|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
Cứ để ý ngay những đầu đề truyện ngắn của một số nhà văn trẻ bây giờ, cũng có thể thấy được sự khác biệt về ý-hướng sáng tác của họ và những người lớp trước.
Tiểu thuyết không phải là tả cảnh, tả tình nhưng là một suy nghĩ. Do đó truyện không còn phải là một giải trí, nhưng là một sự thức tỉnh đưa tới nhận định về cuộc đời.
Sự thay đổi ý-hướng đó có thể làm cho nhà văn không cần bận tâm về cốt truyện hay tình-tiết ly-kỳ, rùng rợn hay phức-tạp bi đát. Cốt truyện hay không phải là chủ- yếu của truyện vì sự suy nghĩ có thể khởi điểm từ bất cứ một sự việc nhỏ mọn, tầm thường nào. Do đó, đọc truyện, không còn đi tìm cốt truyện hay, nhưng là xem sự thức tỉnh đạt tới một chiều sâu đến đâu trong việc tra hỏi về ý nghĩa cuộc đời.
Cốt truyện của Dương-Nghiễm-Mậu không có gì đáng kể, nhưng cái hay của nó chỉ ở những suy tư của nhân vật chính là tác giả.
Tác-giả kể một người thanh niên có cái bướu ở cổ vì thế không đi dự dạ hội được với một người con gái mình yêu. Chính người con gái này cũng không muốn đi với Hạnh, tên người thanh niên. Cái bướu là dịp để Hạnh nhận định về số phận ở đời của mình, và câu chuyện trình bày sự hành-trình nhận thức đó của Hạnh.
Kỹ-thuật diễn tả độc-thoại nội tâm, Hạnh suy nghĩ tự hỏi để dần dần khám phá thấy một ý nghĩa cuộc đời. Rất nhiều đoạn trong truyện là một thứ nói chuyện với chính mình: tự tra hỏi và trả lời,…
Ví dụ: “Sao nó lại có ? Sao nó lại lớn ? Rồi có lớn đến chừng nào ? Trong làn da mỏng này là cái gì ? Cái kiếp trước của mình ư ?”
Hay: “Cái sự thực này làm anh không đến được với em và em run sợ nó. Không tại em, không tại anh, tại cái gì ? Tại người ta ư ? Hay tại cái kiếp trước của anh ?”
Hạnh nhận thấy rằng cái bướu là một sự thừa thãi ở trên thân thể anh, là một quái gở phi lý mà mọi người muốn chối bỏ. Nếu Hạnh sống có một mình ở đời này thì không sao, chàng sẽ nuôi nấng nó, giữ nó lại được.
“Nhưng tôi còn có những ràng buộc vây quanh, nên nó là kẻ xa lạ, một sự quái gở, một hiện tượng quái gở mà mọi người chỉ mặt gọi tên nó”.
Chính vì Hạnh còn có Thúy, người yêu, và xã hội chung quanh mà Hạnh muốn vứt bỏ cái bướu đi. Nhưng có thể vứt bỏ được không? Hạnh đi tìm những lý do có thể đưa tới những giải đáp. Đó có phải là di truyền, do cha mẹ chàng để lại không? Hạnh đi tìm xem lại những ảnh cũ của cha mẹ bây giờ đã mất, không thấy họ có. Hay tại kiếp trước của chàng?
“Anh là kẻ độc ác nham hiểm đã ra cửa này vào cửa kia cho người ta thù ghét và đánh dấu không cho lẩn mặt. Người ta đã điểm danh anh rõ ràng là hiện thân một sự nối tiếp đày ải mà bây giờ anh phải gánh chịu?”
Khoa học bây giờ có thể giải quyết được không? Hạnh đi tìm bác sĩ, nhưng họ xem mà không chữa vì đó là triệu chứng của ung-thư, không nói cho Hạnh biết ; tuy nhiên điều đó cũng làm cho chàng đoán được và buồn rầu bực bội trước một bất lực của khoa học. Hạnh có cảm tưởng đây là một số kiếp, định mệnh không thể tránh được và nhất là không được lựa chọn. “Anh cũng như mọi người không được quyền về sự sinh ra mình”. Nhưng Hạnh cũng nhận thấy: “Anh không thể không được quyền với thực tại”. Hạnh muốn thay đổi số phận, và ít ra, đó cũng là một lựa chọn theo ý muốn của chàng. Hạnh nghĩ đến việc đi tự tử. “Ít nhất ra tôi đã tự chọn cái chết”, tôi đã trách nhiệm một cuộc đời theo ý tôi. Hạnh ra nằm trên đường xe lửa, đợi chờ một chuyến tàu qua sẽ thực hiện sự lựa chọn của chàng. Nhưng chính lúc sắp xảy ra sự thực hiện đó, Hạnh như thấy một tiếng gọi: “Thế chính anh, anh không thể cắt nó đi được ư” làm cho Hạnh nhận ra một sự có thể có một lựa chọn khác, và Hạnh nhỏm dậy, lăn về bên cho chuyến tàu chuyển qua. Chàng về nhà, mua dao cạo, băng, cồn, thuốc đỏ. Thật là giản dị, chỉ cần một chút can đảm là “Tôi tự mang tôi đến đời sống”.
Nhưng Hạnh ngất đi khi cắt cái bướu, người ta đưa vào nhà thương cấp cứu. Khi Hạnh tỉnh lại, viên bác-sĩ đã từ chối chữa chàng mới nói thật cho chàng biết chàng bị ung thư. “Nếu để vậy thì nó phát ra chỗ thừa đó. Cắt nó đi sẽ lan vào trong. Rất khó chữa. Số mệnh của ông không còn bao lâu”.
Bây giờ thì Hạnh nhìn nhận số mệnh. Số mệnh của chàng là một sự cô đơn vì chàng là kẻ xa lạ của mọi người.
“Bao nhiêu năm cô đơn của tuổi trẻ anh đã mang theo - tuổi trẻ của một đứa bé mồ côi lang thang không biết la thét với ai - chỉ biết la thét với những chuyến xe lửa chạy qua mỗi ngày hú còi và phun khói. Chỉ biết mang mình ra khoảng trống đóng lấy những vai trò lừa dối mình. Khoảng trống bao la ấy đau buốt, nhức nhối chích vào thân thể anh… Anh đã đánh lừa và mang anh đến với em - em đã chịu đựng sự có mặt của anh – nhưng đến bây giờ em không còn đủ sức chịu đựng nữa – em lên tiếng, như đám đông lên tiếng cho anh nhận ra anh. Anh hốt hoảng ở giữa khoảng trống vây quanh anh đã lấp liếm che đậy. Nó hiện ra một vực thẳm sâu vắng. Anh la hét cho tiếng anh trả lại. Anh cũng như mọi người không được quyền về sự sinh ra mình. Nhưng anh không thể không được quyền với thực tại. Anh có quyền về anh nên anh đã cầu cứu mọi người giúp anh, nhận anh là một người như họ. Anh đã cắt bỏ cái bướu để tìm về cõi sống, vì đám đông bình thường. Nhưng không được.
… Thân thể anh còn đây, cái bướu đã mất. Anh khước từ sự hiện diện vô ích của nó nên anh trở thành một sự không thực … Anh là một sự không thực nằm đây… Nhưng, từ đó cho anh biết rằng anh là gì? Anh hơn đám đông vây quanh bởi anh ý thức được sự có anh, mọi người coi họ có mặt nhưng là một sự có mặt hư ảo, không thấy mình. Người ta khước từ anh - điều đó không cần thiết khi anh đối với anh đã là sự có mặt hằng cửu”.
Đó là sự khám phá thấy số phận ở đời của Hạnh. Chúng là một quá khứ, một “hải đảo cô đơn ngàn đời, bởi nó công nhận niềm đau buốt của khoảng trống”, nhưng là một cô đơn có ý thức và ý hướng phản kháng. “Từ khước đám đông, thức giác niềm đối kháng với bộ mặt vô hình nhìn xuống đời sống”.
Hạnh vĩnh biệt tình yêu, cuộc đời và lòng kiêu hãnh trước sự vĩnh biệt đó vì thái độ ý thức phản kháng của chàng.
(Xây Dựng Tác Phẩm Tiểu Thuyết, Tự Do 1962)
- Vấn Đề Nhân Vật Lịch Sử: Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và Những Cách Tiếp Cận Nguyễn Văn Trung Khảo luận
- Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống Nguyễn Văn Trung Khảo luận
• Dương Nghiễm Mậu và Tủ Đựng Sách Rỗng Không (Khuất Đẩu)
• Ông Dương, Ông Đã Về Trời (Cung Tích Biền)
• Dương Nghiễm Mậu, hiện thân đau thương của văn học miền Nam trước 1975 (Lâm Bình Duy Nhiên)
• Trong quán cà phê, với Dương Nghiễm Mậu (Nguyễn Xuân Thiệp)
• Dương Nghiễm Mậu: Cuộc Đời Tình Cờ (Nguyễn Vy Khanh)
• Bốn Mươi Năm Dương Nghiễm Mậu Và Tự Truyện Nguyễn Du (Ngô Thế Vinh)
• Đi Tìm Địa Ngục Có Thật (Trần Hoài Thư)
• Con Đường Dương Nghiễm Mậu (Mai Thảo)
• Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống (Nguyễn Văn Trung)
• Dương Nghiễm Mậu, Thử Xét Giới Hạn Ba Lối Viết Trong Ba Thời Kỳ (Trần Văn Nam)
• Tiếng Sáo Người Em Út (Khuất Đẩu)
• Dương Nghiễm Mậu (Học Xá)
Thư Quán Bản Thảo tập 55: Chủ đề Dương Nghiễm Mậu (Blog Trần Hoài Thư)
Dương Nghiễm mậu, con người nội soi trong bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu (Thuỵ Khuê)
Đọc lại Dương Nghiễm Mậu, nghĩ về văn chương và thời thế (Nguyễn Mạnh Trinh)
Dương Nghiễm Mậu, “sống tự do hay là chết”
(Nguyễn Lệ Uyên)
• Kinh Kha, Con Chủy Thủ và Đất Tần Bất Trắc (Dương Nghiễm Mậu)
• Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống
(Dương Nghiễm Mậu)
• Tiếng Sáo Người Em Út (Dương Nghiễm Mậu)
Địa Ngục Có Thật (Thư Ấn Quán)
Thanh Tâm Tuyền và những người bạn trước khi có tạp chí Sáng Tạo (hopluu.net)
Tuổi Nước Độc (talawas)
Bài đã ấn hành của Dương Nghiễm Mậu (damau.org)
Dương Nghiễm Mậu: Lẽ Phải và Ánh Sáng (1,2&3)
(Blog Trần Hoài Thư)
Dương Nghiễm Mậu–Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (litviet)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |