1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. "Ngày Về Đà Lạt" của Chu Trầm Nguyên Minh, Nỗi Nhớ Không Nguôi... (Mang Viên Long) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      17-03-2014 | VĂN HỌC

      "Ngày Về Đà Lạt" của Chu Trầm Nguyên Minh, Nỗi Nhớ Không Nguôi và Trống Trải Cô Đơn Không Cùng...

        MANG VIÊN LONG
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh
        (1943 - 19.2.2014)

      Sau hơn 30 năm (1975-2005) Chu Trầm Nguyên Minh không làm thơ, cho dầu – có lúc, như lời tâm sự của anh “muốn viết đến điên cuồng mà không thể viết được” - CTNM đã không thể cưỡng được “cái nghiệp” đã từng theo suốt đời mình từ khi còn là một cậu học sinh trung học ở thành phố biển lặng lẽ Phan Thiết ngày nào – anh đã bắt đầu sáng tác trở lại. Cả Thơ và Văn…


      Dường như sau một quảng thời gian khá dài “nằm không mà nhớ mà đau” – CTNM đã trở lại với Thơ-Văn mảnh liệt hơn, nồng nhiệt hơn – nhưng cũng trầm tĩnh và sâu lắng hơn bao giờ! Cái sôi nổi, phiêu lãng của thời tuổi trẻ; cái tuyệt vọng, trăn trở, bức bách của thời chiến tang thương hình như cũng đã lắng dịu, ngưng đọng - để theo sự vô tình của thời gian an bài - âm thầm đi vào trong thơ Chu Trầm Nguyên Minh một nỗi lạc lỏng mênh mông, niềm cô độc sâu thẳm, cùng nỗi nhớ thương dịu vợi xa xôi… Bài thơ “Ngày Về Đà lạt” (tặng PCH) CTNM viết vào tháng 9 năm 2012 – nghĩa là sau gần 37 năm xa cách, như là lời tâm sự héo hắt, tiếng thở dài não nuột, giữa sự “vô thường” thương đau của đất trời và con người mà nhà thơ muốn được sẻ chia với bằng hữu một thời Đà lạt thanh xuân sum vầy…


      Ở vào tuổi gần 70 – CTNM đã “về đây” để nhìn ngắm lại Đà lạt xưa, nhưng với đôi mắt ngơ ngác, bàng hoàng xao xuyến trong nổi chia xa mịt mờ mà chính anh đang “về đây” một mình để nhận lấy.


      Sáu đoạn – gồm 20 câu thơ, đã có tám điệp khúc “về đây” – như lời than, như tiếng kêu gọi vô vọng:


      “Về đây lòng thấy nao nao

      Thông reo như thể lời chào cố nhân

      Bên hồ giọt nắng bâng khuâng

      Như trong sương khói níu chân ta về”


      Nhà thơ “về đây” – nhưng chỉ nghe tiếng “thông reo như thể lời chào” ở mãi trên cao, và chỉ nhìn thấy “giọt nắng bâng khuâng” gần gũi bên hồ, cùng với “khói sương” lãng đãng mờ ảo là còn “nhớ” (níu chân) người xưa mà chào đón, mà mời gọi…


      “Về đây bóng khuất sơn khê

      Quanh quanh đồi núi lê thê mây trời

      Về đây dạo bước rong chơi

      Mình ta với bóng đầy vơi đêm dài”


      Bạn cũ – người xưa, nay còn đâu? Tất cả đều đã chia xa, đã biền biệt, đã phiêu bạt phương nào! Nhìn quanh chỉ thấy “bóng khuất sơn khꔓquanh quanh đồi núi lê thê mây trời” mà thôi! Một không gian im vắng, hoang sơ bao quanh, càng khiến cho lòng người trở lại nhận rõ sự cô đơn trống trải hơn trong tâm hồn mình “Mình ta với bóng đầy vơi đêm dài” trong từng bước chân, từng đêm thao thức với Đà lạt! Ngày về thăm lại chốn xưa, nơi ghi dấu bao kỷ niệm, nơi chứa chất bao tình cảm bằng hữu, người yêu thương – để rồi chỉ “mình ta với bóng đầy vơi đêm dài” mà thôi!


      “Về đây lòng những u hoài

      Bạn và em đã phương trời bóng mây

      Tìm hoài, tìm mãi, gì đây?

      Chỉ còn kỷ niệm lòng ngây ngất buồn”


      Nhà thơ đã bao lần nhìn quanh, đi quanh (tìm hoài, tìm mãi) – để hy vọng gặp lại “bóng xưa, người cũ” mà tuyệt nhiên chẳng hề thấy gì – nếu có chăng, là thấy rõ thêm “lòng những u hoài”“bạn và em đã phương trời bóng mây” ngàn trùng xa cách! “Về đây” với nhà thơ lúc nầy, chỉ là để “tường nhớ”, để “sống lại” – nhưng nỗi nhớ nhung nào bây giờ cũng chỉ là nỗi buồn đau mà thôi: “Chỉ còn kỷ niệm lòng ngây ngất buồn”


      Trong sự cô độc, hiu quạnh của tháng 9 Đà lạt – nhà thơ đã ngậm ngùi thốt lên:


      “Về đây tìm hướng nhìn phương

      Ngậm lòng cắn nổi buồn riêng một mình”


      Nổi buồn đã ngưng đọng thành cái gì khô cứng trơ vơ đang ngăn chặn trái tim anh, nhà thơ đã phải “ngậm lòng cắn nổi buồn riêng một mình”, mà không biết chia sẻ cùng ai? Nổi khổ, niềm đau – là chính ở đó! Đành phải một mình gặm nhấm lấy nổi thương nhớ trong cô độc man man giữa đất trời Đà lạt mù sương hiu quạnh!


      Hai đoạn cuối của bài thơ – lại là điệp khúc của nỗi cô đơn, của lòng trống vắng, nhớ thương – như tiếng ngân vang, vang mãi của một khúc nhạc buồn:


      “Về đây, ta lại về đây

      Thấy sương thấy khói thấy mây la đà

      Thấy người khuất bóng mù xa

      Thấy ai cũng nhớ tưởng là bóng em”


      Và sau cùng:


      “Về đây tìm chút xưa quen

      Lang thang bước lẻ đêm quên đường về”!


      Nhà thơ vẫn mãi miết một mình độc hành trên các ngả đường Đà lạt, đi trong sự trống vắng mênh mông của bóng đêm giá lạnh, của lòng mình quặn thắc niềm đau...


      Để tưởng nhớ Đà lạt xưa

      Mang Viên Long

      (Newvietart.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây Mang Viên Long Nhận định

      - Tâm Sự Cùng Phạm Văn Nhàn Qua “Màu Thời Gian” Mang Viên Long Nhận định

      - Khởi Hành, Những Năm tháng Tuổi Trẻ Không Quên... Mang Viên Long Tạp bút

      - Ngày Về Đà Lạt của Chu Trầm Nguyên Minh... Mang Viên Long Bình luận

    3. Bài viết về nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Chu Trầm Nguyên Minh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hãy cứ giùm anh choàng ôm bất hạnh (Đặng Châu Long)

      Chu Trầm Nguyên Minh - Tâm Cảnh Mùa Chinh Chiến (Đặng Châu Long)

      Ngày Về Đà Lạt của Chu Trầm Nguyên Minh... (Mang Viên Long)

      Tự Bạch (Chu Trầm Nguyên Minh)

      Chu Trầm Nguyên Minh (Học Xá)

      Chu Trầm Nguyên Minh, Tác Giả Bài Thơ Lời Tình Buồn (Phạm Cao Hoàng)

      Bài tiễn Chu Trầm Nguyên Minh (Đoàn Văn Khánh)

      Chu Trầm Nguyên Minh (Luân Hoán)

      Năm Mới Còn Hoài (Phan Ni Tấn)

      Phút tâm tình của nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh với nhà văn Mang Viên Long (lengoctrac.com)

      Nén nhang không khói đến Chu Trầm Nguyên Minh (Trương Văn Dân)

      Xem thêm về tác giả trên các Website:

      art2all.net, sangtao.org, dangchaulong.wp,...

       

      Tác phẩm của Chu Trầm Nguyên Minh

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ Chu Trầm Nguyên Minh

      (Chu Trầm Nguyên Minh)

      Tự Bạch (Chu Trầm Nguyên Minh)

      Bài Hoan Ca ở A.38 (art2all.net)

      Con Bách Thảo Cái (art2all.net)

      Tội Ngu (art2all.net)

      Lời Tình Buồn (art2all.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)