|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Cung Giũ Nguyên
(1909 - 2008)
Mấy ngày trước Tết, một số bạn học thời nhỏ ở Nhatrang gọi nhau gửi thư chúc Tết thầy cô giáo cũ còn ở quê nhà. Một người bạn cùng trường bảo tôi “cậu nên viết cho Thầy Cung Giũ Nguyên một cái thư đi. Dù sao cậu và Thầy Nguyên cũng có chỗ giống nhau”. Tôi hỏi giống nhau chỗ nào? Bạn tôi bảo “thì Thầy Nguyên là nhà văn, mà cậu cũng viết văn.” Tôi nghĩ viết thư chúc tết Thầy cô thì ai cũng viết được, cứ gì phải là nhà văn. Và tôi đã viết thư thăm Thầy như một cậu học trò ngày xưa nhớ về Thầy mình. Tôi không còn nhớ hết các thầy cô thời tiểu học, nhưng ở Trung học tôi còn nhớ nhiều vị, mặc dù tôi biết chắc các thầy/cô tôi không nhớ tôi là đứa nào. Cũng dễ hiểu thôi. Tôi chỉ là một học sinh tầm thường trong đám học sinh tầm thường, không xuất sắc một môn học nào và cũng không quậy phá như đám nhà lá khác. Tôi chỉ biết tôi có một khuôn mặt lầm lì, khó ưa. Thuở đó tôi là một học sinh ghét nhà trường và sách vở. Lớp học, với tôi đôi khi chỉ là tù ngục. Cuốn vở tôi không chép bài học mà chỉ tràn ngập chi chít những hình vẽ, những khuôn mặt mà tôi rất ghét, những bầu trời giông bão mà tôi tưởng tượng một ngày nào sẽ xảy ra trên thành phố tôi đang sống. Tôi vẽ những ngôi nhà đổ nát, những đường phố không bóng người. Những chiếc xe nằm ụ bốc cháy. Xác người la liệt nằm lớp lớp trên bãi biển, sóng xô dạt vào bờ rồi kéo ra khơi xa...
Nhà tôi ở gần nhà thầy Điểm phụ trách môn hội họa. Phòng khách của Thầy treo nhiều tranh, phần lớn là phong cảnh và một bức lớn, gần như chiếm hết tấm vách ngó ra mặt đường. Bức tranh vẽ biển xanh với bãi cát trắng, mấy cây dừa lả ngọn. Tranh vẽ như chụp lại từ một bức ảnh. Thầy người Nam, tánh tình cởi mở, học trò đứa nào cũng thương thầy. Giờ hội họa, đứa nào cũng được Thầy cho điểm cao. Phần tôi, Thầy luôn luôn nhắc, “vẽ như mầy mai mốt bán tranh cho ai. Sao không giống gì cả vậy. Biển trong tranh của con, thầy thấy giống như chậu nước rửa chén. Đầu óc mầy không bình thường.” Tôi nói tôi thích thầy, nhưng không thích tranh của thầy. Tôi cũng không ưa môn văn với những tác phẩm đầy điển tích khó hiểu. Tôi chịu không nổi những Nhị Độ Mai, truyện Trê Cóc, v.v.. Tôi chỉ nhớ lỏm bỏm mấy câu của Cao Bá Quát, bài Đạo Phùng Ngạ Phu (Đi Đường Gặp Người Đói). Ngày hai cố chiếc tráp, ngày ba nhịn đói dài, thấy ai cũng tươi tỉnh, muốn nói nhưng nghẹn lời... Có lẽ tôi bị ảnh hưởng của cha tôi. Cả đời ông chỉ thuộc có mỗi một bài thơ, bài Thạch Hào Lại của Đỗ Phủ. Nghe ông đọc đi đọc lại mãi sau mỗi chầu rượu tối tôi nhập tâm hồi nào không hay. “Mộ đầu Thạch hào thôn. Hữu lại dạ tróc nhân. Lão ông du tường tẩu. Lão phụ xuất môn nghênh.” * [Ngô Tất Tố dịch ra thơ lục bát: Lính lệ Thạch Hào: Chiều hôm, tới xóm Thạch Hào, Đương đêm có lính lao xao bắt người. Vượt tường ông lão trốn rồi, Cửa ngoài, mụ vợ một, hai mời chào...).
Ông thường nói nên lập thân bằng binh nghiệp, đừng lập thân bằng văn chương. Văn chương chỉ là thứ vớ vẩn. Ông cũng thường hỏi tôi mày thích gì? Tôi trả lời “Con không biết.” “Nhưng ít ra mày cũng phải biết mày thích một thứ gì chứ. Như tao đây này. Tao biết tao thích thứ gì và tao ghét thứ gì.” Tôi nói tôi thích nhìn biển động, tôi thích trời sập, tôi thích thế giới này không còn một bóng người... Cha tôi nói “đồ ngu, thế giới không còn ai thì mày sống với ai?” Còn sợ? Tôi sợ những giờ học, sợ bị đóng khung - bất cứ thứ gì đóng khung cũng làm tôi sợ..... Tôi sợ thầy giáo, sợ nghề dạy học, sợ những ông bà công chức, sợ giấy tờ, sợ những ngày lễ lạc, sợ trói buộc, sợ gò bó... Tôi nghĩ, mình học hành còn không ra chi, nói gì làm nghề dạy người khác. Và lớn lên tôi trốn chạy nó, trốn chạy mãi, nhưng như một người đi trong mê lộ, cuối cùng tôi gặp lại khởi điểm, nơi từ đó tôi đã ra đi: dạy học. Cũng may bố già Nguyễn Đình Vượng đã cứu tôi một nửa, khi tôi bước vào tờ Văn, một nửa còn lại chấm dứt khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tôi tìm thấy tôi.
Nhưng những ngày giáp Tết vừa qua, khi những bạn học cũ thời nhỏ của tôi nhắc nhở việc viết thư chúc Tết thầy/cô tôi thấy những suy nghĩ đã từng làm tôi đau nhức ngày xưa trở lại trong tôi. Và hiện lại trong tôi rõ nét nhất là Thầy Cung Giũ Nguyên.
Nhưng tại sao Thầy Cung Giũ Nguyên mà không là ông thầy, bà cô nào khác? Tôi không tìm thấy câu trả lời chính xác. Có thể vì hồi mới lớn tôi nghe người ta thường nhắc Thầy là “nhà văn”, là tác giả cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp, cuốn Le Fils de la Baleine. Cũng chỉ là nghe thôi chứ không hề thấy mặt mũi cuốn sách ra sao nói gì đọc. Rồi câu chuyện về mối tình của Thầy Nguyên với một thiếu nữ. Cô gái kia chắc cùng tuổi tôi, hay thua tôi một hoặc hai tuổi, còn Thầy Nguyên, tôi biết Thầy lớn hơn tôi chừng 30 tuổi. Người ta đàm tiếu, thêu dệt về mối tình của Thầy. Thời gian đó tôi đã vào Sài Gòn, học trường Petrus Ký, nhiều khi nghe người khác kể lại tôi ngạc nhiên tự hỏi tại sao người ta tốn quá nhiều thì giờ về một mối tình đẹp đẽ của Thầy Nguyên như thế! Thầy Nguyên là một con người, và là một con người tài hoa.
Cách đây mấy năm, tình cờ, tôi được đọc một tác phẩm mới của thầy, cuốn Thái Huyền, do nhà Đại Nam ấn hành. Đây là bản dịch cuốn Le Boujoum tiếng Pháp, dày 700 trang đã xuất bản tại Pháp năm 1980. Khi đó Thầy Cung Giũ Nguyên đã 71 tuổi. Chính Thầy Cung Giũ Nguyên đã - theo lời yêu cầu của nhà xuất bản Đại Nam - dịch tác phẩm của mình ra tiếng Việt. Cuốn Thái Huyền tôi có trong tay là tập một. Đọc lại phần tiểu sử mới biết Thầy đã viết truyện ngắn đầu tay đăng trên tờ Đông Pháp Thời Báo năm 1928 tức là năm Thầy mới 19 tuổi. Những tác phẩm Thầy Cung Giũ Nguyên viết trực tiếp bằng tiếng Việt đã xuất bản gồm: Một Người Vô Dụng, tiểu thuyết, 1930; Nhân Tình Thế Thái, truyện ngắn, 1931; Nợ Văn Chương, tiểu thuyết, 1934. Năm 1938 Thầy chủ trương tờ Les Cahiers de la Jeunesse; làm chủ bút nhật báo Le Soir d’Asie, 1940-1941 và La Presse d’Extrême-Orient, 1954.
Bài của Thầy Nguyên cũng có mặt trên tạp chí Đại học Hoa Kỳ Syposium ở Syracuse, New York, 1952 và Books Abroad ở Norman, Oklahoma, 1956. Về sách trực tiếp viết bằng tiếng Pháp có Volontés d’Existence (Những Ý Chí Để Sống Còn), tiểu luận, France-Asie, Saigon, 1954. Tiểu thuyết Le Fils de la Baleine, (Con Ông Nam Hải) Arthème Fayard, Paris, 1956, được dịch ra tiếng Đức xuất bản năm 1957, tại Genève và Franfort dưới nhan đề Der Sohn des Walfischs. Viện sĩ Hàn Lâm Pháp, ông Daniel Rops trong khi phê bình quyển truyện này đã có ý xếp Cung Giũ Nguyên ngang hàng với Giono, một nhà văn lừng danh của Pháp.
Tôi biết chắc là Thầy không thích tôi nói lăng nhăng về Thầy, nhưng tôi mong là Thầy sẽ tha thứ cho tôi về những phát biểu linh tinh của một người học trò cũ. Tôi chắc chắn sẽ có dịp viết thêm về nhà văn Cung Giũ Nguyên, người Thầy ngày xưa của tôi ...
- Tôi muốn nắm bắt nét đẹp của nền văn hoá quê hương tôi Nguyễn Xuân Hoàng Phỏng vấn
- Mưa ở Berkeley Nguyễn Xuân Hoàng Truyện ngắn
- Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh cũ Nguyễn Xuân Hoàng Hồi ức
- Tủ Sách Của Trần Phong Giao Nguyễn Xuân Hoàng Hồi ức
- Đi tìm nguồn cội Nguyễn Xuân Hoàng Giới thiệu
- Nhà Văn Và Thời Gian Nguyễn Xuân Hoàng Phiếm luận
- Virginia mùa hè và ngôi nhà Ngọc Dũng Nguyễn Xuân Hoàng Tạp bút
• Nhớ Trưởng Vịt Bể Cung Giũ Nguyên (letamanh)
• Vài Kỷ Niệm và Ghi Nhận về Truyện Le Fils de la Baleine của Cung Giũ Nguyên (Nguyễn Phụng)
• Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh cũ (Nguyễn Xuân Hoàng)
- Tưởng nhớ Thầy Cung Giũ Nguyên
- Cung Giũ Nguyên một cuộc đời tìm và trao tặng tri thức (Đào Thị Thanh Tuyền)
- Cùng Cung Giũ Nguyên Khám Phá Nỗi Cô Đơn (Phạm Văn Quang)
(petruspaulusthong)
- Tiểu sử Thầy Cung Giũ Nguyên
(Vietsciences)
• Viết Vì Cần Đuổi Con "Ma" Trong Tôi
(Cung Giũ Nguyên)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |