|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Cung Giũ Nguyên
(1909 - 2008)
Nhà văn Cung Giũ Nguyên có một tiểu thuyết dày 600 trang, tái bản ở Mỹ, cuốn Thái Huyền. Truyện nguyên tác bằng tiếng Pháp, Le Boujoum, do chính tác giả dịch sang tiếng Việt. Độc giả Việt nam biết đến ông nhiều hơn qua tiểu thuyết Kẻ thừa tự của Ông Nam Hải, Nxb Văn Học, 1995, dịch từ nguyên tác Le Fils de la Baleine, Nxb Fayard, 1956. Bộ thư mục đồ sộ của ông gồm trên 50 tác phẩm được viết bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp và Anh, trong đó khoảng 40 chưa xuất bản.
Sự nghiệp văn chương của tôi bắt đầu từ 1928, khi tờ báo của ông Diệp Văn Kỳ (con Cụ Diệp văn Cương, người Nam làm quan tại triều đình Huế, xem lại Lịch sử Việt Nam), tờ Đông Pháp Thời Báo, Sài Gòn, đăng một truyện ngắn. [...] Nhân tiện, cũng nhắc đến việc khôi hài là tên học trò được phê là faible en annamite (kém: yếu, dốt) về tiếng An Nam đồng thời cũng faible en caractères chinois (kém chữ Hán) đó, năm 1934, lại viết bài phê bình quyển truyện Cô lâu mộng qua thầy Việt và Hán cũ tại trường Quốc Học, Ngạc Am Võ Liêm Sơn.
Bài phê bình ấy đăng trong báo Nam Phong, Hà Nội. Thầy Sơn tôi, nói co vong hồn thầy, hồi đó có lẽ đã vui mừng được thằng học trò bết nhất còn đủ chữ và nghĩa mítđể ca tụng thầy. Không những thế, tên học trò cũ ấy cũng vui thích đưa thầy vào trong những gì hắn có thể với rất nhiều cố gắng, viết về thầy, tuy không kê cả họ, nhưng đã họa khá rõ chân dung. Bài Từ rê sang ré (đăng trong Bách Khoa, số Xuân Tân Hợi, 15.l.1971) bắt đầu với những câu:
"Thầy Sơn cất khăn đóng, gãi lia lịa trên đầu trọc, theo một tiết tấu rất nhanh của cơn khoái chí lên cực độ.
Thầy hít một tiếng khe khẻ. Lớp yên lặng, tất cả học sinh sung sướng với thầy. Chỉ có giờ này, học sinh dung hòa được cảm tưởng có học và được tự do, muốn làm gì cũng được, miễn đừng làm ồn. Thầy đặt lại khăn, co ngón nay trỏ lần đến nơi chóp chữ nhân để khăn nằm lại ngay ngắn trên mặt xương của thầy. Đoạn, với giọng Nghệ nặng nề và thú vị, thầy đọc bài chữ nho đã viết sẵn từ lâu trên bảng đen, dừng từng noi để phẩy, để khuyên..."
Vậy cái thích viết (cũng như vẽ) của tôi có từ lúc đang còn ở trường Quốc Học [...]
Nói cho nhanh, và nói theo lối của nhà phân tâm, thì việc viết văn của tôi là do nhu cầu nội tâm. Có thể liệt tôi vào loại rất xúc cảm (émotif), nhạy cảm, tình cảm, đa cảm, còn hiếu sắc, hiếu đẹp, hiếu khoái lạc, và phần nào lờ đờ (apathique), biếng nhác và thiếu ý chí. Và vì cũng cho vào hạng hướng nội (introverti), nên có khuynh hướng rút lui về mình, hướng về tư duy hơn là hoạt động, chịu ức chế và áp chế, đến nỗi chấp nhận đau đớn, và tìm khoái lạc cho đau khổ, thật sự hay tưởng tượng của mình, những vì theo luật thừa trừ hay bù đắp, lại có thôi thúc nghịch, sự tháo gỡ, hay bùng ra, và nếu khi cuốn vào bên trong quá lâu, quá nhiều, quá căng, thì sự bung ra có mãnh lực gia bội. (Có thể nhận thấy sự thô bạo hay hung bạo không diễn ra với những cử chỉ, mà có trong nhiều câu văn thâm độc với bề ngoài ngoan ngoãn hiền lành).
Cũng may, là nhờ giáo dục, nhờ kinh nghiệm qua cuộc sống và qua học hỏi, nhờ ý thức về tư ngã, việc giải toả những gì đè nặng nội tâm, thay vì tán loạn, vô ích và tác hại, có được phương hướng, lúc đầu chưa có gì hướng thượng, mà cốt xác nhận cái "riêng" của mình, và thóa mãn những đòi hỏi đương nhiên của tánh tình bẩm sinh. Tất nhiên không ai có thể, vì chủ quan luôn luôn chi phối, tự biết mình đầy đủ được. Dù có học tâm lý học hay phân tâm học (vì nghề nghiệp: dạy Triết), tôi cũng không thể, dù với thành thật bao nhiêu, tìm hiểu mình một cách đúng đắn. Tôi đã có lần nhờ nhà phân tâm chuyên môn ở Pháp giúp đỡ, sau đó, tôi dựa vào những phản ứng của những người chung quanh, những lời trách móc, phê phán, để luôn luôn điều chỉnh những dữ kiện và xác định tọa độ (coordonnées) tâm lý của mình.
[...] Có thể nói nôm na, là tôi cần đuổi con "ma" ở bên trong ra ngoài, diễn tả thế giới mộng mơ của mình, phá vỡ tình trạng cô đơn của mình, dù lời của mình không có tiếng đáp (danh từ ngôn ngữ có hai phần: nói và đáp), nhưng đó là vì mặc cảm tự ti, hay còn nghi ngờ về tư ngã mà nói thế, nhưng trong thực tế, nếu ta có ngôn ngữ (không chỉ là tiếng Tàu tiếng Tây, mà cả hội họa, âm nhạc, hành vi, hoạt động... cũng là những ngôn ngữ), nếu ta biết sử dụng đúng quy phạm, thì tất nhiên có tiếng đáp. Kinh nghiệm bản thân cho thấy, những gì tôi muốn nói, dù cho tuế toái, dù cho bí hiểm, vẫn có, nếu không nhiều cũng được một vài tiếng vang. Tôi xem lời chê bai, tức giận hay mắng chửi cũng là một lời đáp. Tôi dùng những ngôn ngữ để biểu lộ những cảm xúc, mong ước v.v..., cốt để tìm lại cân bình, hay hòa điệu của tâm hồn, cái thà Kinh Dịch gói gắm trong chữ trinh.
Có điều ngộ nghĩnh đáng ghi nhận là tình cờ hai việc dạy học và viết văn của tôi đã giúp đỡ lẫn nhau (không chỉ về mặt tinh thần hay tri thức, mà ngay trong thực tế tầm thường). Tôi nhờ dạy học mới có thì giờ và tâm trí để trả "nợ văn chương".
Nhưng ngược lại, chính trò chơi viết lách của tôi lại giúp tôi tiến thân một cách dễ dàng (và trong sự ngạc nhiên hay bực tức của nhiều người) trong sự nghiệp dạy học của tôi. Tôi chẳng có bằng Tú tài, nhưng dạy những lớp thi tú tài và được cử đi chấm thi tú tài Nha Trang, Huế, Sài Gòn. tôi được miễn xuất trình bằng cử nhân (có đâu mà xuất trình) để được bổ nhiệm làm hiệu trưởng một trường trung học đệ nhị cấp. Không ai hỏi bằng tiến sĩ của tôi để mời tôi dạy ớ đại học hay chấm thi (về Pháp văn) cho thí sinh tiến sĩ đệ tam cấp. Trên những giấy tờ chính thức, khi liệt kê tên tôi, nơi mục bằng cấp, thay vì đề không, họ có khi viết "học giả" hay "văn sĩ". Như vậy, sách vở của tôi đã giúp tôi thăng tiến trong nghề thầy.
Năm 1974, Trường Đại Học Duyên Hải đã không ngần ngại ra chỉ thị cho tôi đến nhận áo mão khoa bảng để mặc vào trong dịp Lễ tốt nghiệp của sinh viên đại học. Và tôi cũng không biết mắc cỡ khi mang hia đội mũ, mà tôi xem như là để diễn tuồng cải lương Hồ Quảng. Tôi vẫn tiếp tục đóng kịch, và tôi không làm sân khấu với thế giới thật, tôi không lầm thực với hư. Đây chỉ là một khâu trong một trò chơi mà tôi tự nguyện nhảy vào chơi. Đừng quá khắt khe và bất công khi cho tôi chỉ là thứ lừa gạt, bịp bợm, thứ hàng "giả mạo".
Thực sự xưa nay, tôi không khi nào xin dạy hay xin một ân huệ nào cửa ai cả. Cho đến gần đây, việc tôi vào dạy trường cao đẳng sư phạm cũng không phải do sự cầu xin của tôi, hay một chiếu cố của ai ban để tôi xóa đói giảm nghèo. Mà chỉ là vì yêu cầu của thực tại. Ai cũng biết, năm 1989, chính ông Võ Hòa, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, đích thân đến nhà tôi, cùng ông Đinh Hòa Khánh, giám đốc Sở giáo đục và đào tạo của tỉnh, có theo lễ nghi truyền thống Đông phương, nghĩa là khay trà rượu, "ra mắt", vì ông ấy với tôi chưa hề quen biết. Ông chủ tịch đã đến để yêu cầu tôi giúp cho ban Pháp văn sắp sửa mở tại Trường Sư phạm. Chỉ thế thói. Chỉ có thế. Tôi tiếp tục giảng dạy ở đó, chẳng ai thắc mắc. Chỉ có vài người từ bi thương hại cho tôi, vì đến tuổi như thế đó, mà phải hay bị bắt đi dạy. Đời quá là vui. Tại sao ta không vui chơi với đời.
Trở lại việc viết lách, tôi viết, nhưng không hề lách. Tôi tự xét chưa bao giờ có khả năng viết những thứ văn thơ cung đình, hay chạy theo thị hiếu của người che chở, hoặc thị hiếu của đám đông mua sách. Một nhà văn không phải là một người bán hàng hóa. Tôi chẳng cần gì rao hàng và nịnh khách. Trong bài tựa Truyện Thái Huyền (Nxb Đại Nam, Glendale, Cali, Hoa Kỳ, 1995), tôi đã nói thật như vậy. Có người đọc hai phần ba quyển sách chẳng hiểu gì cả. Tôi nói cần gì phải đọc nhiều như thế, đọc hai ba trang là đủ chán rồi. Khi ta vặn máy radio, ta bực tức vì chẳng nghe gì cả, mà không biết là ta vặn không đúng tần số. Người đọc không hiểu gì hết chỉ cần không ở cùng một tần số.
Ta biết ý nghĩa một quyển sách (hay một đoạn văn) là công trình của cả người viết và người đọc. Mà vì thế từ lớp một cho đến lớp chót người ta đã dạy đọc và hiểu. Một độc giả tất nhiên phải là người đã có học đọc, học hiểu một bản văn. Một tiếng vỗ tay cần có hai tay. Ta lấy một tay vỗ nơi đùi, nơi bụng, hay nơi khác, không nên nói là ta vỗ tay. Thứ chuyện trẻ con như thế (như ngụ ngôn con khỉ cắn cam cả vỏ, thấy the, liền vứt đi...) phải lập đi lập lại cho đến tận thế. Vì vậy, tôi lại phải trở về trường, và bày cho các trẻ biết lột vỏ một câu văn, câu thơ.
Nhưng bây giờ người ta không có thì giờ học, không có thì giờ làm những việc chính yếu của đời. Cái gọi là văn minh của xã hội tiêu thụ, (société de consommation), của thời đại số lượng, thời đại máy móc, (mà đáng lẽ máy móc làm cho con người có thêm thì giờ nhàn rỗi mới phải) khiến người ta không bao giờ có đủ thì giờ. Có vẻ như là lạc hậu khi nói xin lỗi, tôi phải đi nấu ăn. Thời đại này mà còn nấu ăn? Chớ ở đất nước này, không có cơm hộp, bánh mì chả, hay hamburger, McDonald's, mì ăn liền sao? Và nay mai, những thứ đó thấy cũng làm mất thì giờ, người ta sẽ chế ra thứ cơm thập cẩm, đủ chất bổ, theo tiêu chuẩn của các Hội đồng y khoa và dinh dưỡng, rồi nghiền, rang, sấy, đâm, và làm thành những viên, rồi theo toa, đến bữa ăn, được Faculté ấn định, hớp, một viên hay hai viên thế là đủ no cho đến bữa sau.
Nhưng tôi không phải là con nhà mua bán. Tôi không có làm thứ "văn ăn liền hay hiểu liền", cốt có nhiều người mua để có nhiều tiền. Tôi viết văn để nhắn gửi với ai một đôi điều, có đón nhận hay không tùy ý; nhưng tôi muốn tâm trong sự viết lách một lối giải tỏa tâm hồn hay tâm trí, và có an vui ngay trong khi tôi cầm bút. Tôi tuân theo luật của tư duy tôi, tôi phải theo luật của ngữ pháp và cú pháp, tôi cố gắng để làm, - theo châm ngôn của mấy Hướng đạo sinh - "Làm gì cũng cố làm đến nơi đến chốn". Tôi làm tròn bổn phận của tôi. Còn tác phẩm hay công trình, khi công bố, để cho thiên hạ toàn quyền phê phán hay định đoạt số phận.
Dạy học, hay viết sách, hay chơi trò chơi Hướng Đạo, đối với tôi cũng chỉ là tương đối, chỉ là những trò chơi, mặc dù là khá nghiêm chỉnh. Nhưng xét cho cùng, đời còn có những điều quan trọng hơn nữa. Điều gì? Tùy mỗi người tự khám phá lấy. Sisyphe trong huyền thoại buộc phải làm gì, buổi sáng đưa tảng đá lên núi để, chiều lại, tảng đá rơi xuống chỗ cũ. Người ta nghĩ Sisyphe có thể sung sướng trong khi làm thứ việc mà người khác xem là vô bổ. Nhưng Sisyphe hay đúng ra, người đã nghĩ đến huyền thoại Sisyphe, đã thấu triệt quan niệm về đạo, cũng là quan niệm của Lão tử khi ngài đề cao vô vi, vô vi...
- Viết Vì Cần Đuổi Con "Ma" Trong Tôi Cung Giũ Nguyên Hồi ức
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |