1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trần Huy Quang, vụ Linh nghiệm và tôi (Tạ Duy Anh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-12-2022 | VĂN HỌC

      Trần Huy Quang, vụ Linh nghiệm và tôi

        TẠ DUY ANH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Trần Huy Quang
           (1943 - 15.12.2022)

      Năm 1992, sau khi tốt nghiệp khóa Viết văn thứ tư, tôi đến gõ cửa một số tờ báo xin việc nhưng đa số đều từ chối hoặc vẽ ra những khó khăn đủ kiểu để chính tôi nản lòng.


      Cuối cùng chỉ có Hữu Thỉnh, lúc ấy giữ chức Tổng biên tập báo Văn nghệ là cho tôi hy vọng.


      Thậm chí ông đã “thử việc” tôi bằng cách cử lên Cao Bằng viết phóng sự về tệ nạn nghiện hút. Nguyên văn lời ông: “Không ai nghi ngờ khả năng viết lách của chú, nhưng người ta mới chỉ biết chú viết truyện, viết tiểu thuyết, chứ viết báo họ chưa phục đâu. Chú hãy giúp anh Thỉnh bằng việc khiến họ phải phục nốt”.


      Tôi đã cố gắng làm tốt nhất công việc của một phóng viên thực thụ, khi đóng giả người mua hàng, với sự hỗ trợ của công an Cao Bằng, vào tận “sào huyệt” của những ổ hút, chích, buôn bán thuốc phiện khắp các điểm nóng ở Cao Bằng, để viết một phóng sự dài kỳ có tên là “Cơm đen”. Tôi gửi bản thảo viết tay về cho Hữu Thỉnh, còn mình tiếp tục ở lại Cao Bằng thêm một thời gian. (Sau này phần in trên báo Văn nghệ năm 1992 đã bị biên tập cắt gọt quá nửa, chỉ với lý do ông biên tập viên không chấp nhận những mô tả “xúc phạm” của tôi khi con nghiện phê thuốc hoặc không có tiền mua thuốc, cho rằng tôi chẳng hiểu gì hoặc chỉ hiểu một phía).


      Nghe một người thân nói lại thì Hữu Thỉnh khen hay.


      Nhưng khi ông có thể đặt bút kí hợp đồng với tôi thì xảy ra vụ Linh nghiệm.


      Như đã kể, do tôi ở tít trên Cao Bằng, nên khi ầm ĩ vụ Linh nghiệm, tôi hoàn toàn mù tịt thông tin. Trở về Hà Nội, tôi hồn nhiên đến báo Văn Nghệ, la cà vài phòng ban như để làm quen trước. Nhưng tôi bỗng có linh cảm không khí Tòa soạn có gì đó khác thường. Người nào cũng nhìn tôi, nhìn khách đến liên hệ một cách đầy nghi hoặc. Mọi người cười nhạt với tôi là chính. Cuối cùng, tôi đành gặp một người quen là nhân viên của phòng hành chính, hỏi thẳng chị báo đang có chuyện gì? Chị ngạc nhiên nhìn tôi, như tôi vừa trên trời xuống:


      - Cậu không biết chuyện gì thật à? Cậu về giở tờ báo Văn Nghệ số kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Hội nhà văn mà đọc, tự cậu khắc biết chuyện gì.


      Tôi bèn chào chị, phóng thẳng về nhà em gái út ở khu tập thể trường Công đoàn, nơi tôi ở tạm trong thời gian chưa thuê được nhà. Đây rồi, số báo kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Hội nhà văn vẫn nằm im trên nóc tủ. Tôi giở ra, chả hiểu sao lại nhìn ngay vào truyện ngắn “Linh nghiệm”. Tôi đọc một mạch và bỗng đoán ra tất cả.


      Hôm sau tôi trở lại báo. Mọi người tiếp tục lộ ra sự căng thẳng, dò xét. Tuy thế chỗ này vài người thì thào lo lắng, chỗ khác ai đó đang rì rầm chế nhạo, chỗ khác nữa không giấu được sự khoái trá ra mặt… Tôi ngồi chơi một lúc thì thấy Hữu Thỉnh cắp cặp bước vội qua cổng, lên thẳng phòng của ông trên tầng 2 mà không nhìn ai. Tôi chỉ kịp thấy ông bạc phếch cả mặt. Chắc chắn ông đang gặp chuyện nghiêm trọng với cấp trên! Tôi bèn bám theo, không đợi mời, điềm tĩnh ngồi trước mặt ông. Hữu Thỉnh tưởng tôi thúc giục chuyện kí hợp đồng, nhìn tôi cười nhưng hồn ông đang thất lạc tận đẩu tận đâu. Chưa nghe tôi trình bày nửa lời, ông đã bảo:


      - Chú cứ về, yên tâm, chắc chắn chú làm việc ở báo rồi, chỉ cho anh thêm chút thời gian nữa.


      Tôi nói luôn:

      - Em xin rút lui ý định về báo.


      Hữu Thỉnh bấy giờ như mới tỉnh ra, hỏi giật:

      - Vì sao?


      - Em không xin về báo nữa, nhưng mong anh hứa với em là anh phải giữ bằng được Trần Huy Quang ở lại, đừng để ông ấy mất việc.


      Hữu thỉnh nhìn tôi chăm chăm, như xem có phải là tôi thật hay ai khác, ánh mắt buồn buồn xen lẫn sự bất lực:

      - Rất nghiêm trọng! Cực kỳ nghiêm trọng! Anh đang cố, nhưng chả biết có giữ nổi không.


      Chợt ông đến bên tôi, nắm chặt tay, mắt nhìn mắt như đã hiểu thấu gan ruột nhau:

      - Cảm ơn em. Nhưng anh Thỉnh cũng có một đề nghị: Khi nào mọi chuyện êm đẹp, chú phải về đây giúp anh. Báo Văn nghệ cần những người như chú.


      Tôi cũng nắm chặt tay Hữu Thỉnh, cố làm cho ông vui vẻ, lòng thấy nhẹ bỗng như mình vừa làm một việc phải làm. Thực sự tôi không muốn làm khó thêm cho Hữu Thỉnh trong hoàn cảnh ông đang phải đối phó tứ bề chỉ là một phần, còn lại, trong sâu xa, tôi sợ sẽ mang tiếng chiếm chỗ của Trần Huy Quang khi ông đang lâm nạn (nếu chả may ông ấy bị đuổi khỏi báo). Tôi có thể vô can trước dư luận, nhưng với lương tâm thì không. Nếu không làm thế, tôi biết là mình không bao giờ còn có thể sống thanh thản được nữa.


      Và tôi đưa ra quyết định đó gần như tức khắc.


      (Năm 1994, giữ đúng lời hứa, Hữu Thỉnh trực tiếp gặp tôi, đề nghị tôi về làm việc ở báo Văn Nghệ, nhưng vì quá nặng tình với thầy Phạm Vĩnh Cư nên tôi từ chối).


      Cũng đầu năm 1994, tôi quyết định vay hoàn toàn tiền bạn bè, mua một căn chung cư ở Tân Mai. Chả rõ ai nói mà Trần Huy Quang biết. Một buổi chiều muộn, ông đến tìm tôi ở trường Viết văn Nguyễn Du. Hai anh em đứng nói chuyện ngay trước tiền sảnh. Ông ngượng nghịu lấy từ túi áo ra tập tiền mệnh giá 50.000 đồng. Có tất cả 10 tờ (Bằng một chỉ vàng lúc bấy giờ), nói một cách khó khăn:

      - Anh nghèo quá, chỉ có ngần này cho chú vay, gọi là chút tấm lòng của anh, khi nào trả anh cũng được.


      Và cũng giống như Hữu Thỉnh hôm nào, ông nắm chặt tay tôi, nhìn sâu vào mắt, nói nhỏ:

      - Cảm ơn em rất nhiều!


      Cách nay khoảng một tuần, Trần Cao, cháu gọi ông bằng bác ruột, nhờ tôi đăng ký giấy phép và hỏi ý kiến tôi về việc xuất bản tập sách cuối cùng của ông. Tôi hẹn Cao tuần sau sẽ đọc lại bản “mise”.


      Nhưng thần chết đã nhanh hơn chúng tôi…


      Trần Cao kể lại là cậu ta chỉ kịp vào viện chìa cho ông xem bìa sách. Và ông gật đầu.


      Xin bái biệt ông!


      Tạ Duy Anh

      Nguồn: FB Tạ Duy Anh

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Huy Quang, vụ Linh nghiệm và tôi Tạ Duy Anh Hồi ức

    3. Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam (Trong Nước) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Văn Học Nghệ Thuật Trong Nước

        Cùng Chỉ Số (Link)

      - Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)

      - Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)

      - Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)

      - Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ

      (Lê Xuân Quang)

      - Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)

      - Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)

      - Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)

      - Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)

      - Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)

      Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)

      Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

      Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)

      Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)

      Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

      Ba Người Khác (Tô Hoài)

      Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)

      Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)

      Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)

      Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

      (Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)

      Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam

       (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)

      Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)

       

      Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):

      Tập I:  Nhân Văn Giai Phẩm

      Tập II: Cải Cách Ruộng Đất

       

      Tác Giả

       

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Bùi Ngọc Tấn,  Hà Minh Tuân,  Hoài Thanh,  Hoàng Cầm,  Hữu Loan,  Lưu Hữu Phước,  Lưu Quang Vũ,  Nguyễn Bính,  Nguyễn Công Hoan,  Nguyễn Khải,  Nguyễn Mạnh Tường,  Nguyên Ngọc,  Nguyễn Tuân,  Nguyễn Xuân Khoát,  Phan Khôi,  

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)