|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Bích Khê
(24.3.1916 - 17.1.1946)
Bài viết này đề cập đến hai giai đoạn.
Thi tài Bích Khê phát tiết rất sớm. 12 tuổi đã biết làm thơ Đường luật. 16 tuổi đã có nhiều bài thơ đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, Tràng An Báo, Sài Gòn. 17, 18 tuổi đã có bài văn tản mạn dạt dào tinh thần yêu nước, sống đẹp, ca ngợi quê hương...
Thơ thuộc loại này rất nhiều. Có cả hàng trăm bài, tác giả dự trù sẽ xuất bản dưới tựa đề: “Dòng thơ cũ”. Sau đây là một số bài điển hình do chúng tôi sưu tập, không thấy xuất hiện ở bất cứ đâu. Chúng tôi đăng lại, dù chiếm trang nhiều, với mong ước là đóng góp vào gia sản thi ca của Bích Khê những bông hoa phát tiết bị thất lạc cũng như chứng minh khuynh hướng của Bích Khê trước năm 1937:
16 tuổi
ĐỀ SÁCH "VÔ GIA-ĐÌNH"
Nhơn đọc sách Vô Gia-đình thuật chuyện một đứa trẻ phiêu lưu gồm đủ đức tánh, là một cuốn tiểu thuyết rất bổ ích về đường giáo dục nam nữ thanh niên, nên có mấy bài thơ lạm đề như sau đây:
I
Rày đó mai đây lệ giạt-giào,
Buồn cho thân thể luống lao đao
Mưa cuồn sấm dậy mây che phủ,
Bể khổ thuyền trôi sóng lộn trào.
Đã tưởng tang-thương lìa mẫu tử,
Nào hay qui thế tạm bồng mao.
Đố ai thấu được lòng con tạo,
Khéo trở trêu người mãi thế sao?
II
Khéo trở trêu người mãi thế sao?
Nắng mưa dầm dãi, tuyết sương bao!
Ngọc lành gọt dũa tay thao-lược,
Danh ẩn tung hoành chí tối cao.
Đường thế chông gai thân bảy thước,
Biển cồn sóng gió trận ba đào.
Than ôi! trẻ đó thầy đâu mất,
Tan hợp tương lai biết những nào?
III
Tan hợp tương-lai biết những nào?
Ba chìm bảy nỗi, giá thanh cao.
Trẻ thơ luyến bạn hồn mê mộng,
Mẹ góa thương con huyết ứa đào.
Lòng quyết đền ghi ơn bảo dưỡng,
Tình càng khăng khít giãi tâm-giao,
Ruộng dâu biến đổi, người chia rẽ,
Góc biển chân trời dễ ước ao...
IV
Trời biển thung dung một chữ nhàn,
Vui cùng bạn ngọc thú giang-san.
Mỏ than phấn đấu vòng nguy hiểm,
Thú vật đền bồi dấu hỉ hoan,
Mừng tưởng gia-đình lo lướt dặm,
Thoạt nghe cố quận vội băng ngàn.
Bẩy thần trăm cách phương nào tránh
Hoạn nạn tương-đồng trải mật gan.
V
Hoạn-nạn tương đồng trải mật gan.
Giải bày nông nỗi bước gian nan,
Góp tay nghĩa-hiệp tình thân mật,
Vớt kẻ tai ương cảnh lỡ làng.
(Phụ nữ Tân văn số 178 ngày 24-11-1032)
17 tuổi
TRẦN QUỐC TUẤN ĐÁNH GIẶC NGUYÊN
(Lần đầu)
I
Năm ức hùng binh đánh rã tan
Biết bao tài trí với gian nan!
Cướp trăm giáo giặc Chương-dương độ
Bắt vạn quân thù Hàm-tử-quan (1)
Một quyển binh-thư răn tướng sĩ
Mấy lời trung liệt giải tâm cang (2)
Dụng binh, thừa thế, nên công trận
Bia đề ngàn xưa tiếng Đạo Vương.
(Lần thứ hai)
II
Một lược sang, rồi một lược sang
Năm trăm tàu trận, chín muôn quân
Cướp lương tướng Hổ vùng Vân Hải
Bắt cổ thằng Ô trận Bạch Đằng
Hai thuỡ giang sơn bon ngựa đá
Ngàn năm xã tắc vững âu vàng (3)
Bốn năm lòng đỏ như nung nấu
Cao tột đài mây một tấm gương.
Bích Khê
-------
(1) Trần Quang Khải thắng trận mở tiệc khao quân có ngâm bài tứ tuyệt trong ấy có 2 câu:
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
(2) Khi Hưng Đạo Vương thua chạy về Vạn Kiếp, vua Nhân tông khuyên đầu hàng, ông tâu: "Nếu bệ hạ muốn đầu hàng xin trước hãy chém đầu tôi đã". Lời nói trung liệt thay!
(3) Thấy giang sơn lại được như cũ, Thánh Tông thượng hoàng có 2 câu thơ kỷ niệm:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
(Sài Gòn báo số 182 ngày 10-12-1933)
Dưới đây là một bài tản mạn của Bích Khê lúc tác giả 18 tuổi:
Thế nào gọi là sống có tinh thần? (tản mạn của Bích Khê)
(Sài Gòn báo số 225 ngày 2-3-1934)
“Tinh thần lấy nghĩa hẹp là linh hồn, nói rộng thì chỉ tất cả những cái gì thuộc về vô hình, có thể bất diệt bất vong như tư tưởng, quan niệm, cảm tình. Trái lại với tinh thần là vật chất, chỉ những cái gì trong đời mà mình cảm giác bằng hình thức được, như ăn uống mặc v.v... Tinh thần và vật chất tương phản với nhau, thì sự sống về tinh thần cũng trái với sự sống của vật chất.
Lên xe xuống ngựa, mê say theo lầu Tần quán Sở, mài miệt nơi của tướng nhà quan, những thú vui ấy theo con mắt thường tình là rất vinh dự thế mà lại có kẻ không mơ màng đến, chỉ ưa sống về tinh thần. Những người như thế phần nhiều là người có tư tưởng cao thượng, vì họ muốn du nhập một cái thuyết mà ít ai xu hướng tán thành. Thế mà gần đây vì ảnh hưởng của hiện trạng xã hội, vì ảnh-hưởng của “chứng bệnh thế kỷ” (mal du siècle) một số thanh niên nước ta hiểu nghĩa bốn chữ “sống về tinh thần” một cách khác thường.
Họ biết rằng cái luật của tạo hóa làm tiêu diệt lần lần tất cả những cái gì mà tạo hóa gây dựng ra là một cái luật bất di bất dịch. Những vật vô tri vô giác như núi có ngày đổ, biển có ngày lấp, cây cỏ có ngày khô héo, không tránh khỏi cái luật ấy. Huống chi là động vật mà trong ấy người là giống thiêng liêng hơn hết. Từ ông vua cầm quyền một nước danh vọng tối cao, cho đến kẻ nghèo khổ ở lều tranh, vách đất ai ai không chóng thì chầy cũng phải bước qua cửa chết.
Cái chết không thể chạy chối đi đâu được. Lại đời người thấm thoát chẳng là bao, còn thêm cuộc thế đảo điện, nhơn tâm âm lạnh, thôi thì công danh sự nghiệp mà chi, đậy nắp hòm rồi chả xách nó theo được, chi bằng đi tới thanh vắng, mình tự biết mình, ngày tháng vui cùng gió mát trăng trong, non xanh nước biếc. Họ sẽ coi đời bằng cặp mắt hững hờ, chớ nào phải như ông Lão Tử hay ông Thích-Ca đem sức mạnh của tư tưởng, tìm hết chơn lý mà truyền bá cái thuyết hư vô, họ chỉ vì chán đời ghét đời mà sống như vậy. Họ cho là họ sống về tinh thần, chớ thực ra họ ích kỷ vì họ không biết rằng cái thân họ rất quan hệ đến gia đình xã hội, hoặc giả biết đi nữa họ lại không đủ nghị lực để cho sự chán nản chiếm hết cõi lòng.”
Đọc những bài thơ và văn vừa trích dẫn, chúng ta nhận ra ý niệm về xã hội, tinh thần cách mạng đã nhen nhóm trong trái tim chàng thi sĩ khi còn trẻ.
Sau năm 1937
Năm 1937 là năm mà bệnh lao phổi bị phát hiện đầu tiên trong người Bích Khê. Tiểu sử cho biết năm 1937 Bích Khê nằm trị bệnh ở Huế cả một năm.
