|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh
(1943-19.2.2014)
Chiến tranh không chỉ là khói và lửa. Cái dai dẳng của chiến tranh chính là những dư chấn ngầm cùng những âm ba dai dẳng trong từng thân phận con người từng trải qua cơn cuồng nộ của cuộc chiến đó. Những người thuộc thế hệ giữa thế kỷ 20 trải nghiệm những nỗi niềm đau qua nhửng cuộc chiến bi hùng và trái tim họ chưa từng lành lại.
Phần đông độc giả chỉ quen với một Chu Trầm Nguyên Minh, thi sĩ của giòng thơ tình lãng mạn, điển hình là bài thơ nổi tiếng Lời Tình Buồn, được phổ nhạc bởi Nhạc Sĩ Vũ Thành An. Ít người biết đến những bài thơ nói về thân phận con người giữa cuộc chiến khốc liệt mà anh cũng là một nạn nhân.
Năm 1943 Chu Trầm Nguyên Minh ra đời, cuộc chiến Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết liệt của phong trào kháng Pháp. Trần Đức Tâm (CTNM) ở cùng mẹ và 5 chị em tại Phú Bình, Hàm Liêm, một vùng ngoại ô Phan Thiết. Suốt một thời gian dài anh chưa từng hưởng hương vị ngọt ngào của tuổi thơ. Chiến tranh đã đồng hành với lứa tuổi thơ anh với đủ ngậm ngùi cay đắng. Người cha từ bưng biền trở về đập nát tan nhà chỉ vì không muốn giặc Pháp lấy làm đồn lũy:
Cha về, đập nát cơ ngơi
Bỏ đi để lại một trời vỡ tan
Mẹ lại đùm túm lên đàng
Theo cha, theo mãi tan hoang cửa nhà
(CTNM, Hầm Đá)
Theo kháng chiến đến 1947 thì cha bị Pháp giết trong trận càn ở Rãy Nổ, Rừng Già, Xóm Rơ, Ninh Thuận. Lớn lên, CTNM học hành, thích nghi với cuộc rượt đuổi chiến chinh. Anh thay họ chôn giấu quá khứ kháng chiến của người cha, bắt đầu tự thân lập nghiệp với tên mới: Phạm Minh Tâm. Và bắt đầu một chuyến hành hương dai dẳng trên quê hương tan nát:
Súng thù đã nổ trên non
Rừng kia nào thể mắt con trông vời
Cha đi từ ấy phương trời
Tuổi con ở lại giữa đời lửa bom
Đèn chong mắt nhớ chiều hôm
Tình con vọng tưởng núi buồn mộ cha
(CTNM, Thư cho Cha, Hành lang vĩnh biệt)
Sau cha chết vài năm, CTNM chồng tiếp tang mẹ, cũng đau thương như cái chết của cha:
Khi con về đó muộn màng
Mẹ từ dương thế khói vàng lung linh
Thuyền đưa bến vắng vô tình
Sầu con ở lại riêng mình nôi xưa
Buổi về hồn Mẹ hay chưa?
Chiều trên đồng vắng ai đưa sang bờ?
Lệ con dõi bóng mịt mờ
Nguyện xin cầu nhẹ ván thiêng Mẹ về.
(CTNM, Thư cho mẹ, Hành lang vĩnh biệt)
Ruỗi dài theo cuộc chiến tranh nhàm chán, những đường tên mũi đạn truy đuổi dân thường như một cuộc săn vô cùng tận, và cuộc đời chỉ còn quanh mình lửa bom cùng đống tro tàn lụi:
Trưa ngồi trên định mệnh
Trôi theo bờ lênh đênh
Ý đã mùi đau khổ
Tay hụt cẳng lỡ lầm
Còn gì cho đời sống
Còn gì cho mai sau
Thôi tay chào thượng đế
Kiếp lưu đày lao đao
(CTNM, Chim ca và mặt trời)
Cái mỏi mệt và nặng nề của không khí đó đã ôm choàng thân phận mọi người. Bài thơ Năm Mới của CTNM ra đời như một lời than vãn nhân sinh giữa cõi mịt mù, giữa giao mùa cũ mới của năm, một năm mới không trông đợi, không chút lời ước vọng ngoài muộn phiền, ngoài nhọc nhằn tuôn đổ từng ngày và chiêu niệm những người thân xa khuất:
Hãy thắp giùm anh nén hương
Gọi hồn những người đã khuất
Những người đã bỏ anh lại một mình
Với đời mồ côi lệ đắng
Với nỗi chua cay nát lòng
Hỡi em, kẻ đã thề nguyện tân tòng
Chung một đời nghèo khó
(CTNM, Năm Mới)
Theo tiết mùa, năm lại nối năm. Cái gọi là tân niên chỉ là thông lệ. Giữa bối cảnh đậm đặc khói súng nào ai có chút tâm trạng mừng vui chờ đợi xuân sang, có chăng chỉ nơi thị thành phồn hoa tiếng súng chưa kịp dội về. Người từ chiến trận trở về thành phố thấy mình lạc lỏng với xã hội chung quanh. Thế giới nào anh đã sống và thế giới nào anh đang là?
Bây giờ Sài Gòn đồng thanh reo hò
Mùa Xuân đậu trên lầu cao và đường phố
Em còn gì để tặng anh
Ngoài cuộc đời mồ côi bỏ lại
Cậu còn gì để tặng các cháu
Ngoài tiếng súng làm pháo đì đùng
Và anh còn gì cho em
Ngoài niềm đau hiện diện vô cùng
(CTNM, Trong căn nhà mùa xuân)
Có một mùa xuân nào đó, lâu rồi không còn thấy lại. Chung quanh bây giờ chỉ là một cuộc tang thương. Con người chấp chới cuốn theo cơn bão lốc nộ cuồng, chẳng còn kịp hình dung nổi diện mạo tương lai:
Mùa xuân đến rồi đó
Em tóc xỏa soi gương
Thấy ngày vỡ tan hoang
Thấy đêm đầy nước mắt
Mùa xuân đến rồi đó
Trên vai tình giá băng
Súng đã đưa tay chào
Bom đã gầm hạnh phúc
Đạn đã xé hình hài
Thôi cùng đường hy vọng
Thôi cùng đường tương lai
(CTNM, Trong mùa Xuân lửa đỏ)
Một ngày về thành phố
Ngồi trên ghế đá và mở mắt nhìn
Một chiếc xe qua
Hai chiếc xe qua
Mọi người vui như không
Mọi người chơi sung mãn
Mọi người xum xuê với hạnh phúc mình
Mọi người cười
Mọi người khóc
Mọi người dửng dưng
Mọi người không biết ngoài kia súng đang nổ
Và bao nhiêu người đang chết
Ôi một ngày về
Một ngày chua xót vô biên.
(CTNM, Một ngày về thành phố)
Ai chưa từng đi qua thời lửa đạn sẽ không cảm nhận được sự cô đơn và tuyệt vọng của con người bị vùi dập trong tận cùng khổ ách của tai ương do chiến tranh gieo rắc. Nhất là những bà mẹ tiễn từng đứa con đi vào cõi chết. Trong vô vọng, họ chỉ biết nguyện cầu cho từng đứa vượt qua từng ngày được tròn vẹn bình an. Tất cả lời kinh chỉ vẫn là lời kinh và thực tại vẫn phũ phàng phô bày:
Mẹ giang hai tay trên giòng sông đỏ
Mẹ nhìn lửa thiêu đạn xé hình hài
Mẹ cúi xin con thôi nhòa nước mắt
Mẹ cúi xin người còn chút yên vui
Mẹ khóc cho con thân bày quạ rĩa
Mẹ khóc cho mẹ luống tuổi đã cùng
Mẹ cúi xin cây, cây đừng trút lá
Mẹ cúi xin vườn, vườn ngát hương hoa
Mẹ khóc cho con lỡ cuộc làm người
Mẹ khóc cho mẹ hồi chung đã đến
(CTNM, Nước mắt Mẹ)
Trái tim này em trao cho anh
Có nước mắt người em, tiếng khóc người mẹ
Thôi những chuyện thần tiên xưa không còn
Em dỗ giấc mơ bằng gì
Ngoài niềm đau đang hồi hung hãn
(CTNM, Với người đi trước)
Như một kẻ tuyệt vọng mòn mắt dõi tìm miền đất hứa, chỉ thấy quanh ngày khó nhọc và tang thương trĩu nặng nỗi đời. Vượt qua chăng những ngày tháng tới người chẳng muốn tiếp tục niềm mơ. Đành thân trôi thả lênh đênh thở than cho một kiếp mệt nhoài:
Đời ta như cỏ dại
Vắt ngang kè đá khô
Lửa đốt quanh bốn mùa
Thân đã vàng héo úa
Ngẫm lại quá khứ mình
Chưa một lần hạnh phúc
Đời ta như cuốc than
Đêm rã giọng gọi hoài
Không một lời âm vọng
Làm kẻ lạ muôn năm
Đi trong cuộc tình người
CTNM, Ngẫm mình)
Chân qua đó khúc vui buồn
Sông kia nước lặng từ nguồn ấu thơ
Tuổi tôi ghé bến tình cờ
Giữa dòng trôi nổi đôi bờ bóng xa
Cành tôi một thủa héo nhòa
Những sương với nước mắt đòi đoạn cơn
Đời kia quán trọ cô đơn
Với tôi một bóng chờn vờn quanh nhau
(CTNM, Về giòng sông tuổi thơ)
Và thả trôi, buông trôi theo ngọn gió hanh hao đời. Cuộc binh biến có ra gì thân thế, cõi trầm luân chỉ có một chỗ dừng. Cõi người sao quá đỗi lênh đênh:
Đường tôi dốc đổ bon bon
bánh kia mỏi kiếp luân hồi rơi nhanh
đến đây một buổi cam đành
buông cương ngựa hí lộ tanh máu người
Huyệt tôi dọn sẵn cuối đường
lúc nghiêng thân nặng cõi trần gian đau
là khi vĩnh viễn tôi về
tay đưa vốc cháo lú mê kiếp người
(CTNM, Kiếp người)
Gần bốn mươi năm sau tàn cuộc chiến, CTNM lại bước vào cuộc chiến của căn bệnh trầm kha. Dù anh có tự giễu cợt mình bằng những bài thách đố cùng tử thần, nhưng cũng chỉ là những cố gắng mệt nhoài không cân sức sau hơn nửa đời vùi dập lênh đênh:
ta và ngươi đã so tài cao thấp
ngươi đã thua chạy “mất dép” rồi mà
sao hôm nay lại tìm ta
vai còn mang súng, tay hoa, tay cờ
hoa kia ngươi cắm lên mồ ?
cờ kia ngươi phất đến giờ biệt ly ?
ta cười, cũng khóc đôi khi
“khè” ta kiều đó có gì là oai
(CTNM, Viết tiếp ở phòng MRI)
Chút thân thương dụm dành từ ngày cũ chỉ còn lại tình bạn một đời chia sẻ buồn vui. Phải chăng đó cũng là niềm tin cuối cùng để CTNM dốc cạn sinh lực dành cho trận chiến sau cùng, trận chiến sinh tồn chỉ có mình anh phải giành giật chút thời gian còn lại bên đời, một cõi đời đã quá quạnh hiu:
Ra đi còn ngoảnh nhìn đời
Lô nhô bè bạn bên trời trông theo
Thôi đành gạt nước mắt rơi
Lời thương xin gởi gió ơi mang giùm
(CTNM, Viết tiếp ở phòng MRI)
28-11-2013
- Hãy cứ giùm anh choàng ôm bất hạnh Đặng Châu Long Tạp luận
- Chu Trầm Nguyên Minh - Tâm Cảnh Mùa Chinh Chiến Đặng Châu Long Bình luận
• Hãy cứ giùm anh choàng ôm bất hạnh (Đặng Châu Long)
• Chu Trầm Nguyên Minh - Tâm Cảnh Mùa Chinh Chiến (Đặng Châu Long)
• Ngày Về Đà Lạt của Chu Trầm Nguyên Minh... (Mang Viên Long)
• Tự Bạch (Chu Trầm Nguyên Minh)
• Chu Trầm Nguyên Minh (Học Xá)
• Chu Trầm Nguyên Minh, Tác Giả Bài Thơ Lời Tình Buồn (Phạm Cao Hoàng)
Bài tiễn Chu Trầm Nguyên Minh (Đoàn Văn Khánh)
Chu Trầm Nguyên Minh (Luân Hoán)
Năm Mới Còn Hoài (Phan Ni Tấn)
Phút tâm tình của nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh với nhà văn Mang Viên Long (lengoctrac.com)
Nén nhang không khói đến Chu Trầm Nguyên Minh (Trương Văn Dân)
art2all.net, sangtao.org, dangchaulong.wp,...
• Trang Thơ Chu Trầm Nguyên Minh
(Chu Trầm Nguyên Minh)
• Tự Bạch (Chu Trầm Nguyên Minh)
Bài Hoan Ca ở A.38 (art2all.net)
Con Bách Thảo Cái (art2all.net)
Tội Ngu (art2all.net)
Lời Tình Buồn (art2all.net)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |