1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhớ lần thăm nhà văn Bình Nguyên Lộc (John C. Schafer, Phan Việt Thuỷ chuyển ngữ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-11-2016 | VĂN HỌC

      Nhớ lần thăm nhà văn Bình Nguyên Lộc

       JOHN C. SCHAFER, Phan Việt Thuỷ chuyển ngữ
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Bình Nguyên Lộc
         (1914-1987)

      “Bình Nguyên Lộc là nhà văn miền Nam. Ông ấy có thể cho anh chị biết quan điểm của người miền Nam”, nhà văn Nguyễn Mộng Giác nói với chúng tôi như thế khi vợ chồng chúng tôi đến Los Angeles nhân dịp lễ Giáng sinh để phỏng vấn các học giả và nhà văn (trong đó có Nguyễn Mộng Giác) cho một dự án nghiên cứu về bước đầu của tiểu thuyết Việt Nam được Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội tài trợ. Từ ngày chúng tôi tin là những cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã được viết ra ở miền Nam, chúng tôi rất mong được gặp Bình Nguyên Lộc, một người miền Nam, một cây bút viết truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng, đồng thời cũng là một học giả chuyên về ngôn ngữ học lịch sử và so sánh.


      Nhà văn Nguyễn Mộng Giác cho biết tiếp: “Bình Nguyên Lộc qua Mỹ chỉ khoảng một năm nay thôi. Ông ấy đang sống ở vùng Rancho Cordova, gần Sacramento.” Từ Los Angeles, chúng tôi gọi điện thoại cho Bình Nguyên Lộc và ông niềm nở nhận lời tiếp chuyện với chúng tôi nếu chúng tôi có thể ghé lại nhà ông trên đường trở về Arcata ở phía bắc California.


      Chúng tôi đã trò chuyện với Bình Nguyên Lộc về văn học Việt Nam suốt mấy tiếng đồng hồ liền vào ngày 5 tháng Giêng năm 1987.


      Hôm qua, mở tạp chí Văn Học số tháng Tư, tôi biết tin là Bình Nguyên Lộc đã từ trần vào ngày 5 tháng Ba, thọ 72 tuổi.


      *


      Ngày 5 tháng Giêng là một ngày đẹp trời. Từ Sacramento, nơi chúng tôi nghỉ lại đêm, chúng tôi lái xe đến Rancho Cordova. Hai đứa con trai của chúng tôi, một đứa 6 và một đứa 12 tuổi, cùng đi với chúng tôi. Loay hoay một lúc, chúng tôi mới tìm ra nhà Bình Nguyên Lộc, một căn phố nhỏ với giá rẻ trên đường Sierre Madre. Đón chúng tôi ở cửa, ông mặc chiếc áo khoác mùa đông màu nâu và choàng một chiếc khăn lông ở cổ. Ông cho biết thời tiết ở Rancho Cordova quá lạnh. Ông mời chúng tôi vào căn phòng bài trí đơn giản: một cái bàn nhỏ đầy sách báo được đặt ngay giữa phòng khách. Ông đã là một nhà văn và một học giả từ năm 1948 và trong sự cảm nhận của tôi, ông vẫn còn là một nhà văn và là một học giả. Chúng tôi ngồi xuống chiếc trường kỷ trong lúc hai đứa con của chúng tôi chơi ở ngoài. Trông ông có vẻ yếu đuối khi cầm bình thuỷ rót trà cho chúng tôi. Vợ ông thì đang bị bệnh, nằm liệt giường trong một căn phòng khác. Chúng tôi biết là ông đến Mỹ trong ‘Chương trình Ra đi có Trật tự’ (O.D.P.) chủ yếu là nhằm tìm cách chữa bệnh cho bà vợ.


      Chúng tôi bắt đầu hỏi ông về những cuốn tiểu thuyết đầu tiên mà ông đã đọc được lúc còn là một đứa bé lớn lên ở vùng châu thổ sống Cửu Long giữa hai trận thế chiến.


      Ông nói:

      “Cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên tôi đọc là một cuốn sách mà thoạt đầu cha tôi cấm không cho đọc vì cho là dâm thư, đó là cuốn Hà Hương phong nguyệt truyện của Lê Hoằng Mưu. Cuốn này được xuất bản vào khoảng năm 1917, và tôi tin đó cũng là cuốn tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một câu chuyện tình xảy ra ở miền Nam, chẳng có gì là dâm ô cả. Cuốn tiểu thuyết kế tiếp tôi đọc được là cuốn Chăng Cà Mum [1] của Nguyễn Chánh Sắt. Đây là câu chuyện về một cô gái Việt Nam sống gần biên giới Miên, bị bắt cóc đưa sang Miên một thời gian khá lâu trước khi được quay trở về Việt Nam, Cuốn tiểu thuyết này chưa được xuất bản nhưng đã được quảng bá rộng rãi trên tờ quảng cáo của một tiệm thuốc Bắc. Tiểu thuyết gia kế tiếp mà tôi đọc là Hồ Biểu Chánh. Có thể tôi cũng đã đọc một số tác giả khác ngoài Lê Hoằng Mưu và Nguyễn Chánh Sắt nhưng họ không nổi tiếng mấy và tôi cũng không nhớ được.[2] Nếu tôi biết trước những gì ông bà định hỏi hôm nay thì tôi sẽ ghi lại những chi tiết này đầy đủ hơn.”

      Nếu vào thập niên 20, khi còn là một đứa bé mới chín, mười tuổi lớn lên ở miền Nam Việt Nam, Bình Nguyên Lộc biết là vào năm 1987 ông sẽ ngồi ở một căn phố thuộc vùng Rancho Cordova, tiểu bang California, nói chuyện với một người Mỹ về Hà Hương phong nguyệt truyệnChăng Cà Mum…, những lời phát biểu của ông sẽ mang tính chất châm biếm hơn là dự định.


      Sau đó, khi đến thăm thư viện đại học Cornell, chúng tôi đã tìm ra Hà Hương phong nguyệt truyện – không phải in thành sách mà nằm rải rác trong các số báo Nông cổ min đàm,[3] một tờ báo ở miền Nam. Những gì Bình Nguyên Lộc kể với chúng tôi đều được kiểm chứng từ những nguồn tài liệu khác. Trí nhớ của ông về con người, tên sách và sự kiện đều rõ ràng và chính xác.


      Những cuốn sách giáo khoa và lịch sử văn học – như của Dương Quảng Hàm và của Vũ Ngọc Phan – đều do những người ở miền Bắc viết. Những cuốn sách này cho rằng những tiểu thuyết đầu tiên ra đời ở miền Bắc, đó là cuốn Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách (1925) và Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật (1925). Mặc dù còn tuỳ thuộc vào cách hiểu thế nào là ‘tiểu thuyết’, công việc nghiên cứu của chúng tôi, ngược lại, đã chứng minh là những cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã được viết ở miền Nam, và có lẽ Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt hay Trần Chánh Chiếu xứng đáng hơn Hoàng Ngọc Phách hay Nguyễn Trọng Thuật trong danh hiệu cây bút viết tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam. Tôi e rằng thành kiến địa phương đã dự phần vào việc thẩm định nên tôi muốn Bình Nguyên Lộc xác nhận sự nghi ngờ của tôi. Sau đó tôi nhận ra là tôi đã quá bồng bột khi chấp nhận một cách giải thích phiến diện cho một hoàn cảnh phức tạp. Bình Nguyên Lộc cho biết mặc dù một số người miền Bắc có thái độ tương tự người Trung Hoa, những kẻ tin rằng họ sống ở ‘trung quốc’ (Middle Kingdom) và chỉ có bọn man di mới sống ở phía Nam, có một số lý do khác cắt nghĩa tại sao các nhà phê bình miền Bắc không đề cập đến tác phẩm của các cây bút phía Nam. Ông nói: “Các học giả miền Bắc như Dương Quảng Hàm đã không nhắc nhở đến các nhà tiểu thuyết miền Nam vì họ không đọc được tác phẩm của những người này chứ không phải vì họ không thích người miền Nam. Tác phẩm của người miền Nam không được bày bán ở Hà Nội cho nên họ không biết chút gì về những tác phẩm đầu tiên đã được sáng tác ở miền Nam.”


      Ngay cả khi chúng tôi nhắc đến cộng sản, Bình Nguyên Lộc cũng nói với sự buồn rầu hơn là giận dữ.

      “Thoạt đầu người ta thích cộng sản bởi vì họ tưởng là chúng sẽ lấy của cải của người giàu để cho người nghèo. Nhưng họ khám phá ra là chúng lấy luôn của cải của cả người giàu lẫn người nghèo… Sau năm 1975, tôi không viết được nữa. Ách kiểm duyệt quá nặng nề và chỉ có các đảng viên hay cảm tình đảng mới có thể được phép xuất bản. Họ có mời tôi viết nhưng tôi từ chối. Văn chương có thể được diễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Lỡ có ai đó diễn dịch tác phẩm của tôi theo một chiều hướng khác thì tôi sẽ bị rắc rối ngay.”

      Khi cuộc phỏng vấn chấm dứt và máy ghi âm đã tắt, hai đứa con của tôi nhào vào phòng. Bình Nguyên Lộc cúi xuống Văn, đứa con trai lên sáu của chúng tôi, hỏi nó bằng một giọng tiếng Anh rõ ràng nhưng không hoàn chỉnh: “Cháu có thấy ông già Noel chưa?” Ngay lúc ấy, tôi cảm thấy là ở vào lứa tuổi 70, ông không nên đến đây, không nên học tiếng Anh, không nên khởi sự cuộc đời trở lại. Ông nên ở lại quê hương đầy nắng ấm của ông. Tôi hình dung cảnh ông lê bước dọc quầy hàng trong một khu siêu thị sáng choang ở Rancho Cordova, khom lưng trên chiếc xe đẩy mua hàng, run rẩy trong chiếc áo khoác, cố gắng nói một vài câu tiếng Anh mới học được với một thâu ngân viên lơ đễnh và thiếu kiên nhẫn.


      Tôi không biết những người hàng xóm của Bình Nguyên Lộc tại Rancho Cordova nghĩ gì về ông. Có thể họ nghĩ ông cũng giống như bao nhiêu thuyền nhân khác, bao nhiêu người tị nạn khác. Có thể họ nghĩ ông – tác giả của trên 100 cuốn sách, trong đó có những công trình nghiên cứu uyên bác về nguồn gốc tiếng Việt – là một người mù chữ. Tôi nghĩ là ở Việt Nam, ngay cả một nước Việt Nam cộng sản, ông sẽ được quí trọng hơn. Nhưng tôi sực nhớ đến bàn viết đầy giấy tờ của ông. Tôi biết rằng từ ngày sang Mỹ, ông đã bắt đầu viết trở lại và xuất bản nhiều truyện ngắn và cảo luận trên các tạp chí văn học bằng Việt ngữ ở Hoa Kỳ và Canada. Ngoài ra, các ấn bản mới của tác phẩm của ông đã được in ở Los Angeles. Rõ ràng là nước Mỹ đã cho ông được một cái gì đó trong suốt một năm ông sống ở đây. Nó cho ông tự do để cầm bút trở lại. Đối với một nhà văn như Bình Nguyên Lôc, món quà ấy chắc chắn không phải nhỏ.


      Phan Việt Thuỷ chuyển ngữ từ bài “Remembering a visit with Bình Nguyên Lộc” của John C. Schafer, đăng trên The Vietnam Forum số 13/1990.


      John C. Schafer, Phan Việt Thuỷ chuyển ngữ
      Nguồn: sangtao.org

      [1] Theo Nguyễn Khuê, trong cuốn Chân dung Hồ Biểu Chánh do Lửa Thiêng xuất bản tại Sài Gòn năm 1974, tr. 285, Nguyễn Chánh Sắt viết Chăng Cà Mum vào khoảng 1915 hay 1916. Tựa đề của nó thực ra là Nghĩa hiệp kỳ duyên nhưng nó lại được biết nhiều dưới tên Chăng Cà Mum là tên của nhân vật nữ người Miên trong truyện.

      [2] Sau đó Bình Nguyên Lộc nhớ đến một tác giả khác và ông viết cho chúng tôi một lá thư đề ngày 6 tháng Giêng về tác giả ấy. Đó là Tân Dân Tử, theo Bình Nguyên Lộc, chuyên viết tiểu thuyết lịch sử, trong đó có cuốn Gia Long phục quốc.

      [3] Thư viện đại học Cornell không có đủ bộ Nông cổ mín đàm. Có thể phần đầu của Hà Hương phong nguyệt truyện được đăng tải trên số tháng Giêng 1915. Số báo đầu tiên chúng tôi có được trong đó có đăng truyện này là số ra ngày 2 tháng Ba 1915.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

    3. Bài viết về nhà văn Bình Nguyên Lộc (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Bình Nguyên Lộc

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc lại ’Rừng Mắm’ của Bình Nguyên Lộc, lan man nghĩ về Đồng bằng Sông Cửu Long (Trùng Dương)

      Nhà văn Bình Nguyên Lộc, “Tam kiệt Việt Nam” (Du Tử Lê)

      Nhân Cách Bình Nguyên Lộc (Mai Thảo)

      Nhớ lần thăm nhà văn Bình Nguyên Lộc (Phan Việt Thuỷ)

      Bình Nguyên Lộc (1914-1987): Đất nước và con người (Thụy Khuê)

      Nhà văn Bình Nguyên Lộc & Đò Dọc (Nguyễn Ngọc Chính)

      Nhà văn Bình Nguyên Lộc (Thế Nhân)

      Bình Nguyên Lộc và tình đất  (Nguyễn Vy Khanh)

      Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Bình Nguyên Lộc

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Địa danh cũ Sài Gòn (Bình Nguyên Lộc)

      Vài kỷ niệm viết lách với Thanh Nam

      (Bình Nguyên Lộc)

      Bình Nguyên Lộc: Kinh Nghiệm Viết Văn Của Tôi (Bình Nguyên Lộc)

      Gương Mặt Của Dân Lạc Việt Qua Ngôn Ngữ Việt Nam (Bình Nguyên Lộc)

      Vài Ý Nghĩ về Truyện Ngắn (Bình Nguyên Lộc)

      Tác phẩm trên mạng:

        - isach.info - vietmessenger

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)