Câu hỏi là tại sao quan niệm về thi ca của Bích Khê lại thay đổi hẳn 180 độ sau năm 1937?
Thử tưởng tượng một năm nằm trong bệnh viện. Thử tưởng tượng đến những đêm dài mất ngủ hay những ngày thấy le lói ánh nắng lọt vào. Thử tưởng tượng những cơn ho đau xé, những bãi đờm có in cả máu đỏ. Đối với người bình thường đó là những hình phạt. Nhưng đối với người thơ, những hình phạt về bệnh hoạn ấy đã được người thơ nhìn bằng một cái nhìn khác. Như “thú đau thương” đã tạo thành Hàn Mặc Tử. Và “tinh huyết" của chính xác thể cũng như tinh thần đã tạo ra Bích Khê.
Mới đây, tôi được đọc một bài thơ còn nóng hổi ghi lại cảm xúc của một người vừa trải qua một căn bệnh mệt tim. Bài thơ ấy có những đoạn như sau:
Ôi trái tim bình thường mấy khi
Vút lên như nét nhạc lạ kỳ
Đắm đuối đau thương rồi tuyệt vọng
Suốt một đời không thể quên đi
(CTT - Đau)
Qua đoạn thơ trên, chúng ta có thể nhận ra những cảm xúc do căn bệnh gây nên. Đó là “nét nhạc lạ kỳ đăm đuổi đau thương rồi tuyệt vọng” mà bình thường trong đời chưa hề có.
Đó là lý do tại sao nhà thơ Hàn Mặc Tử lại gọi Bích Khê là nhà thơ “thần linh”, “thần dị”!
Rõ ràng năm 1937 là mốc bắt đầu cho một cuộc hành trình của một nhà thơ lớn. Nỗi ám ảnh về những con vi trùng lao. Nỗi cô đơn ngút ngàn suốt cả một năm nằm ở bệnh viện. Và thi tài. Và Beaudelaire. Và hình ảnh người nữ. Đó là những yếu tố như những viên gạch mà thời còn bé dại, Bích Khê đã lót để làm một lâu đài, giờ đã trở thành một lâu đài thật. Lâu đài thi ca.
CHỮ NGHĨA CỦA TINH HUYẾT
1. Đoạn tuyệt thể thơ cũ. Ít dùng điển tích. Đổi danh từ riêng thành danh từ chung.
Sau năm 1937, ta nhận ra là Bích Khê đã dứt bỏ thể thơ Đường Luật - dù ông rất có sở trường về thể thơ này. Tuy nhiên hình thức thì đoạn tuyệt nhưng hồn thì vẫn còn luyến lưu. Vẫn là chim uyên, chim quyên, phù dung; những quyên, phù dung, uyên không phải là danh từ riêng mà là chung. Ông vẫn thỉnh thoảng sử dụng một ít điển tích. Nhưng phần lớn thì loại bỏ.
Sự chuyển đổi này có thể thấy rõ ở bài Hoàng Hoa.
Oanh già theo quyên quên tin chàng!
Đào theo phù dung: thư không sang!
Ngàn khơi, ngàn khơi, ta, ngàn khơi:
Làn trăng theo chàng qua muôn nơi;
Theo chàng ta làm con chim uyên;
Làm mây theo chàng bên nhung yên.
Dĩ nhiên “chim uyên” khác với “chim Uyên”, “phù dung” khác với “Phù Dung”, “quyên” khác với “Quyên”. Nhà văn Trần Phong Giao đã một lần nói lên tầm quan trọng của chữ viết Hoa khi giải thích tại sao Văn chủ để “phượng trong thành nội” chữ p trong “phượng” không viết Hoa!. (Xin đọc TQBT số 86 chủ đề Trần Phong Giao).
2. Sữ dụng những chữ thật bình dị nhưng chứa đầy ẩn dụ hay nhân cách hóa...
Ví dụ chữ “gầy” trong “non gầy”, hay chữ “xương” trong "xương cây” như trong hai câu thơ của Hoàng Hoa:
Vàng phai nằm im ôm non gầy;
Chim yên neo mình ôm xương cây.
hay “vú nõn”, “đồi cong thon” trong bài “tranh lõa thể":
Những vú nõn: đồi cong thon, nho nhỏ
Đây không phải thuộc về thần linh, thần dị hay thần ảo, thần loạn gì hết. Đây cũng không phải bị ảnh hưởng bởi Beaudelaire hay Verlaine. Đây là một năng khiếu về chữ nghĩa đã đạt đến mức thượng thừa.
3. Sữ dụng nhiều chữ rất bình dị nhiều khi thô tục,
nhưng không phải vì vậy mà bài thơ giảm đi giá trị, trái lại càng làm tăng thêm lực nam châm của câu thơ.
Ví dụ chữ “nút” trong đoạn thơ sau:
Hai vú nàng! hai vú nàng! chao ôi!
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng.
khiến ta liên tưởng đến một em bé khát sữa, ngấu nghiến, mê man, say sưa. Nó khác với chữ bú. Khác xa.
hay chữ “hốt”, “ấp” trong đoạn thơ sau:
ô lạ! Làm sao thương nhớ quá!
Đêm nay trăng ngủ ở bên đường
Hồn chiêm bao hốt mơ trăng lạnh
Để giả vờ như ấp bóng nường!
(Tân Hôn)
Những “ngủ” “hốt”, “ấp” “nường” thật ra là những chữ bình dị, vậy mà khi đặt vào thơ, chúng đã làm tăng thêm trọng lượng câu thơ và ý thơ. Ví dụ 3 chữ “ấp bóng nường” chẳng hạn. Dù mang cảnh tượng của tình dục, nhưng chúng ta chẳng thấy gì về đồi trụy, dâm, mà chỉ thấy cái tài hoa miêu tả, siêu thực hóa một đêm trăng của một chàng thi sĩ xem trăng là tình nhân!
Còn rất nhiều nữa. Có những giòng thơ chẳng những đẹp mà còn thật, rất thật, giúp ta nương nhờ mỗi khi gặp một hoàn cảnh khiến ta phải yếu lòng.
Tôi nhớ hai câu thơ tôi không biết ai là tác giả, để tôi vịn vào:
Thà ăn mày, ăn mày, ăn mày
Ta thấy lòng đau ta ngửa tay...
mỗi khi gặp một hoàn cảnh khốn cùng ví dụ phải ăn những thức ăn ghê tởm như chuột cống ghẻ lở trong trại tù chẳng hạn để “mưu sinh thoát hiểm” cứu sống mình, thì không thể ngờ hai cậu ấy đến từ ý của bài thơ “Ăn mày” trong Tinh Huyết:
Thì ăn mày! Thì ăn mày! Ăn mày...
Hồn ta đau quá là ta ngửa tay
Quả Hoài Thanh, Hoài Chân nhận xét đúng. Đọc thơ Tinh Huyết, càng đọc càng nghiền ngẫm, càng “chịu hết nổi” vì càng tìm ra một cái đẹp mới.
Kể ra không hết !
Kết luận
Rõ ràng 1937 là một năm bắt đầu mở ra cánh cửa của một thi tài lớn trong văn chương tiền chiến nói riêng và văn học sử nói chung. Năm ấy Bích Khê được 21 tuổi. Một điều cũng rất lạ lùng về sự trùng hợp. Bài viết của Đinh Cường cũng được viết lúc ông 21 tuổi!
- Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định
- Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn
- Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn
- Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định
- Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức
- Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu
- Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn
- Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định
- Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ
- Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu
• Mùa thu nhớ thi sĩ Bích Khê (1916 -1946) (Đinh Cường)
• Vài suy nghĩ về thơ Bích Khê (Trần Hoài Thư)
• Bích Khê (1916 - 1946) (Nguyễn Tấn Long)
Suy nghĩ về thơ Bích khê (Phạm Duy)
Bích Khê (1916-1946) (Thụy Khuê)
Thi pháp Bích Khê (Thụy Khuê)
Bích Khê và thơ tượng trưng (Tam Ích)
Thơ Bích Khê trên sách báo Việt trước 1945 (Lại Nguyên Ân)
Về bài thơ “Tỳ bà” của Bích Khê (Hoài Nguyễn)
Hành trình thi ca của Bích Khê (Trần Hoài Thư)
Bích Khê, Người có những câu thơ hay nhất Việt Nam (Lê Ngọc Trác)
Tiểu sử Bích Khê (wiki)
Thơ Bích Khê (thivien.net)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |