng có liên quan đến ông, hiện tại,
Du Tử Lê nói ông chỉ muốn im lặng. Trong phần hỏi-đáp rất ngắn dưới đây, nhà thơ Du Tử Lê có giải thích về sự im lặng của ông, với nhiều ngụ ý.
1. Văn nghệ Việt Nam, hay nói rõ hơn là văn nghệ ngôn ngữ Việt, vẫn xảy ra rất nhiều scandal từ nhiều năm nay. Gần đây chẳng hạn. Nhưng giữa xôn xao ấy, điều rất lạ là ông từ chối lên tiếng và trả lời với nhiều nơi, dù có liên quan đến mình. Ông có thể cho biết vì sao?
DTL: Tôi từ chối lên tiếng, trả lời chỉ vì đơn giản, tôi nghĩ, đó cũng là một thứ tai nạn. Khi một tai nạn xảy ra, tôi tin cả hai phía đều không ai mong muốn. Vì thế, trước tấm lòng của những nhà báo nghĩ tới và hỏi tôi, tôi chỉ có một câu trả lời, rất thành thật là:
“Cám ơn. Mong mọi chuyện sớm qua”.
2. Trong một lần trò chuyện, ông có nói rằng mình thấy sợ hãi cuộc sống bên ngoài nên đã chọn cách tồn tại và im lặng. Nhưng đôi khi im lặng có biến mình thành phía khác của sự thật và cái đúng không, theo ông?
DTL: Anh cho tôi một câu hỏi rất sâu sắc. Tôi từng bị đôi người cho rằng: Khi tôi chọn cách “tồn tại và im lặng” thì vô tình hay hữu ý, tôi đã “phản bội sự thật!” Tôi đã cổ súy cho cái sai! Dung dưỡng cái không đúng!…
Câu trả lời quen thuộc của tôi là: “Xin lỗi! Đó là tính trời! Biết sao giờ?”
Tuy nhiên hôm nay, ở đây, bằng vào tình thân có giữa chúng ta, tôi xin nói rõ quan điểm của mình:
– Tôi cho rằng, đứng trước sự thật, chúng ta chỉ có duy nhất, một sự thật. Trường hợp nào thì cũng không thể có hai sự thật… Cũng vậy, khi chúng ta đúng trước cái sai, cái không đúng…
Cũng khởi từ tình thân chúng ta có với nhau thì, Tuấn Khanh cho tôi được thêm rằng:
“Im lặng đôi khi mang ý nghĩa của sự tha thứ, im lặng đôi khi còn vì hoàn cảnh… Nhưng tôi vẫn thấy: Tôi im lặng vì tôi biết, với thời gian, sự thật vẫn nguyên vẹn đó. Và tôi không có khả năng đánh tráo hoặc đổi thay nó được”.
Nói cách khác, trước sự thật hay đúng sai, dù tôi lên tiếng hay không thì cũng chẳng vì thế mà nó bị biến dạng, dù lúc nào, ở đâu.
3. Thế giới văn nghệ nhìn qua thì rất đẹp, nhưng thật sự bên trong đầy những tai ương. Có thể là ghen ghét, có thể là bất phục… từ đó dẫn đến chuyện giày xéo lên nhau. Ông đã bao giờ đứng trước một bối cảnh như vậy? Đối diện với nó, ông đã làm gì?
DTL: Tôi xin trả lời anh ngay rằng, trong quá khứ, tôi không chỉ phải đối điện với những tai ương như anh mới nói, mà tôi còn từng là nạn nhân những tai ương đó nữa.
Gần đây nhất, có người đã thay đổi một vài chữ ở một vài đoạn thơ, trong một bài thơ của tôi, rồi tung lên Internet với những kết án, chụp mũ, nguyền rủa bằng những ngôn ngữ không thể bình dân hơn! Lập tức hàng chục cá nhân khác nhao nhao “ném đá” tôi, như nấm độc mọc sau mưa!
Tôi vẫn chọn thái độ im lặng.
– Tại sao?
Bởi vì tôi nghĩ, nếu việc chụp mũ, ném đá tôi là một “khoái cảm”, dù là thứ khoái cảm thấp hèn hay bệnh hoạn, tâm thần… thì, tôi nghĩ chí ít, tôi cũng đã làm được một việc… “hữu ích” là đem lại cho đám người đó, những giây phút “khoái cảm bệnh hoạn” ấy.
Giả dụ có một ai đó, đủ liêm sỉ, dương danh với đầy đủ tên tuổi, địa chỉ thực và, nếu tôi thấy kẻ đó đáng cho tôi quan tâm, thì tôi chắc chắn tôi sẽ nhờ đến tòa án, như đã từng. Ngoài ra, tôi sẽ không để những chuyện đó ảnh hưởng tới công việc hàng ngày của mình. Tuấn Khanh hiểu, quỹ thời gian của tôi còn lại quá ít, để mất thì giờ vào những chuyện như thế.
4. Sau năm 1975, khi nền văn nghệ của người Việt hải ngoại hình thành, đã có một sự ngăn cách rõ về tư tưởng, quê hương…. Thậm chí việc không nhìn nhận nhau thông qua lăng kính chính trị cũng khiến sự cách biệt này lớn hơn nữa, tạo ra một khoảng không dễ dàng “vay mượn” lẫn nhau mà không cần nhìn nhận – đã có rất nhiều chuyện như vậy với cả hai phía. Đứng ở phía của một người làm văn nghệ ngôn ngữ Việt, có được trải nghiệm về việc không được nhìn nhận, ông cảm thấy thế nào?
DTL: Tôi vẫn quan niệm, giữa “nhìn” và “không” nhìn nhận có một “bản lề” lớn. Bản lề đó là “sự im lặng của đám đông”.
Động lực khiến tôi còn có thể tiếp tục làm việc tới ngày hôm nay, chính là sự tin tưởng của tôi, vào đám đông thầm lặng đó.
5. Chúng ta đã nói về sự cách biệt của người Việt, văn chương Việt, nhưng giữa nghịch cảnh ấy, vẫn có những động thái cá nhân đi qua biển, bơi về phía nhau, tạo dựng một khung cảnh mới: Người Việt trong nước bác bỏ kiểm duyệt gửi sách ra hải ngoại để in, người Việt hải ngoại thì tìm cách để lọt qua các khe hở để tiếp cận đồng bào mình. Thưa ông, đó có là một dự báo về tương lai?
DTL: Cám ơn câu hỏi này của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Tôi từng nói ở nhiều nơi rằng, chính thể nào rồi cũng sẽ qua đi. Cái còn lại sau cùng, vĩnh cửu vẫn là dân tộc, là đất nước. Mà, văn hóa nghệ thuật là một phần quan yếu của dân tộc đó. Nên nó sẽ tồn tại, sẽ sống sót đó, dù ở thể trạng nào.
6. Giả sử tôi đã lấy gì đó trong văn nghiệp của ông, gọi tên là của mình. Có thể đó là nỗi ám thị về ham muốn cái đẹp, có thể là kẻ trộm vặt, nhưng nếu tôi gọi điện thoại để thú nhận với ông. Chỉ một câu thôi, ông sẽ trả lời ra sao, thưa ông?
DTL: Tôi xin trả lời Tuấn Khanh ngay, rằng: “Cảm ơn và, hãy quên đi.”
(Ghi lại)
- Ông Giao Tiên đưa cô Thắm về làng Tuấn Khanh Nhận định
- Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình Tuấn Khanh Hồi ức
- Di sản VNCH đã gìn giữ một nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra sao? Tuấn Khanh Nhận định
- Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương Tuấn Khanh Hồi ức
- Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá lặng lẽ Tuấn Khanh Tạp bút
- Tác giả bức Thương Tiếc ở tuổi 90, xế chiều hiu hắt Tuấn Khanh Tạp bút
- Nhà Văn Nguyễn Huy Thiệp Qua Đời (1950-2021) Tuấn Khanh Tạp bút
- Ba đoạn văn xưa, gửi người hôm nay Tuấn Khanh Phiếm luận
- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (1925-2019), ra đi để lại một dư âm Tuấn Khanh Tạp bút
- Nhà báo Phạm Đoan Trang: "Viết và đọc sách là quyền không thể bị cưỡng đoạt" Tuấn Khanh Phỏng vấn
• Tưởng nhớ 5 khuôn mặt văn chương (Trần D. Nho)
• Những lần gặp (ít ỏi) Du Tử Lê (Trần Yên Hòa)
• Du Tử Lê (Nguyễn Vy Khanh)
• Du Tử Lê (Học Xá)
• Phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê: “Dù tôi có lên tiếng hay không, sự thật vẫn còn đó” (Tuấn Khanh)
Thi sĩ Du Tử Lê, tác giả ‘Khúc Thụy Du,’ qua đời, hưởng thọ 77 tuổi (Đỗ Dzũng)
Thi Sĩ Du Tử Lê: Hơn Nửa Thế Kỷ Thơ, Đẹp-Trầm-Luân-Rạng-Rỡ (Nguyễn Lương Vỵ)
Ra Mắt Tập Tùy Bút "Trên Ngọn Tình sầu" của Nhà Thơ Du Tử Lê - 22 tháng 10, 2011 (cothommagazine.com)
• Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)
• Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Nhà văn Tuấn Huy (Du Tử Lê)
• Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết (Du Tử Lê)
- Những sáng tác phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê (hopamviet)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |