1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. “Những chuyện rất Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Đức (Nguyễn Mạnh Trinh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-12-2020 | VĂN HỌC

      “Những chuyện rất Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Đức

       NGUYỄN MẠNH TRINH
      Share File.php Share File
          

       


             Nhà văn Đỗ Tiến Đức

      Chiến tranh. Tị nạn. Vượt biển. Định cư. Hội nhập. Tất cả những đề tài ấy có lẽ sẽ là những pho sách triệu triệu trang của các tác giả, không phải với riêng người Việt Nam mà cả với những tác giả ngoại quốc khác. Bên cạnh những nét tích cực, những tấm gương cần cù, can đảm làm lại cuộc đời từ bàn tay trắng còn có những nét tiêu cực, của những bi kịch, của những hãnh tiến, của những người lợi dụng thời thế để sống cho mình và hưởng thụ cho mình. Trong đời sống có nhiều mặt tương phản ấy, tác giả Đỗ Tiến Đức vừa là người kể chuyện, vừa là người diễn tả một phần nào tâm tư của mình, đã phác họa bằng văn xuôi, bằng truyện phim, bằng thơ trong tác phẩm vừa xuất bản đầu năm nay. Có chủ đích muốn diễn tả những mảng đời, có thể là điển hình của một thời đại đầy biến động của đất nước, tác giả muốn tác phẩm của mình như một tấm gương soi để phản ánh lại một thế thời.


      Trước năm 1975, Đỗ Tiến Đức viết “Má hồng”, một tiểu thuyết có tham vọng muốn ghi chép lại để mô tả một xã hội chiến tranh, mà ở đó những người trí thức trẻ đã hoặc tự lao vào hoặc bị lôi kéo đưa đẩy vào một thời thế mà những chuyện bi đát thương tâm xảy ra thường hằng một cách lạnh lùng bình thản. Sau năm 1975, ông bị cải tạo và vượt biển sang Mỹ. Đời sống của ông và những người chung quanh đã tạo nhiều cảm hứng cho văn chương ông. Ba tuyển tập truyện ngắn: Lối Vào, Vầng Trăng Trong Mưa, Tiếng Xưa, hình như đều có chung một mục đích mô tả những nhân vật có nét biểu trưng độc đáo của những người Việt Nam lưu lạc xứ người. Mỗi khuôn dáng, đều có ẩn tàng hoặc chuyên chở theo những nỗi niềm tâm sự, mà những bất hạnh dường như nhiều hơn và che khuất hạnh phúc.


      Đến những truyện ngắn trong tuyển tập này như: Một Chuyện Rất Việt Nam, Cõi Trần, Sợi Tóc, những bi kịch dường như bất tận với các nhân vật. Từ mối tình vượt qua chiến tuyến giữa ông bác sĩ “ngụy” và cô sĩ quan công an trong “Một Chuyện Rất Việt Nam” đến người đàn bà thân phận long đong như Thúy Kiều của cụ Tiên Điền, đã lỡ làng với mấy đời chồng mà khi nhắm mắt lâm chung chẳng có ai là thân nhân ruột thịt đưa tiễn của truyện “Sợi tóc”. Đời sống, dù ở trong nước nghèo khổ, hay ở nước ngoài sung túc cũng đều trải dài những nỗi buồn, mà, đôi khi do chính loài người tạo ra cho nhau.


      Có phải những nhân vật như thế rất gần với chúng ta? Ông bác sĩ dù vẫn còn yêu người tình cũ nhưng vẫn phải giả ngơ dưới bàn tay chỉ đạo của người vợ hiện tại. Chuyện ấy, không lạ với chúng ta, có rất nhiều những người “tương cận” với ông Nguyễn Ngọc Luận trong “Một Chuyện Rất Việt Nam” ! Hay, những chuyện luyến ái giữa các cụ cao niên ở những trung tâm người già, có biết bao nhiêu những người giống như ông Henry Trần bệnh hoạn dâm đãng đầy dẫy trong xã hội người tị nạn chúng ta trong truyện ngắn “Sợi tóc”? Chuyện trở về du lịch hoặc sống ở Việt Nam luôn luôn vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi và tác giả đã kể chuyện một vị tướng cảnh sát thời VNCH về thăm quê hương với những chuyện bi thảm xảy ra trong cuộc hành trình ấy. Dĩ vãng, và hiện tại, là những cơn ác mộng. Trong xã hội tha hóa, con người hình như đánh mất đi những nét thiên lương và, bóng tối mầu đen đã phủ chụp lên những tầm mắt, những cảm nghĩ. Đọc “Cõi Trần”, để thấy rằng dù ở đâu, xứ người hay quê nhà, chúng ta vẫn còn rất nhiều nạn nhân chiến cuộc, dù cuộc chiến tranh ấy đã dứt hơn ba chục năm ...


      Tác giả Đỗ Tiến Đức còn là một đạo diễn phim ảnh và một người viết truyện phim chuyên nghiệp. Tác phẩm mới này có lẽ là tất cả những sở trường của ông, nên có một truyện phim “Khu chợ ở Little Saigon”. Lại là một phản ánh đời sống, vừa xác thực, lại vừa có tính thời đại. Những hoạt cảnh của một đời sống mà thực giả, đạo đức và vô đạo đức, trộn lẫn trong đời sống đã có nhiều phức tạp mà tốt xấu như trong trạng thái mù mịt không phân tỏ được.

      Cũng có vài bài thơ, mà, tác giả đã làm trong những cảnh huống đặc biệt của đời mình. Riêng tôi, bài thơ cuối cuốn sách làm tôi cảm xúc. Bài thơ Tạ Ơn Anh:


      “Bài thơ được viết vào một dịp Lễ Tạ Ơn khi một độc giả gửi tới cho Thời Luận tấm hình chụp anh phế binh lê lết xin ăn ở một tỉnh lẻ Miền Nam Việt Nam và cùng lúc nghe tin một hội cựu quân nhân tổ chức khiêu vũ Thanksgiving ở vũ trường thủ đô tị nạn:

      Anh không còn đôi chân

      Lướt trên sàn khiêu vũ

      Anh không còn đôi tay

      Gối đầu em giấc ngủ

      Anh không còn là người

      Cũng không thành con thú

      Môi anh sao vẫn cười

      Mắt như vì tinh tú.

      Anh ngày xưa ngày xưa

      Là thiên thần Mũ Đỏ

      Chân anh mang giày sô

      Tay lái dù trong gió?

      Hay anh là nghĩa quân

      Giữ làng cho dân ngủ

      Hay anh là Mũ Xanh

      Tuyến đầu anh trấn thủ?

      Đất mẹ chưa ru anh

      Cuộc chiến tàn cờ rủ

      Tay chân làm phân xanh

      Vài ba bông dại nở

      Xưa lựu đạn dao găm

      Nay chiếc lon nho nhỏ

      Xưa đánh pháo diệt tăng

      Nay cơm thừa nước đổ

      Xưa đồng đội như rừng

      Gót giày vang mặt phố

      Nay xa cách muôn trùng

      Một thân nơi xó chợ

      Những người hai mươi năm

      Thoảng như cơn mộng dữ

      Còn mỗi khúc thân tàn

      Vinh danh ngày tháng cũ.


      Nguyễn Mạnh Trinh

      Nguồn: vietnamdaily.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thanh Tịnh và Tôi Đi Học Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Đọc thơ Trần Vấn Lệ Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Đọc Thơ Đường Ta Đi của Nguyễn Lê Minh Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Tưởng niệm Nguyễn Đức Lập Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Nguyễn Ðức Tùng: Từ “Thơ Ðến Từ Ðâu” đến “40 Năm Thơ Việt Hải Ngoại” Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Đọc Thơ Trạch Gầm Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - “Những chuyện rất Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Đức Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Từ Huỳnh Phan Anh đến Diễm Châu: Văn chương và thời thế Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Từ Huỳnh Phan Anh đến Diễm Châu: Văn chương và thời thế Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Đỗ Tiến Đức (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đỗ Tiến Đức

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      “Những chuyện rất Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Đức (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Đỗ Tiến Đức (Học Xá)

      Ðỗ Tiến Ðức: Từ Má Hồng đến những mảnh đời tị nạn  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Một Cuốn Sách, Một Thời Đạo Diễn – Yêu và Đỗ Tiến Đức  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Chuyện trò với Đạo diễn Đỗ Tiến Đức  (Trùng Dương)

      Đỗ Tiến Đức với tác phẩm mới nhất "Tiếng Xưa"  (Vĩnh Liêm)

      Phỏng vấn Đạo diễn Đỗ Tiến Đức  (Jimmy Nhựt Hà)

      Tiểu Sử Đỗ Tiến Đức  (tvvn.org)

      Nhà Báo Nhà Văn Nhà Đạo Diễn Đỗ Tiến Đức Ra Mắt Sách Phân Cảnh Phim Yêu  (nhinrabonphuong.blogspot.com)

      Truyện Dài ‘Tháng 4,1975’ Của Nhà Báo Đỗ Tiến Đức  (vietbao.com)

       

      Tác phẩm của Đỗ Tiến Đức

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tác phẩm trên mạng:

      - vietnamvanhien.org    - tvvn.org

      - Cái Hay Của Tác Phẩm Nửa Thế Kỷ Việt Nam

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)