|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Thơ là sự bộc lộ của tâm hồn qua nghệ thuật tế vị và tinh luyện của ngôn ngữ. Có tiếng thơ của từng mỗi cá nhân thi sĩ thì cũng có bầu khí thơ của một vùng địa lý, một cư dân, tiếng thơ của một dân tộc, của một thời đại trong đoản kỳ hay trường kỳ lịch sử. Chúng ta đã có một thời kỳ thơ tiền chiến; một dòng thơ kháng chiến sôi sục, nồng nhiệt; rồi một thời thơ hậu chiến đua nở rực rỡ. Nói đến dòng thơ kháng chiến tức là nói đến thời kỳ thơ 1945-1954: Dòng thơ hiến dâng tâm hồn cho đất nước khi tổ quốc lâm nguy, thơ đi theo nỗi đau của xứ sở bị xâm lăng, thơ là tiếng nói trào dâng của tầng tầng lớp lớp người đấu tranh diệt thù, thơ hát lên tiếng ca giữ nước...
I. Khi đề cập đến dòng thơ kháng chiến với tình tự dân tộc của thời 45-54, để hiểu được bối cảnh và nguyên ủy sâu xa, có lẽ chúng ta phải ngược thời gian, sống trở lại với những trang thơ đẫm huyết lệ của biết bao nhiêu nhà nho chiến sĩ cuối thế kỷ XIX qua đầu thế kỷ XX, cho mãi đến Cách Mạng Mùa Thu, điển hình với bút mực hùng tráng tuy cũng có lúc phảng phất vẻ u buồn của Sào Nam, rồi chuyển qua tiếng ca u uất Hồ Trường với:
Trai trẻ bao năm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương!
Rồi càng gần với chúng ta hơn với Tổng Biệt Hành. Đầy nỗi cảm khái trầm hùng của người tráng sĩ qua sông lập chí:
Đưa người, ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
....
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
Tình cảm dân tộc rất thiêng liêng, vượt lên hết mọi thứ tình cảm và giá trị. Khi tổ quốc lên tiếng gọi thì tâm hồn người đáp lời sông núi. Tiếng thở kháng chiến đã trổi lên tiếng nói kỳ diệu của cuộc chiến đấu bảo vệ giống nòi. Ngày nay, đọc lại chúng ta còn thấy hơi thở nóng hổi của một thời hào hùng bi tráng, những hồn thơ qui tụ lại để nhập vào cuộc trường chinh “chín năm đốt đuốc soi rừng”.
II. Hà Nội đã nổ súng đánh Pháp, mở màn cho cuộc kháng chiến giông bão của toàn dân tộc. Khắp nơi và khắp nước, từ rừng núi Việt Bắc thâm u đến Trung bộ với khu III, khu IV, khu V, dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cho đến Nam bộ bám đất giữ làng, đứng vững với khí thế những rừng tràm, rừng đước. Hồn thơ nước Việt lên tiếng, hiến dâng những tác phẩm tinh hoa nhất. Một lực lượng hùng hậu với những Hữu Loan, Quang Dũng, Nguyễn Bính, Yên Thao, Hoàng Cầm, Vũ Anh Khanh, Trần Huyền Trân, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Công Khanh, Thôi Hữu, Văn Cao, Hoàng Lộc, Nguyễn Đình Thi, Phan Khôi, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Khương Hữu Dụng, Trần Dần, Chính Hữu... Đội ngũ những nhà thơ tài hoa bậc nhất của thời đại đã cùng góp sức tạo nên một bầu khí vô cùng thơ mộng, bi tráng, và huyền hoặc. Lãng mạn cách mạng và tình yêu nước sâu đậm, nồng nàn đã pha trộn và hòa hợp thành tiếng nói và chất thơ của dòng thơ kháng chiến.
23.9.45, tiếng súng quân thù gây hấn ở Nam bộ, rồi ở Hải Phòng, và cuối cùng, ngày 19.12.1946, cuộc chiến tranh toàn quốc bùng nổ. Những dòng chữ viết về những ngày đầu khói lửa phải kể đến là Trần Huyền Trân với Hải Phòng 19.11.1946. Trần Huyền Trân, nhà thơ của những vần thơ bình dị (1), trước tình cảnh dữ dội và hoảng loạn đã đáp ứng được bằng những câu thơ dồn dập, sôi nổi, vẽ lại không khí bằng vỡ của máu, lửa, và giặc thù đang tràn tới.
Nổ súng rồi!
Nổ súng rồi!
Hải Phòng ộc máu phun ra bể
Nước mặn đồng chua thêm máu người
....
Nổ súng rồi!
Nổ súng rồi!
Máu đã bôi lên chữ hòa bình
Tin ước bay vèo ngọn lửa.
....
Hải Phòng ộc máu phun ra bể
Nước mặn từ nay thêm máu người
Hải Phòng ộc máu phun ra bể
Giặc Pháp mang thêm tội giết người.
(Trần Huyền Trân)
Những dòng chữ trôi chảy tự nhiên, hơi thở mạnh. Cấu trúc này, có nhà nghiên cứu nhận xét đây là kỹ thuật vận dụng câu thơ dài ngắn kết hợp với những điệu từ để diễn tả không khí căng thẳng, quyết liệt của Hải Phòng ngày 19.11.1946. (2)
Hà Nội đã nổ súng. Lớp lớp trai tráng thanh niên Hà Nội lên đường chiến đấu, rồi tình thế bắt buộc, phải rời bỏ thủ đô đang bốc cháy, tạm thời chuyển quân, nhưng lòng luôn quyết tâm về lời hẹn ước một ngày trở lại. Hơi có chút sáo ngữ, nhưng cũng không sao, những chàng trai trẻ ấy đã quyết chí lên đường ra trận diệt thù.
Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm.
Rách tả tơi đôi giày vạn dặm,
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.
Mái đầu xanh thề mãi đến khi già,
Phơi nắng gió và hoa ngàn cỏ nội,
Trở về! Trở về! Chiếm lại quê hương.
(Chính Hữu)
Hào lũy kháng chiến là đất thiêng của tất cả mọi người. Xa lạ tứ xứ mà gặp nhau tức thời sẽ trở thành thân thiết, tri kỷ. Tất cả đều là ruột thịt dưới một mái nhà chung, sống cùng một giấc mộng chung. Chỉ cần ghi lại một cách chân tình, tự nhiên cảnh nô nức của những chàng trai trẻ đang dấn bước trên đường chiến chinh, sẽ có những trang thơ rất đẹp. Như Hồng Nguyên, một nhân cách thơ vừa được hình thành vào đầu mùa kháng chiến, đã từng ghi lại.
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mười bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu
Rèn thêm đao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều tranh
Tiếng mõ đêm trường
Luồng cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
(Hồng Nguyên)
Và cũng chính là cái giản dị, đơn sơ ấy, mà thực đầy tin yêu, với hai người chiến sĩ trẻ đến từ hai phương trời.
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu nép bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đối tri kỷ.
(Chính Hữu)
Hay như lời chào hỏi mừng rỡ, chúc sức khỏe để ra trận của Phan Khôi “ông bác của Sư Đoàn 308” trong chiến dịch Sông Lô. Phan Khôi cũng chỉ nói lời đơn sơ với người bạn trẻ gặp gỡ trên đường ra trận mà sao thật thân thiết và cảm động. Thì ra, lời chân thành trong một cảnh tình gai góc của lịch sử đã có thể là dấu vết sâu đậm đọng lại mãi giữa lòng người.
Vượt suối trèo non tôi đến đây
Gặp nhau về nghỉ dưới chân mây
Chúc nhau mạnh khỏe rồi ra trận
Máu sức càng hăng để đánh Tây.
(Phan Khôi)
Vẫn là tình cảm chân thành, mộc mạc ấy, mà đúng là đẹp quá với cảnh tượng một ngày hè, khi người lính trẻ nhập vào đoàn quân xuất trận. Đã đi là hẹn chẳng về không, nên lòng nô nức như nghe tiếng kèn thúc quân dục dã, cùng với tiếng reo hò vang dội tự bốn phương trời.
Có người đi lính hiền như đất
Mùa hạ tưng bừng thương núi sông
Một sớm mang về tin xuất trận
Vội vàng súng đạn, nao nức lòng.
Ai về nhắn hộ cho thôn xóm
Một đi là hẹn chăng về không!
Mùa thu thây giặc chất sông núi,
Mùa hạ thây giặc phơi đầy đồng.
Ai về cấy lúa trồng bông
Cho lúa mau nở, cho bông được mùa.
Trưa hè rụng lá bàng khô,
Tôi đi ra trận nghe hò bốn phương.
(Chính Hữu)
Người lính trẻ hăm hở đi theo đoàn quân diệt thù. Và người ở lại thì chăm lo làm lụng, canh tác, cấy cày, giữ gìn từng cây bông, ngọn lúa, từng tấc đất, ngọn rau, giữ gìn sự sống, yên hòa lòng người. Tiền tuyến, hậu phương đều nức lòng kháng chiến. Trong tình cảnh đặc biệt, người lính cầm súng cũng có thể là bác nông phu tay súng tay cày, mài lưỡi cuốc, uốn lưỡi liềm, vót gậy nhọn, rèn mác dài, đổ mồ hôi trên luống cày và sẵn sàng đổ máu để bảo vệ quê làng, đất tổ, phát triển thành trì cho cuộc kháng chiến dài lâu.
Đêm buông sâu xuống giòng sông Đuống
Ta mài lưỡi cuốc
Ta uốn lưỡi liềm
Ta vót gậy nhọn
Ta rũa mác dài
Ta xây thành kháng chiến ngày mai.
(Hoàng Cầm)
Cuộc chiến tranh vệ quốc thực gian khổ, hiểm nghèo. Chỉ một góc chiến trận là chiến dịch Tây Tiến ở vùng biên giới Việt-Lào năm 1947-1948, cũng đủ cho thấy sự hy sinh quả là bất tận.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
....
....
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh
(Quang Dũng)
Vùng hoạt động của chiến dịch Tây Tiến trải rộng từ phía tây Thanh Hóa sang đến Sầm Nứa. Lam sơn chướng khí và thiếu thốn mọi mặt, từ thuốc men đến quân nhu, quân dụng đã làm tiêu hao lực lượng, quân tiếp ứng bị đánh bật ra, và còn lại chỉ là những người sống sót gầy yếu, tật bệnh. Vậy nhưng, giữa cảnh tình gay gắt đó, lính Tây Tiến, hầu hết là thanh niên Hà Nội, vẫn kiên gan chiến đấu, và thực là lạ lùng, vẫn mắt trừng gửi mộng qua biên giới / đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Có lẽ ít nhiều đó cũng là tính cách riêng đã được hình thành bằng một nếp văn hóa lâu dài, và tính cách ấy đã trở thành chất thơ trữ tình Quang Dũng, nổi bật thành một tiếng thơ hào hoa giữa mùa chinh chiến năm nào.
Lính chiến mà lại là một nhà thơ trẻ kiêu bạt, Quang Dũng đã có dịp ghi lại hình ảnh nơi một hàng quán tản cư bên bờ sông vắng giữa đêm khuya, bên bếp lửa hồng. Hình ảnh ấy hẳn rằng chính là bóng dáng Quang Dũng giữa bạn hữu chiến đấu, lãng đãng mà đầy thi vị làm sao. Chính đó là nét bồng bềnh lãng mạn mà chúng ta từng bắt gặp trên khuôn mặt của tướng Nguyễn Sơn ngày nào, rồi sau này trên vẻ phiêu lãng của Che Guevara, hay trên những dòng thơ hiến dâng cho mùa giải phóng của Eluard và Aragon, là một pha trộn giữa hiện thực gian khổ vô bờ và ảo mộng nhân sinh kỳ lạ tuyệt vời. Hãy nhìn lại hình ảnh lửa hồng quán nhỏ ấy với những chàng lính râu ria:
Khuya khoắt bờ sông vắng
Lửa hồng quản tan cư
Lính mấy chàng vất vả
Tìm sống một đêm thơ
....
- Chị ơi ly rượu nhỏ
Rượu nhỏ một ly thôi
Một ly cho đỏ mặt
Cho lên hương cuộc đời
....
Khuya khoắt bờ sông vắng
Tiếng súng rền xa xa
Lính mấy chàng phanh ngực
Hát nhẹ lên bài ca...
Chiến tranh là điêu tàn, chiến đấu là hy sinh. Hy sinh có lúc cực kỳ bi thảm, đến độ không tưởng tượng được, làm cho có người tưởng rằng đó chỉ là một cái nhìn bi thảm hóa có tính quan điểm chứ không thể nào là hiện thực. Như tình cảnh của Hữu Loan. Chàng Vệ quốc quân vừa cưới vợ xong là phải lên đường, chưa có dịp trở về thăm người vợ trẻ thì nàng đã qua đời vì một tai nạn ở quê nhà. Ba anh trai của nàng đóng quân ở phương xa thì chỉ biết tin em gái mất, trước khi biết tin cô em gái nhỏ đã lập gia đình.
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.
....
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về cưới nhau xong là đi.
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê.
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương.
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh.
Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần.
....
Một chiều rừng mưa
Ba người anh tự chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng.
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
Cỏ vàng chân mộ chí.
(Hữu Loan)
Nhưng mọi đau khổ rồi sẽ qua đi, bởi vì niềm thương nhớ, sự chờ đợi và hy vọng luôn được ươm mầm trong mỗi lòng người, rồi sẽ gặp lại, và rồi thanh bình sẽ vang tiếng reo ca.
Tôi gửi niềm thương nhớ
Em mang giùm tôi nhé
Ngày trở lại quê hương
Khúc hoàn ca rớm lệ
....
Bao giờ tôi gặp lại em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca.
(Quang Dũng)
III. Kháng chiến đã khai mở một mùa hội mới cho dân tộc: Hội mùa giải phóng. Dòng thơ kháng chiến là nơi tụ hội những khuôn mặt thi ca tài hoa bậc nhất của thời kỳ lịch sử bão tố này. Tất cả đều như say sưa, reo mừng giữa không khí tưng bừng ngập tràn ánh sáng sau nhiều đêm dài tăm tối. Tôi dẫn thêm ở đây vài trang thơ tuyệt đẹp của Nguyễn Đình Thi vào những ngày đầu mùa này. Năm 1948, Nguyễn Đình Thi viết bài thơ Đất Nước, được xem là rất mới, mở ra một chân trời mới cho thơ hiện đại Việt Nam.
Đất nước
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em.
Gió thổi mùa thu vào Hà Nội
Phố dài xao xác heo may
Nắng soi ngõ vắng
thềm cũ lối ra đi lá rụng đầy
Ôi nắng dội chan hòa
nao nao trời biếc
Nắng nhuộm hương đồng ruộng hương rừng chiến khu
Tháp Rùa lim dim nhìn nắng
mấy cánh chim non trông vời nghìn nẻo
Mây trắng nổi tơi bời
Mấy đứa giết người hung hăng một buổi
Tháng Tám về rồi đây
hôm nay nghìn năm gió thổi
Đàn con hè phố môi hồng hớn hở
ngày hẹn đến rồi
Hôm nay nghìn năm trời muôn xưaú
Các anh ngậm cười bãi su ven sông.
Hà Nội ơi núi rừng.
Năm 1949, Nguyễn Đình Thi cho in Đêm Mit Tinh trên báo Văn Nghệ số mùa xuân, đẩy thơ tự do đi thêm một bước phát triển, với vần điệu, tiết tấu, và hình ảnh kết hợp rất phóng túng và mới mẻ, sẽ gây được nhiều âm hưởng trong sự chuyển động của dòng thơ tự do sau này.
Đêm mít tinh
Muôn ngàn đêm hẹn nhau họp đêm nay
Yên lặng nép ngồi
Tia vàng vút bay
Tung lên hoa lửa
Lên lên mãi
Một vầng sao ngời muôn vầng sao
Bụi ngọc ngập trời
Rơi rơi trên đầu trên cổ
Trên ngón tay
Triệu triệu sao
Rừng Việt Bắc
Trời sao đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những xóm đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Ngàn sao phơi phới đang bay
Dạt dào mắt không thấy nữa
Dưới kia Hà Nội nhìn lên
Phố phường nín thở
Những lề đường mòn cũ
Lành lạnh mưa phùn
Hà Nội
Một mình buồn xé ruột
Ngày ngày buồn thức dậy
Quay mặt đi đâu ngày hôm nay
Gió mùa đông trong lá chưa đi
Còn đến bao giờ bao giờ
Đêm nay trời sao trắng bạch
Cháy trùm đất nước.
Đêm lòe sáng
Đi lên, đi lên
Ta lớn ta khỏe
Súng ta rợp đồng
Ngàn sao chào múa
Trời nắng bỏng
Bao nhiêu tường chói lóa
Những lùm cây cháy cả lên
Rừng Than lương dữ dội reo hò
Đỏ đỏ trội đường phố.
Hà Nội phố hè ngực đập thình thình
Tiếng hát reo cười, cuốn trào nước mắt.
Sao ơi, núi rừng ơi nức nở.
(Nguyễn Đình Thi)
IV. Kháng chiến làm ấm áp nổi lòng toàn dân tộc. Mọi người ưỡn ngực thở lý tưởng tự do. Tất cả hòa cùng nhịp để tiến về một chân trời mới của niềm hy vọng. Con đường từ Hà Nội đi về chiến khu, từ Bắc bộ đi về Trung bộ và Nam bộ, đâu đâu cũng ngát hương chiến đấu và tình yêu đất nước. Núi rừng ơi nức nở / Súng ta rợp đồng / Ngàn sao chào múa /... Ôi nắng dội chan hòa / Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em / Nắng nhuộm hương đồng ruộng hương rừng chiến khu. Người thơ trẻ Nguyễn Đình Thi hát lên lời ngợi ca đất nước kháng chiến diệt thù, cũng như nhiều nhà thơ trẻ khác, những Hoàng Cầm, Hữu Loan, Quang Dũng, Yên Thao, Chính Hữu... Tất cả hăm hở xông trận, phất lên lá cờ độc lập, tự do, dân chủ, nồng nàn võ trang bằng một tình yêu nước vô bờ bến, và hẹn ngày mừng vui toàn thắng (*).
Tháng 8.2007
H.H.U.
Chú Thích:
(1) Xem Hoài Thanh, Hoài Chân, “Trần Huyền Trân”, Thi Nhân Việt Nam, bản chụp và in lại của Nxb Đại Nam 1994, California, trang 372.
(2) Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ Ca Việt Nam (Hình Thức và Thể Loại), Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1971, trang 161.
(*) Tham khảo và trích tuyển thơ từ các tài liệu:
- Lam Giang, Vũ Tiến Phúc, Hồn Thơ Nước Việt Thế Kỷ XX, Ban Tu Thư Sơn Quang, Sài Gòn, 1967.
- Uyên Thao, Thơ Việt Hiện Đại 1900 – 1960, Hồng Lĩnh, Sài Gòn, 1969.
- Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ Ca Việt Nam (Hình Thức và Thể Loại), Nxb Khoa Học Xã Hội, Ấn bản lần thứ 2, Hà Nội, 1971.
- Thơ Quang Dũng, Hồng Lĩnh, California, 1992.
- Thụy Khuê, Cấu Trúc Thơ, Văn Nghệ, California, 1995.
- Phạm Duy, Nhớ: Hồi Ức Phạm Duy, Nxb Trẻ, TP. HCM, 2005.
- Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận
- Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo
- Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |