|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Từ một nỗi tha thiết ao ước của người bạn văn cùng thời, khi ngỏ ý được thấy Thư Quán Bản Thảo sưu tập lại truyện ngắn Kinh Kha, con chủy thủ và đất Tần bất trắc cũng như tập bút ký Địa Ngục Có Thật của Dương Nghiễm Mậu, tôi lại lên đường. Lần này thay vì Cornell, hướng Tây Bắc, nay là Yale hướng Đông Bắc. Qua Google, tôi được biết cả hai thư viện này đều lưu trữ Địa Ngục Có Thật. Nhưng kỳ này tôi chọn Yale vì Yale cách nhà tôi chỉ khoảng 3 giờ đồng hồ lái xe. Trong khi Cornell phải mất 5 tiếng.
Lên đường kỳ này dù lòng hăm hở nhưng tấm thân không hăm hở chút nào. Tôi đã bước vào tuổi 70, chứ không còn trẻ để có thể nhấn bàn đạp gia tốc. Tuổi tôi bây giờ là: Đi về biết chở gì theo/ Chở theo vạt nắng trên đèo vào xe. Chứ không phải no nê cùng trời mây sông núi. Thị lực mắt kém rõ. Thêm Gout hết hành chân trái qua chân phải, hết bàn chân lên đầu gối. Bởi cái tính vẫn còn khoái khẩu của mình, đau thì kiêng cữ, hết đau thì xả láng bất cần.
Thời tiết đầu tháng 12, hôm nay có vẻ lý tưởng. Khoảng 60 độ F, một nhiệt độ rất hiếm hoi trong tháng cuối năm dương lịch này. Chiếc xe theo xa lộ, phóng hai ngọn đèn giữa trùng trùng điệp điệp đôi mắt sáng lóa xuôi ngược trên một tuyến đường được tiếng là bận rộn nhất của tiểu bang. May mắn lần này, Gout chỉ hành chân trái, lúc này nó được yên nghỉ trong khi cái chân phải thì miệt mài nhấn hoặc giảm bàn đạp gia tốc hay thắng phanh.
Sau ba tiếng đồng hồ, chỉ dừng một trạm nghỉ, gọi cốc cà phê, rồi đi ngay. Trời đã sáng. Xa lộ 95 quen thuộc dạo nào, lần lượt lùi dần, để nhường lại cho con đường College. Nó sẽ dẫn vào khu đại học Yale, với những tòa nhà được xây theo kiểu kiến trúc La Hy.
Sau khi đóng tiền làm thẻ thư viện, ($35) chỉ hiệu lực cho một tuần lễ, tôi nhấn nút cho thang máy lên tận lầu 4. Cả tầng lầu tối om, tôi mò mẫm bật contact điện. Lần mò đến kệ để sách. Nhưng tìm hoài tìm mãi không ra Địa Ngục Có Thật.
Làm sao diễn tả được nỗi buồn của tôi trong lúc này. Có những điều không thể ngờ, nhưng chúng vẫn xảy ra. Tôi xuống quầy phụ trách ở lobby hỏi. Và được biết sách hiện ở tại một thành phố khác. Có người mượn và giao ở một thư viện khác. Chưa hoàn trả về thư viện chánh.
Thôi thì đành trở về. Uổng công, uổng sức, phí tiền, phí bạc vô ích.
Có lẽ tôi sẽ bỏ cuộc. Sẽ không làm ấn bản đặc biệt như dự định nữa. Tôi chẳng có nợ với ai hết. Ngay cả đối với văn chương miền Nam. Ngay cả đối với nhà văn Dương Nghiễm Mậu mà tôi ngưỡng mộ về văn tài cũng như khí phách của ông.
Vậy mà tôi buồn đến rưng rưng. Khi trở về, xe bị kẹt vì một đoạn đường dài bị sửa. Xe nối đuôi xe bò nhích cả mấy dặm.
Hai ngày sau, tôi nhận được email của thư viện Yale cho hay là Địa Ngục Có Thật đã đến thư viện. Email còn cho biết chỉ ưu tiên dành cho tôi 10 ngày.
Sau ngày đó, họ không bảo đảm có sách nếu tôi muốn mượn.
Như vậy, dù muốn dù không, lại thêm một lần nữa lên đường. Lại hai ngọn đèn lẫn vào muôn vàn ánh đèn chiếu sáng, tôi cố mở căng đôi mắt. Lại chiếc xe tôi lạc vào giòng thác cuồn cuộn của xe cộ trên xa lộ Garden State Parkway, và 95. Lại một biển âm động cuồng nộ với những ánh đèn pha chói sáng khi chiếc xe tôi chạy chậm. Lẽ phải và ánh sáng. Địa ngục có thật. Cuốn bút ký có một không hai viết về Tết Mậu Thân ở Huế. Chẳng lẽ để nó ngủ quên im lìm trong một kệ ngăn nào đó của Yale hay sao?
Tôi đến Yale để mở lại ánh điện trong một tầng thư viện tối om, mò mẫm tìm lại cuốn sách mình mong đợi, hay ngồi bệt trên nền, mở từng cuốn tạp chí Văn, Văn Học, Sáng Tạo, Bách Khoa, Văn Nghệ… Tội nghiệp, những trang giấy của một thời ta muốn yêu ai thì cứ bảo là yêu, ghét ai ta cứ bảo là ghét… Không phải chỉ đọc, mà mang xuống lầu, để chụp lại từng trang bài mình cần giữ. Rồi mang về nhà, đánh máy, layout… Có khi thiếu một trang, ngủ không yên, lại lái xe làm thêm một chuyến…
Đó là cách tôi trả ơn đối với một nhà văn mà tôi ngưỡng phục.
Về lẽ phải và sự thật mà ông đã để lại cho văn chương miền Nam. Và về cách thế sống của ông sau 1975: khi ông quyết định tự chọn cho mình chiếc thập tự giá.
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
• Dương Nghiễm Mậu và Tủ Đựng Sách Rỗng Không (Khuất Đẩu)
• Ông Dương, Ông Đã Về Trời (Cung Tích Biền)
• Dương Nghiễm Mậu, hiện thân đau thương của văn học miền Nam trước 1975 (Lâm Bình Duy Nhiên)
• Trong quán cà phê, với Dương Nghiễm Mậu (Nguyễn Xuân Thiệp)
• Dương Nghiễm Mậu: Cuộc Đời Tình Cờ (Nguyễn Vy Khanh)
• Bốn Mươi Năm Dương Nghiễm Mậu Và Tự Truyện Nguyễn Du (Ngô Thế Vinh)
• Đi Tìm Địa Ngục Có Thật (Trần Hoài Thư)
• Con Đường Dương Nghiễm Mậu (Mai Thảo)
• Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống (Nguyễn Văn Trung)
• Dương Nghiễm Mậu, Thử Xét Giới Hạn Ba Lối Viết Trong Ba Thời Kỳ (Trần Văn Nam)
• Tiếng Sáo Người Em Út (Khuất Đẩu)
• Dương Nghiễm Mậu (Học Xá)
Thư Quán Bản Thảo tập 55: Chủ đề Dương Nghiễm Mậu (Blog Trần Hoài Thư)
Dương Nghiễm mậu, con người nội soi trong bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu (Thuỵ Khuê)
Đọc lại Dương Nghiễm Mậu, nghĩ về văn chương và thời thế (Nguyễn Mạnh Trinh)
Dương Nghiễm Mậu, “sống tự do hay là chết”
(Nguyễn Lệ Uyên)
• Kinh Kha, Con Chủy Thủ và Đất Tần Bất Trắc (Dương Nghiễm Mậu)
• Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống
(Dương Nghiễm Mậu)
• Tiếng Sáo Người Em Út (Dương Nghiễm Mậu)
Địa Ngục Có Thật (Thư Ấn Quán)
Thanh Tâm Tuyền và những người bạn trước khi có tạp chí Sáng Tạo (hopluu.net)
Tuổi Nước Độc (talawas)
Bài đã ấn hành của Dương Nghiễm Mậu (damau.org)
Dương Nghiễm Mậu: Lẽ Phải và Ánh Sáng (1,2&3)
(Blog Trần Hoài Thư)
Dương Nghiễm Mậu–Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (litviet)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |