1. Head_

    Dương Quảng Hàm

    (14.7.1898 - 19.12.1946)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-7-2023 | VĂN HỌC

      Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà giáo nhà thơ
          Bảo Vân Bùi Văn Bảo
            (1917 - 1998)

      Vào những năm đầu của lưu vong tị nạn 1975, nhà giáo Bảo Vân Bùi Văn Bảo (1917 - 5.3.1998) đã khởi sự ngay việc cảnh giác đồng hương trước viễn ảnh mai một của Việt ngữ khi không bảo mà nên, người lớn trẻ em bắt đầu nói tiếng Anh ngay trong gia đình.


      Tác giả của những bộ sách “Vần Việt Ngữ” (1976), “Tập Ðọc” (1977) đồng thời viết thư cho các nhà văn, nhà thơ, kêu gọi sự cộng tác trong dự định biên soạn các sách về thơ văn giáo khoa Việt Nam. Từ nơi tạm cư Toronto Canada, ngày 21 tháng 9, 1977, ông gửi đi một lời kêu gọi chung, người viết bài này là một trong những người nhận được lời kêu gọi ấy, bày tỏ mối ưu tư của ông:

      “Nhằm bảo tồn nền văn học Việt Nam đang bị Cộng Sản hủy diệt, chúng tôi đã thu thập được một số tài liệu và có ý định in ra hai loại sách… ‘1) Vườn thơ cổ điển, 2) Vườn thơ cận đại,’ … Ðược biết thi sĩ còn giữ được ít nhiều tài liệu đó…”


      Trước lúc ấy, ngay trong vòng năm đầu tiên ở hải ngoại, nhà giáo Bảo Vân đã có sách Việt ngữ in ra rồi, trong khi viết báo truyền bá công việc của mình, và gửi đăng hai câu thơ cảnh giác đồng hương đồng cảnh học ngôn ngữ mới là đương nhiên, nhưng hãy lo một chuyện không kém phần quan trọng:


      Chỉ sợ cháu * con quên Việt ngữ

      Ðừng lo lũ trẻ kém Anh văn.


      Khoảng năm 1997, nhà giáo thi sĩ ghé thăm chúng tôi tại trụ sở Văn Bút Hải Ngoại trên đường Bolsa, chia sẻ cảm tình với việc chúng tôi làm, tới lúc đó ông đã có tới hơn chục cuốn sách về việc giảng dạy Việt ngữ mang tên Bảo Vân Bùi Văn Bảo được xuất bản. Có thể kể: Việt Ngữ Tân Thư, Tân Việt Văn, Tập Làm Văn, Tục Ngữ Ca Dao & Dân Ca, Học Vần, Vần Việt Ngữ, Tập Ðọc, Thi Ca Cổ Ðiển, Giữ Gìn Tiếng Việt, Bùi Viện: Một Nhà Nho Sáng Suốt,…


      Bảo Vân Bùi Văn Bảo thuộc dòng dõi nhà Nho nổi tiếng này. Ông ra đời tại Thái Bình, miền Bắc Việt Nam năm 1917, học sinh trường Bưởi-Chu Văn An, Hà Nội, dạy học tại Thái Nguyên. Ông cho biết trước Thế Chiến Thứ Hai từng có bài đăng các báo Phong Hóa, Ngày Nay, Tri Tân, Thứ Bảy, Loa. Năm 1954 di cư vào Nam có thơ đăng trong mục “Ðàn Ngang Cung” của nhật báo báo Tự Do. Hiệu trưởng trường Trần Quý Cáp tại Sài Gòn. Năm 1975, lên được tầu Trường Xuân vượt biển và tỵ nạn ở Toronto Canada, nơi đây ông và các con lập nhà xuất bản “Quê Hương” để phổ biến văn hóa và lịch sử Việt.


      Một tranh vẽ trong bộ tam ngữ Việt-Anh-Pháp Việt Sử Bằng Tranh,
      cảnh thợ rèn ở kinh đô đời Vua Hùng thứ III đang đúc ngựa sắt
       cho Phù Ðổng Thiên Vương đi dẹp giặc Bắc phương đời nhà Ân.

      Ở lãnh vực sau, nhà giáo Bảo Vân đã hoàn thành một tác phẩm lớn, đó là bộ Lịch Sử Bằng Tranh với lời tường thuật bằng ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp. Bộ sách gồm 30 cuốn, tranh vẽ tuyệt đẹp, nhất là có tranh của họa sĩ Mạnh Quỳnh, nổi tiếng từ những năm 50 tại Hà Nội, và của Ngô Ðình Chương, Vi Vi Võ Hùng Kiệt, Bùi Bảo Thạch, Tạ Thúc Bình,… Phần Anh-Pháp ngữ của Từ Vân, Bùi Ðình Mạc, Ðỗ Khánh Hoan, Tô Giang Tử, Nam Xuyên Phan Ngọc Châu, Nguyễn Thụ, Bùi Phương Thể,… Cho tới nay, đối với người viết bài này, bộ Lịch Sử Bằng Tranh vẫn còn giữ nguyên giá trị, nhưng không hiểu vì sao, không thấy nó được phổ biến rộng rãi?


      Tác giả Bảo Vân viết về công trình vĩ đại này như sau:

      “Việt Sử Bằng Tranh: Trọn bộ gồm tất cả 30 tập. Mỗi tập có 40 tranh vẽ cỡ 12×18 cm màu đen in trên nền vàng, đỏ hoặc xanh nhạt và 40 trang chữ Việt, chữ Anh, chữ Pháp giải nghĩa 40 trang tranh kia. Bìa in nhiều màu. Việt Sử Bằng Tranh được biên soạn theo đúng diễn tiến liên tục của lịch sử Việt Nam nghĩa là từ đời Hồng Bàng cho tới nhà Nguyễn Tây Sơn. […] Tập trước liên hệ đến tập sau một cách chặt chẽ. Nhờ thế mà khi đọc, các thanh thiếu niên sẽ có một cái nhin tổng quát và khá rõ ràng về Tổ Tiên ta từ khi lập quốc cho tới khi người anh hùng Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. […] Tranh vẽ luôn luôn thay đổi theo bút pháp của nhiều họa sĩ.


      Lời viết bằng ba thứ chữ (Việt, Anh, Pháp) là vì chúng tôi nghĩ rằng các em nào đọc được chữ Việt là hay nhất, còn nếu chỉ đọc được chữ Anh hoặc chữ Pháp thì các em cũng có thể đọc được phần chữ Anh hoặc chữ Pháp để biết qua về nguồn gốc, giống nòi. Việt Sử Bằng Tranh gồm 30 tập với 30 tranh bìa nhiều màu, 1200 tranh vẽ cả trang của 20 họa sĩ khác nhau và gần ba nghìn trang sách, sẽ xứng đáng được bày trong tủ sách gia đình của người Việt xa quê hương.”

      Khi bộ sách hoàn tất, lúc ông gần tuổi 80, đó là một nguồn vui bao la trong lòng tác giả, ông đã ghi lại bằng bài thơ sau đây:

      Bảo Vân


      Việt Sử Bằng Tranh

      Ðem cả lòng son với tấc thành,

      Ðể làm xong Việt Sử Bằng Tranh.

      Sưu tầm tích cũ Trần, Lê, Nguyễn…

      Góp nhặt lời quê Việt, Pháp, Anh.

      Dầu chửa dệt thành câu cẩm tú,

      Cũng còn lưu lại nét đan thanh.

      Về nguồn nay có thêm tài liệu,

      Cháu chắt ngày sau dễ học hành.

      (Viết trong tuần Giỗ Bảo Vân Bùi Văn Bảo, 25 tháng 3)


      (* nhiều chỗ viết “đàn con”)

      Viên Linh

      Nguồn: nguoi-viet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)