|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Văn Học Việt Nam Từ Điểm Nhìn
H(ậu h)iện Đại (Bìa sau)
Mặc dù bị xem là người chuyên gây ra các cuộc tranh luận trong văn học hải ngoại, nhưng thú thực, tôi lại rất ngại các sự tranh luận. Mỗi lần cầm bút định trả lời ai đó, tôi luôn luôn có cảm giác mình đang bị lôi kéo vào một cuộc chơi hoàn toàn vô định, cái trò chơi mà tôi không biết là nó sẽ dẫn mình đến đâu. Bởi, tranh luận, ở Việt Nam, cho đến nay, buồn thay, vẫn như một trò chơi chưa có luật. Trong phần lớn các cuộc gọi là tranh luận, ngay cả tranh luận về văn học, trên các tờ báo Việt ngữ, người ta thường sử dụng hầu như đủ mọi thứ "võ", kể cả các loại "võ" thuộc loại "tà đạo" như xuyên tạc, vu khống, chửi đổng, bôi nhọ, khích bác, chụp mũ hay giả vờ nhảy ra can gián để lén thụi người này một quả, đạp người kia một đạp, v.v... Đứng giữa một "trận địa" như thế, nhiều lúc tôi cảm thấy nghẹn ngào...
Mà hình như không phải mình tôi. Ngày xưa, ngay từ giữa nhập niên 30, khi cuộc tranh luận về vấn đề nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh bắt đầu nhuốm màu chính trị, khi những người tự nhận là thuộc phe nghệ thuật vị nhân sinh tuyên bố thành lập "Chiến tuyến hợp nhất", vu khống những người bị xem là thuộc phái vị nghệ thuật là nịnh bợ giai cấp tư sản và chính quyền, Hoài Thanh đã viết bài thanh minh "Chung quanh cuộc biện luận về nghệ thuật: một lời vu cáo đê hèn" rồi rút lui ra khỏi cuộc tranh luân, từ chối trả lời tất cả các bài công kích ông. l
Cách đây mấy năm, ở trong nước, khi bị Trần Mạnh Hảo phê phán bằng cách cắt câu này ráp vào câu kia hoặc tách các câu văn ra khỏi cả ngữ cảnh của nó với hậu ý xuyên tạc, Lê Trí Viễn đã phải ngậm ngùi than là ông không thể trả lời nổi. 2 Ở hải ngoại cũng có nhiều trường hợp tương tự, chẳng hạn các vụ tấn công vào bộ Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác, 3 vào tạp chí Hợp Lưu cũng như tạp chí Trăm Con, 4 v.v... ở đó , người ta biến chính sự dốt nát và sự vô liêm sỉ của mình thành một thứ vũ khí để khủng bố người khác. 5
Bởi vậy, tôi nghĩ, vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, ở bậc thềm của thế kỷ 21, cả ở trong lẫn ở ngoài nước, là phải xây dựng cho được một thứ văn hoá tranh luận, tức những nguyên tắc trí thức và đạo đức căn bản để dựa vào đó người ta tiến hành tranh luận cũng như đánh giá các cuộc tranh luận. Như, trước mỗi cuộc chơi, người ta phải thoả thuận với nhau về một số luật lệ nhất định. Như, ở các nước dân chủ, người ta có văn hoá chính trị: tuyệt đối chấp nhận kết quả của các cuộc bầu cử; không phải vì mình thua phiếu mà quay lại chửi... dân chúng ngu, hoặc vì lấy cớ dân chúng ngu nên không công nhận kết quả đầu phiếu. Trong tranh luận cũng thế, cần một thứ văn hoá riêng, để mỗi người có thể biết được những tiêu chuẩn phân định đúng và sai, thắng và bại, cũng như biết được những gì mình được phép làm và những gì mình không được phép làm. Chưa có văn hoá tranh luận, tất cả những nỗ lực tranh luận đều chỉ có tác dụng duy nhất là tạo ra những tiếng ồn, chứ không mang lại một lợi ích cụ thể gì cả: sau các cuộc tranh luận, không có gì được sáng tỏ thêm. Những cái sai và những cái nhảm vẫn tiếp tục tồn tại một cách hiên ngang, hơn nữa, còn lặp đi lặp lại ở những nơi khác, những cuộc tranh luận khác cũng một cách rất ư hiên ngang.
Những nguyên tắc căn bản của văn hoá tranh lụân, về phương diện lý thuyết, không có gì quá phức tạp, hầu như người có học thức nào cũng biết, tuy nhiên, có lẽ do chưa bao giờ được bàn luận một cách công khai, thẳng thắn và rõ ràng, những cái biết ấy phần lớn chỉ dừng lại ở mức tự phát và do đó, về phương diện thực hành, hiếm khi nhất quán, lúc nhớ, lúc quên. Cho nên, dù không mới, theo tôi, chúng ta cũng nên nhắc lại, một lần, những nguyên tắc căn bản ấy:
Thứ nhất, ai cũng biết, tranh luận là "tranh" thắng bằng lý luận. Lý luận là bản chất của tranh luận: chính thứ vũ khí lý luận này phân biệt một cuộc tranh luận và một cuộc chửi lộn. Trong các cuộc chửi lộn, người ta không cần lý luận, người ta chỉ cần ném ra ào ạt các lời buộc tội, bất chấp có bằng chứng hay không, nhằm triệt hạ tư cách nhà văn hay nhà phê bình hay nhà lý luận hay bất cứ một thứ "nhà" nào đó của đối thủ. Tranh luận thì khác. Trong các cuộc tranh luận, người ta chỉ được quyền sử dụng một thứ vũ khí duy nhất: lý luận. Như trong bóng đá, người ta chỉ được quyền dùng chân để bắt bóng và phát bóng. Đụng tay vào là phạm luật. Như trong quyền Anh, người ta chỉ được quyền dùng tay để đánh. Co chân đạp đối thủ là phạm luât. Cũng vậy, trong tranh luận, người ta có thể công kích người khác một cách vô cùng mạnh bạo, thậm chí, tàn bạo; không sao cả, nhưng với một điều kiện: bằng lý luận. Ngược lại, bất cứ khi nào người ta không còn lý luận nữa, bất cứ khi nào người ta phải sử dụng đến các thứ phương nện khác, từ việc nhân danh lòng nhân đạo hay tình cảm yêu nước đến việc cầu cứu uy tín của người này của kẻ nọ, người ta trở thành một kẻ ăn gian. Nên lưu ý là hình thức "ăn gian" bằng cách sử dụng đến quyền lực tinh thần của người khác là một cách "ăn gian" rất phổ biến ở Việt Nam. Thay vì lý luận bằng cái đầu của chính mình thì người ta có thói quen chứng minh tính "chân lý" của một nhận định nào đó bằng cách trích dẫn ra một câu nói của một lãnh tụ, một danh nhân, hoặc đơn giản hơn, một câu tục ngữ nào đó. Ở những nơi khác, trong loại văn học thuật, người ta cũng khuyến khích trích dẫn, nhưng với mục đích hoàn toàn khác: để thêm một băng chứng hay để phân tích lịch sử vấn đề cũng như tính chất đa dạng trong cách ]ý giải vấn đề; để người đọc hình dung được bối cảnh nghiên cứu vấn đề, từ đó, biết được những sự tiếp thu cũng như những sự sáng tạo, nếu có, của tác giả bài viết. Ở Việt Nam, ngược lại, việc trích dẫn thường được xem như cách thức sử dụng một quyền lực: Khổng Tử đã nói như thế... Lenin đã nói như thế... Hồ Chí Minh đã nói như thế... Từ điển bách khoa toàn thư Encarta đã nói như thế... vậy thì "chân lý" là như thế, không còn hoài nghi gì nữa. Nếu bí quá, không tìm ra được một câu nói nào tương hợp thì người ta... bịa ra câu nói ấy và gán đại cho một nhân vật lịch sử nào đó. Như một thứ bùa.
Kệ sách Học Xá
Thứ hai, đối tượng của tranh luận là các luận điểm. Nói đến luận điểm là nói đến cả hệ thống quan điểm, trong đó các ý tưởng đan kết với nhau trên một nền tảng lý thuyết và phương pháp luận nhất định. Một sự phê bình toàn diện và triệt để nhất là sự phê bình nhắm vào chính nền tảng lý thuyết và phương pháp luận ấy; nếu không, nó phải phê bình các nhận định của tác giả trên chính cái nền tảng lý thuyết và phương pháp luận mà người ấy đã lựa chọn, nói cách khác, phải xét xem, từ một góc nhìn như thế, với một phương hướng tiếp cận như thế, tác giả có nhất quán và có đi đến tận cùng mạch lý luận của họ hay không, và kết luận mà tác giả ấy rút ra được có gì mới lạ so với những gì người khác đã biết hay không. Việc tuân chủ nguyên tắc này giúp ngăn chặn cảnh ông nói gà bà nói vịt trong tranh luận; hơn nữa, nó cũng ngăn chặn được tình trạng, thay vì tập trung vào các luận điểm chính, chỉ cãi cọ lằng nhằng ở cấp độ tiểu tiết, với những câu, chữ không có ý nghĩa gì đáng kể trong cấu trúc chung của bài viết. Cuối cùng, nguyên tắc này cũng góp phần ngăn chận một thói quen đáng tiếc là cố tình đdn giản hoá các luận điểm của ngườl khác, biến chúng thành ngô nghê để vừa tầm cho mình phản bác. Thói quen ấy hẳn xuất phát từ loại văn chương tuyên truyền kéo dài dai dẳng cả hơn nửa thế kỷ vừa qua: theo đó, ở bên này hay bên kia "chiến tuyến", người ta không được phép đọc nhau nhưng lại được lệnh là phải đả kích nhau, và với một mục đích đầy "chính nghĩa" như thế, người ta có thể an tâm đả kích địch thủ theo cái hình ảnh mà mình xuyên tạc hoặc tưởng tượng. Như thế, người ta tha hồ rút tư tưởng của Michel Foucault hay của Roland Barthes, chẳng hạn, vào một vài câu rồi ngúng nguẩy chê là... thô thiển; và người ta cũng có thể hùng hồn cho chủ nghĩa hậu cấu trúc hoặc glải cơ cấu là... dở hơi dù chưa hề đọc bất cứ một tác phẩm nào của Jacques Derrida hay của Paul de Man; có thể lớn tiếng cho văn chương hậu hiện đại là nhảm nhí dù chưa hề đọc bất cứ một luận văn nào của Jean-Francois Lyotard, của Fredric Jameson hay bất cứ sáng tác nào của John Barth, của Thomas Pynchon hay của Kurt Vonnegut, v.v...
Thứ ba, bởi vì nhắm vào đối tượng là các luận diểm, tranh luận là một cuộc chiến đấu khá trừu tượng. Đó là cuộc chiến đất với những ý tưởng. Chính vì thế, đó cũng là một cuộc chiến đấu đầy tính chất duy lý, ở đó chỉ có lý chứ không có tình. Người Việt Nam vốn trọng tình: trong các lãnh vực khác tôi không biết thế nào nhưng trong tranh luận, đó là một khuyết điểm. Một mặt, nó khiến chúng ta ít khi đi đến cùng mạch lý luận của mình, dễ dàng thoả hiệp trước những sự dị biệt trong tư tưởng, trở thành những kẻ ba phải, mặt khác, phổ biến hơn, nó lại làm chúng ta dễ trở thành lu loa, sướt mướt hoặc phẫn nộ không đúng chỗ. Vì gắn liền với cả một truyền thống văn hoá lâu dài nên khuyết điểm này tương đối khó tránh. Bản thân tôi, thành thực mà nói, cũng không tránh được hẳn. Một nhà bút chiến kiệt xuất của Việt Nam ngày trước, Phan Khôi, cũng không tránh được, dù riêng trong trường hợp của ông, khó cỏ thể xác quyết được giữa khuyết điểm và ưu điểm, phần nào là nhiều hơn, bởi vì sự đặc sắc và hẳn sẽ còn lại lâu dài ở ông không phải chỉ là lý lẽ mà chủ yếu lằ ở phong cách: giọng văn tranh luận của ông khi thì hùng hồn, khi thì chì chiết, khi thì sang sảng, khi thì ngoa ngoắt, lúc nào cũng đầy cảm xúc, cũng toát ra cái vẻ cứng cỏi và ngang tàng.
Cuối cùng, thứ tư, nếu tranh luận là chiến đấu với các luận điểm thì điều kiện đầu tiên và không chừng quan trọng nhất của người tranh luận là phải đọc kỹ và hiểu đúng các luận điểm mình định phê phán. Không đọc kỹ và không hiểu đúng mà đã phê phán, người ta dễ trở thành những kẻ xuyên tạc và vu khống dù động cơ chính là sự bất cẩn hay kém cỏi chứ không phải vì ác ý. Hơn nữa, tham gia tranh luận, người ta không những cần phải đọc kỹ và hiểu đúng bài viết mình định phê phán mà còn cần phải có một số hiểu biết nào đó liên quan đến vấn đề mà bài viết ấy đề cập. Hai khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau: không ai có thể hiểu trọn vẹn một bài viết nếu đó là bàí viết duy nhất mà người ta được đọc về một đề tài nào đó. Văn bản, thật ra, bao giờ cũng là một liên văn bản: một chữ ở bài viết này có khi chỉ được sáng lên nhờ một chữ ở bài viết kia. Bởi vậy, tôi cho là một hàng động thiếu nghiêm túc nếu người ta lao vào một cuộc tranh luận khi chưa kịp chuẩn bị cho mình những kiến thức tối thiểu và cần thiết về vấn đề mình sẽ tranh luận. 6
Liên quan đến vấn đề đọc kỹ và hiểu đúng, có một hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam là cứ hễ thấy điều gì hơi hơi mới lạ, hơi hơi phức tạp, hơi hơi khó hiểu là người ta vội vã dán ngay vào đó những nhãn hiệu đại khái như tắc tị, cầu kỳ hay làm dáng trong khi đáng lẽ, chỉ cần một chút cẩn thận hay tự trọng, người ta thấy ngay là, tốt hơn hết, mình nên im lặng hoặc nên đọc đi đọc lại nhiều lần hơn nữa. Tôi ngờ một trong những thủ phạm chính và trực tiếp gây nên thói quen này ỏ Việt Nam chính là... Trường Chih. Trong cuốn Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam in năm 1948, với tư cách là Tổng bí thư đảng Cộng sản Đông Dương, người lãnh đạo tối cao của các hoạt động văn hoá và tư tưởng trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Trường Chinh đã xem tất cả những trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa, từ chủ nghĩa lập thể đến chủ nghĩa ấn tượng, từ chủ nghĩa đa-đa đến chủ nghĩa siêu thực đều là những hình thức văn nghệ "tối tăm, lập dị", "phản khoa học" và "phản tiến hoá". 7 Lời của lãnh tụ, ai nấy cũng đều răm rắp nghe, hơn nữa, còn nhắc đi nhắc lại ra rả trên sách báo lâu dần biến thành quy luật: cái gì mình không hiểu thì bị xem là tối tăm; cái gì tối tăm cũng đều là... lập dị; cái gì lập dị cũng đều là... bịp bợm. "Quy luật" ấy, thật ra, xuất phát từ, và được củng cố bởi, tâm lý hậu thuộc địa, ở đó, tính hiện đại bị đồng nhất với Tây phương, nghĩa là... giặc, từ đó, mọi nỗ lực hiện đại hoá, hay đơn giản và bình thường hơn, mọi ý định đổi mới, đều bị xem như bằng chứng của tính vọng ngoại, hơn nữa, của sự vong bản. Và thế là, nhân danh tinh thần dân tộc, truyền thống cũng như lương tri, người ta có thể đả kích thậm tệ những cái mới và những gì mình không hiểu, hay, nhẹ nhàng hơn, cứ gạt phắt ra ngoài, coi như không có, một cách vô cùng thanh thản. 8
Những nguyên tắc vừa trình bày, được đúc kết với dụng ý để được mọi người - hoặc ít nhất là giới cầm bút - đồng tình, chắc chắn không phải là những gì mới lạ. Nhưng đó là những điều chúng ta thường hay quên. Có khi cả một đất nước quên. Và có khi cả hai hay ba thế hệ cùng quên.
Thực vậy, nếu đọc lại các bài tranh luận giữa Phan Khôi và Phạm Quỳnh, giữa Phan Khôi và Trần Trọng Kim về các vấn đề liên quan đến quốc học và Nho giáo vào đầu thập niên 30, 9 chúng ta có thể thấy, mặc dù thỉnh thoảng họ vấp phải những khuyết điểm hết sức sơ đẳng về kiến thức cũng như về lập luận, nhưng tinh thần tranh luận chung thì bao giờ cũng nghiêm túc và chững chạc, rất người lớn. Rõ ràng là thời ấy, thuở bình minh của nền tân học, người ta đã có một thứ văn hoá tranh luận khá hoàn chỉnh. Thế nhưng điều lạ là cái văn hoá ấy cứ dần dần bị mai một đi. Phần lớn các cuộc tranh luận văn học từ giữa thập niên 30, đặc biệt từ sau năm 1945 đến nay, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, đều có cái vẻ gì như bần tiện, nhếch nhác và thảm hại hơn hẳn. Tại sao?
Tôi nghĩ lý do chính là vì... chính trị
Trong nửa đầu thập niên 30, hầu hết các cuộc danh luận đều mang tính chất cá nhân, chỗ dựa duy nhất của mỗi người là kiến thức và khả năng lý luận. Từ giữa thập niên 30 về sau, bắt đầu từ cuộc tranh luận giữa hai phái gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, các đảng phái chính trị nhảy vào các sinh hoạt văn học nghệ thuật. Tranh luận văn học, với họ, trở thành một cuộc tranh đấu chính trị, qua đó họ nhắm đến việc tuyên truyền cho chủ thuyết của họ và tập hợp lực lượng hơn là chỉ dừng lại ở phạm vi văn học. 10 Tình trạng ấy càng phát triển mạnh mẽ sau năm 1945, khi, trong các cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng kịch liệt, giới cầm quyền Vìệt Nam, thuộc những chế độ và với những ý thức hệ khác nhau, đã phải huy động tất cả mọi lực lượng và mọi phương tiện để dành chiến thắng. Hậu quả là hầu như toàn bộ đời sống xã hội đều bị chính trị hoá. Chính trị xen vào các hoạt động tín ngưỡng, lấn vào giáo dục, chi phối cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động văn học, dĩ nhiên càng chịu ảnh hưởng của chính trị một cách sâu sắc. Ở phương diện này, chính trị không những chỉ làm thay đổi cách viết mà còn làm thay đổi cả cách nhìn và cách nghĩ của chúng ta. Biểu hiện quan trọng hơn cả không chừng là thói quen phân tuyến theo lối "địch" và "ta" và tư tưởng "ai thắng ai".
Ngày xưa, tranh luận với nhau, Trần Trọng Kim và Phan Khôi chỉ nhìn thấy nhau, hoặc có khi, cụ thể hơn, chỉ nhìn thấy bài viết của nhau. Sau này, tranh luận với nhau, người ta không chỉ thấy nhau mà còn thấy, phần lớn chỉ thuần là tưởng tượng, cả lực lượng chính trị trùng trùng điệp điệp sau lưng đối thủ của mình. Tranh luận, do đó, không còn nhằm làm sáng tỏ một vấn đề gì mà chủ yếu là nhằm tiêu diệt cả cái lực lượng chính trị thù nghịch mà người đối thoại với mình chỉ là một đại diện. Không khí tranh luận, do đó, bao giờ cũng hừng hực, cũng sôi sục nhiệt tình, cái nhiệt tình của thời chiến. Nhưng chính cái nhiệt tình kiểu ấy đã giết chết tranh luận, biến tranh luận thành một hoạt động thuần tuý tuyên truyền: thay vì cố gắng làm sáng tỏ một điều chưa biết, chúng ta thường chỉ hài lòng với việc khắng định đi khẳng định lại những "chân lý" đã cũ mèm; thay vì chỉ sử dụng lý trí, chúng ta huy động cả các yếu tố tình cảm để dễ dàng kích động tinh thần của người đọc với hy vọng thành lập được một trận tuyến càng đông càng tốt. Hơn nữa, xuất phát từ quan niệm "địch/ta" và "ai thắng ai", người ta dễ biến cuộc tranh luận thành một trò ẩu đả, theo đó, đối tượng chính mà họ nhắm tới không phải là một quan điểm mà là một con người; mục tiêu chính không phải là tìm kiếm một chân lý mà là bôi bẩn một cá nhân; tinh thần chính không phải là xây dựng mà là triệt hạ. Cuối cùng, cũng xuất phát từ quan niệm "địch/ta" và "ai thắng ai" ấy, người ta có thể tự cho phép mình làm những hành động đê hèn nhất như vu khống và chụp mũ với lý do và mọi thủ đoạn đều được xem như những chiến thuật cần thiết trong một cuộc đấu tranh.
Theo tôi, ngoài những nguyên nhân khác có thể có, chính cách nhìn phân tuyến "địch/ta" và tâm lý đấu danh "ai thắng ai" như là kết quả của xu hướng chính trị hoá toàn bộ đời sống tinh thần của Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua đã dần dần phá nát văn hoá tranh luận.
Chưa khôi phục lại được văn hoá tranh luận ấy, dù xuất phát từ thiện chí, các cuộc tranh luận trên báo chí rất dễ có nguy cơ biến thành những cuộc cãi cọ ồn, nhảm và vô bổ, thậm chí, nếu không cẩn thận, nó biến thành một chứ như trò chơi của trẻ con: không nói lý được thì cãi cù cưa; không cãi cù cưa được thì chửi đổng; không chửi đổng được thì từ xa xa lấy đá ném rồi... bỏ chạy. Chỉ làm thảm hại thêm cho tư cách của người trí thức mà thôi.
22.4.2000
GHI CHÚ:
1. Bài báo đăng trên Tràng An số 80 ra ngày 3.12~1935; in lại trong cuốn Bình luận văn chương do Nguyễn Ngọc Thiện và Từ Sơn sưu tập, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1998, tr. 49-52.
2. Nguyễn Hữu Sơn (biên soạn) (1998) Về một "hiện tượng" phê bình, nxb Hải Phòng, tr. 516. Xin nói thêm: những sự phê bình của Trần Mạnh Hảo không phải là không có điểm khả thủ. Đây là một hiện tượng khá phức tạp, cần được phân tích kỹ hơn, khi có dịp.
3. Xem bài "Lời cuối cho một bộ trường thiên" in ở cuốn Tha Hương, tức tập 5 của Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác, Văn Nghệ, California, 1989, tr. 1849-1860.
4. Hầu hết các bài công kích Hợp Lưu cũng như Trăm Con đều được đăng tải rải rác trên các tờ báo chợ, chủ yếu tại California và Toronto vào đầu thập niên 90. Xem thêm bài viết "Làm báo ở hải ngoại" của Khánh Trường trên tạp chí Việt số 2 (giữa năm 1998) tr. 17-22.
5. Có điều việc sử dụng sự dốt nát và vô liêm sỉ như một thứ vũ khí như thế hình như không phải là "đặc quyền" của riêng ai. Ngay cả một số khá đông nạn nhân của chúng, một lúc nào đó, ở những trường hợp khác, cũng sẵn sàng đóng vai "khủng bố", sử dụng ngay chính những thứ "vũ khí" bỉ ổi ấy để bêu xấu người khác.
6. Tiếc thay, đây 1ại là một hiện tượng khá phổ biến trong sinh hoạt văn học Việt Nam. Nếu bị phê bình, người ta thường dùng luận điệu giống nhau để trả lời: "thì phóng bút viết chơi thôi mà!" Đẩy luận điệu này đến cùng, theo tôi, người ta sẽ, thứ nhất, biến thế giới văn chương thành nơi ai cũng có thể chõ nuệng vào tán nhãm; thứ hai, hạ tiêu chuẩn của một nhà văn xuống thấp hơn cả tiêu chuẩn của một sinh viên năm thứ nhất, kẻ bị đòi hỏi phải luôn luôn tham khảo kỹ càng trước khi đặt bút viết, ngay cả một bài luận văn bình thường nộp trong lớp.
7. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (bản in lần thứ hai), nxb Sự Thật, Hà Nội, tr. 19-20.
8. Xem thêm bài "Tính chất thuộc địa và hậu thuộc địa trong Văn học Việt Nam" in trong cuốn sách này. Cũng có thể xem thêm bài "Tiến tới một nền văn chương Việt Nam hoàn cầu hoá" của Hoàng Ngọc Tuấn đăng trên tạp chí Việt số 6, giữa năm 2000, đặc biệt các trang 82-85.
9. Các cuộc tranh luận này được tóm tắt khá chi tìết trong cuốn Phê bình văn học thế hệ 1932, gồm 2 tập của Thanh Lãng, Phong Trào Văn Hoá xuất bản tại Sài Gòn, 1972 (tập l) và 1973 (tập 2).
10. Về cuộc tranh luận giữa hai "phái" nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, có thể xem cuốn Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939 do Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Phúc và Nguyễn Đăng Điệp biên soạn, Hà Minh Đức giới thiệu, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
- Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans Nguyễn Hưng Quốc Tạp luận
- Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo Nguyễn Hưng Quốc Hồi ức
- Đôi Nét về Võ Phiến Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Số phận của văn học miền Nam sau 1975 Nguyễn Hưng Quốc Khảo luận
- Những ý nghĩ rời (Lời nói đầu) Nguyễn Hưng Quốc Giới thiệu
- Sống Và Viết Giữa Các Nền Văn Hoá Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Nhiệm Vụ Của Nhà Phê Bình Văn Học Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Về Văn Học Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Tự Do Học Thuật Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Vụ Án Nhã Thuyên Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |