|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Yên Bằng (1943 - 9.6.2019)
Lúc đó, Yên Bằng cũng có nhiều sáng tác góp mặt trên báo chí, giới thiệu được vài tác phẩm thơ tự xuất bản. Như mọi hôm, thỉnh thoảng đói tin anh em, tôi, Lưu Nhữ Thuỵ và Nguyễn Thành Xuân từ cầu chữ Y, xuôi về chợ Bến Thành, dĩ nhiên đều đáng ghi tâm là ghé chốc lát đến quán sách báo Nga, ký gởi tờ tạp chí Khai Phá số 1 vừa ấn hành, còn thơm phức mùi giấy. Số là, sau nhiều lần thảo luận bàn bạc, anh em văn nghệ đồng bằng Nam Bộ đồng tâm góp mặt liên tay, tạo ra một sinh khí mới cho văn nghệ, là khai sinh tờ tạp chí Khai Phá, phát hành tay rộng rãi hơn 10 tỉnh thành. Để được thông tin sớm nhất khi tờ báo có mặt, đích thân tôi đến nhờ anh Trần Phong Giao giới thiệu ở bán nguyệt san Văn, nhà thơ Viên Linh loan tin dùm ở tuần báo Khởi Hành và dĩ nhiên là tôi không bao giờ quên Khai Trí, và nhất là kiosque quán sách báo cô Nga, vì mọi thông tin sẽ trao truyền một cách cẩn trọng và nghiêm túc.
Hôm đó, khoảng hơn 9h sáng chủ nhật sau khi ký gởi Khai Phá 1, tôi vẫn cố nán lại dò xem thông tin đứa con tinh thần có được chư anh hùng hào kiệt để tâm hay không? Quả thật, còn gì sung sướng cho bằng, tác phẩm được chuyền tay, nghiêng qua nghiêng lại lật từng trang chiêm nghiệm một cách cẩn trọng. Anh chàng độc giả, với vóc dáng thư sinh và thanh lịch đó, thả hồn lặng lẽ từng trang tạp chí Khai Phá 1, đọc thầm lặng nhiều phút giây. Bốn bể đâu cũng là anh em, huống chi đây có phải là một tri âm? Tôi không dám kinh động tới tha nhân, thời khắc trôi qua, anh chàng xoay qua cô Nga, hỏi giá và trả tiền. Nga chỉ tôi và anh em còn đứng nép vào góc quán sách. Yên Bằng giới thiệu mình, sau cái bắt tay thật chặt, bằng hữu văn nghệ vừa quen. Tên Yên Bằng, năm đó, cũng đã được giới thiệu rộng rãi trên các báo chí đương thời, nên dĩ nhiên tôi không lạ gì, khi Yên Bằng xướng danh. Nhưng điều làm tôi gắn bó từ đó đến nay, trên dưới 40 năm, phải chăng là do sự đam mê, lãng mạn với văn chương? Lúc đó, tôi còn là sinh viên, từ cuối miền biên thổ xa xăm lên Sài Gòn theo đuổi học tập, như ý nguyện của song thân. Tài sản, chỉ có một ý chí cộng với sự đam mê và tấm lòng, nên tôi rất ngại ngùng khi Yên Bằng mời vào café Kim Sơn gần đó, cùng trà dư tửu hậu. Sự chần chờ của tôi, làm Yên Bằng cười và vỗ vai, ngại gì đi với “moi”. Quen sơ giao, nhưng thời gian cứ thong thả dần trôi, chúng tôi thường xuyên liên lạc qua tình đồng bằng và văn nghệ, nên càng lúc càng thân và tin cẩn nhau chẳng khác gì, với những bằng hữu văn nghệ khác như Hà Thúc Sinh, Nguyễn Lệ Tuân, Lâm Hảo Dũng, Hạc Thành Hoa, Nguyễn Lệ Uyên, Phạm Chu Sa, Vũ Hữu Định, Phạm Nhã Dự, Lâm Chương, Nguyễn Lê La Sơn, Nguyễn Mai, Trần Văn Sơn, Trần Phù Thế…
Yên Bằng có lúc tâm sự một cách chân tình rằng, nỗi bất hạnh cứ đeo đẳng, nhưng con người làm văn nghệ, từ khiếm khuyết nầy đến dang dở khác, đưa đẩy anh bước một chân vào trường văn trận bút. Điều nầy không nằm trong dự kiến của nhà thơ, nhưng giữa thời đại nhiễu nhương “Vì máu ta đã chảy, trên cánh đồng vàng úa cỏ vô nhân. Chẳng biết rằng khi chết có vui không. Nhưng chắc hẳn em sẽ buồn quá đổi. Vì ở Việt Nam có nhiều cái lạ. Người chôn người như thể thù nhân.” Từ đó, thơ anh nặng nề hơn, bộc phá hơn như một sự phản kháng với cuộc đời, mà ngọn bút với Yên Bằng là một thứ vũ khí thật cần thiết, viết để mà sống, mà tự an ủi tâm hồn trong suốt cuộc hành trình cuộc đời trôi nổi phiêu bạt khắp cõi ta bà, của tận cùng khổ đau của kiếp người khổ hạnh..
Nhiều cuộc tai biến trong cuộc đời thanh xuân, khiến chàng trai trẻ phải oằn mình, sống và sống… như một kẻ mồ côi, trải nghiệm suốt cuộc đời, đến hạnh phúc bay đến mà nhà thơ có dịu dàng đùa bắt, cũng nghi ngờ như chỗ nương tựa hư không “Bởi mình giao hoan giữa núi giữa rừng… Hãy mở mắt nhìn nhau. Bằng đôi hàm răng nghiến chặt. Ý nghĩa cuộc đời như loài rắn lục. Thật vô tình bên trái tim khô…”
Trong tận cùng hố thẳm đó, “Như sự hoá thân thoát từ lòng đất. Anh trở về như một hoả sơn.” Theo Yên Bằng, đó là lúc tâm trí anh bừng dậy, bay nhảy chung quanh những điểm tựa bằng hữu như: Thế Phong, Dương Trữ La, Ngô Nguyên Nghiễm, Hà Thúc Sinh, Hoàng Khởi Phong, Hoài Hương Tử, Cao Bá Minh… Giai đoạn nầy, sự cam go khổ hạnh đã khiến Yên Bằng hình thành một phong cách mới, thơ anh bỗng nhiên hào sảng và sáng rực hơn bao giờ hết, thành tựu một nhân cách sống cho mình, cho thơ kiên cường hơn. Năm 1967, vì cảm mến Hoàng Khởi Phong và Thế Phong anh gia nhập Đại Nam Văn Hiến, với một niềm hạnh phúc như tìm thấy lại bản ngã chân truyền. Đại Nam Văn Hiến lúc đó là một bút nhóm với nhiều tài hoa văn nghệ, đã cống hiến được nhiều trí tuệ và tác phẩm văn học lừng lẫy. Phần đông, tác phẩm chỉ in bằng roneo, nhưng các bằng hữu cũng tự làm bằng tay dưới hình thức bằng lốp vỏ xe hơi, kéo mực in trên từng tờ giấy một. Cứ một người kéo mực in, thì người khác vội mang giấy chạy đi phơi cho khô…Công phu thật đáng nể phục cho người làm văn nghệ, và chính vì vậy Đại Nam Văn Hiến trang trọng cho ra đời, nhiều tác phẩm giá trị trong thời gian nầy.
Yên Bằng phát huy cật lực tài hoa trong giai đoạn 1970-1975. Thơ anh càng lúc càng hãnh diện nhưng quá chua chát, nhiều lúc nhìn anh đứng lặng nhìn phương trời xa xăm nào, hình như đang mơ ước một điều kỳ bí, đè nén nhưng muốn bùng nổ tan tành chính bản thân, “Đã qua lâu rồi ta nín khóc. Ngó cuộc đời như một cơn say. Bao năm mơ ước làm tên mọi. Đứng giữa rừng há miệng cười cây.” Cuộc bùng nổ thật đáng đau thương, như chiếc bong bóng dồn nén cô độc trong một khoảng không chật nứt. Cứ nén, cứ nén, cứ nén…Rồi một cuộc oà vỡ tan tành, oà vỡ một cách tức tửi, cô độc…như tên mọi giữa rừng há miệng cười cây…Cô độc quá đi thôi Yên Bằng, nhưng cũng chính nhờ thế, và có lẽ trời bắt thi nhân phải thống thiết, cay đắng, bi thương…nhà thơ mới tạo hình được một vũ trụ quan sinh động. Yên Bằng viết báo, làm thơ càng hăng say… anh gia nhập Nghiệp Đoàn Ký Giả năm 1970, và tổ chức nhiều chương trình đêm thơ ở các tỉnh miền Tây như Cà Mau, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sa Đéc, Chương Thiện…Tuy hạnh phúc đó của người làm văn nghệ, bao giờ cũng ám ảnh Yên Bằng về một điều khắc khoải mà tâm linh như nới rộng một sự cực hình cho chính bản thân anh “Anh vào giòng sông lửa. Gục chết giữa lòng đời. Cây sầu đông chợt úa. Trong cánh đồng đỏ tươi.”
Năm 1971, Yên Bằng xuất bản tập thơ Ta Đi Trong Vườn Địa Đàng, in ấn một cách nghiêm túc, với chân dung do Nguyễn Hải Chí (Choé) phác hoạ, phụ bản và bìa của Lưu Nhữ Thuỵ, Hà Thúc Sinh trực tiếp chăm sóc. Tác phẩm, đã đánh dấu Yên Bằng bước qua một thời lưu lạc, và anh đường hoàng bước vững chãi vào khu vườn văn nghệ ưu ái dành riêng. “Ta đương sống một đời phiêu bạt. Nên vẫn mong tìm chuyện thánh kinh. Ươm mãi khu vườn trong ký ức. Mơ mùa bão lặng đón thần linh".
Hiểu thêm về cuộc sống trôi dạt, lưu lạc suốt đời người, trong cuộc phỏng vấn riêng tôi có hỏi thầm với nhà thơ Yên Bằng:
– Bao nhiêu khó khăn, lận đận dàn trải suốt lộ trình đời sống. Như vậy, thơ có giúp anh vượt thoát ở quá khứ? Còn hiện tại thì sao?
Anh trầm tĩnh một cách chua chát, rồi trả lời rằng:
– Không cần thiết phải cầm bút làm thơ, chính cuộc đời của một kiếp người đã là một bài thơ tuyệt tác rồi. Nếu ai biết được thân phận tôi từ thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành đều không khỏi xót xa trước những bất hạnh, biết bao khó khăn, vạn lần lận đận đã dàn trải suốt lộ trình đời sống của tôi. Từ một kẻ mồ côi lưu lạc, phải làm đủ mọi công việc vặt vãnh để mưu cầu sự sống, đôi khi, tôi đã hụt hẫng như một người bị kiệt sức và sắp chết đuối giữa chợ đời. Trong nỗi tuyệt vọng tột cùng đó thì thơ đã tìm đến tôi như một sự ngẫu nhiên đầy huyền năng, đã giúp tôi vượt thoát tất cả những hệ lụy để kiêu hãnh làm người. Tôi đã quan niệm không có niềm kiêu hãnh nào bằng sự vươn lên từ trong vực thẳm, tôi đã viết “Một mai nào thức dậy từ căn gác nhỏ/ Mở cửa sổ/ Nhìn mặt trời/ Nghe chim hót/ Tôi thầm nhủ mình có còn được là người không.” Nhờ có thơ, tôi trở thành con người mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn và tin yêu hơn với cuộc đời trước mắt đầy chông gai và cạm bẫy, và thế là tôi mang niềm tin đi vào đời cho đến hôm nay.
– Trong một thời gian tương đối dài, tôi lăn vào cuộc mưu sinh đầy cơm-áo gạo-tiền để lo cho 4 đứa con còn nhỏ dại. Tôi đã làm mọi công việc trái với ngành nghề, miễn sao lo cho gia đình được tồn tại. Bây giờ tôi và gia đình đang sống trong một căn nhà nhỏ và một khu vườn đơn sơ ở TP Hồ Chí Minh. Thú thật trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không bao giờ tôi quên lãng chất thơ trong huyết quản mình, tự dặn lòng “Nếu cần ta sẽ làm lại từ đầu.”
– Đến giờ tôi đã mấp mé tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhìn lại, tôi thầm xót thương cho mình đã vì hoàn cảnh mà hoang phí (dù chỉ phần nào) con đường văn học của mình.
– Trong những tháng ngày còn lại, tôi sẽ dành trọn cho nghiệp chướng văn thơ với tất cả sự mãnh liệt như một thời tuổi trẻ, để lấy lại những gì đã mất.
– Bạn bè, người đã từng yêu mến tôi trong suốt 50 năm qua, xin hãy đánh giá khi tôi ngừng thở, nằm yên trong cổ quan tài. Tất cả đều ở phía trước…
Và rồi 9h sáng hôm nay (9-6-2019) Yên Bằng đã thanh thản ra đi, như có lần nhà thơ đã kì vọng một thế giới vĩnh cửu: Ta Đi Trong Vườn Địa Đàng (Vươn Lên 1971).
Chúc nhà thơ được siêu thoát trong một không gian sắc không, đầy thơ và hạnh phúc của một kiếp người đã tròn đầy ân tình và nghĩa khí với cuộc sống.
Ngô Nguyên Nghiễm
TIỂU SỬ VĂN HỌC: YÊN BẰNG:
Tên khai sinh: Nguyễn Văn Bé sinh ngày 02/03/1945. Chính tên: Đặng Văn Thông sinh năm 1943 tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Hiện sống tại Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh).
– Thời niên thiếu học tại trường Trung học công lập An Xuyên, tỉnh Cà Mau, sau về Sài Gòn học tiếp và làm thơ-viết báo để mưu sinh.
– Yên Bằng mất lúc 9h sáng ngày 9-6-2019 (nhằm mùng 7 tháng năm âm lịch, Kỷ Hợi). Thọ 76 tuổi, an táng tại khu nghĩa trang Thiên Phước, xã Tân Kim huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
Quá trình hoạt động văn học:
– Bắt đầu cầm bút từ năm 1960
– Thành lập thi văn đoàn: “Miền Cuối Việt” qui tụ nhiều văn nghệ sĩ đương thời: Trúc Khanh, Hoài Song Thu, Thanh Hồ, Thùy Mai, B.T. Áo Tím, Hoài Diễm Từ, Mạc Phong Vân…
Cộng tác với nhiều tạp chí, tuần san, nguyệt san, nhật báo: Tiểu thuyết tuần san, Phụ nữ diễn đàn, Thời nay, Phổ Thông, Khởi Hành, Tiền Phong, Đại Dân Tộc, Trắng Đen…
– Đoàn viên Nghiệp đoàn Ký Giả. Thành viên của Đại Nam Văn Hiến.
Tác phẩm đã xuất bản:
– Gia tài sót lại (thơ, Sinh lực mới, 1968, in chung Hoàng Khởi Phong, Mạc Phong Vân)
– Lời tuyên ngôn trên vai Việt Nam (thơ, Đại Nam Văn Hiến, 1969)
– Buổi trưa trong bệnh viện đời (tập truyện, Sinh lực mới, 1969)
– Cơn biến động quê hương (thơ, Ronéo, Sinh lực mới, 1970)
– Vết chém (tập truyện ngắn, Đại Nam Văn Hiến, 1970)
– Ta đi trong vườn địa đàng (thơ, Vươn lên, 1971)
– Trước sân nhà ( thơ, in chung 14 tác giả, Trẻ, 1998)
THƠ YÊN BẰNG:
Như một lần thay đổi kiếng mát
ta dìu em về cõi mưa sa
nghe lá trong vườn vang tiếng động
chắc người còn nhớ đến tên ta?
Đã quá lâu rồi ta nín khóc
ngó cuộc đời như một cơn say
bao năm mơ ước làm tên mọi
đứng giữa rừng há miệng cười cây
mời em cầm chặt tay sương lạnh
cho ta hơi ấm của tim người
mời em dựa má như tuồng kịch
cho ta lá chết phủ quanh người
nhiều khi ta sống không ra sống
đưa tiễn bạn bè như kẻ điên
đôi khi chim lạc bay phòng lạ
bơ vơ như một vết nhăn hiền
ta đưa em đến từ phương đó
con quạ đen nằm như bóng ma
nụ hôn tế độ vầng mây rộng
ôi tiếng ca xanh dậy bóng tà!
hồn đón tình em từ vạn kiếp
còng lưng ta chở nhịp tay roi
em còn hái lá trong mùa lạnh?
đem ủ hồn nhau trọn nửa đời
như một lần ta thay chiếc vớ
nghe tuổi em chừng độ chín non
ta đứng bên đời nghe chết điếng
cầu vồng ai bắt mà sang sông?
thế là chân gỏ con đường cũ
vườn địa đàng giờ rụng hết bông
ta sống qua ngày như thú lạ
tàn phai như một vết son hồng
một mai em có thành sương phụ
chắc đời buồn như nhánh sông tương
ta còn đi mãi trong vườn mộng
khép mắt mà mơ chuyện dị thường
lời nguyện cầu xưa chừng vọng vặt
chập chùng lớp lớp nỗi nhiêu khê
ta hiến thân ta làm vũ điệu
cho người đùa cợt buổi u mê
như một lần ta thay chiếc áo
tự nhiên ngực vỡ cuộc tình tan
sáng nay thức dậy trèo lên núi
mà nghe lá chết đổ trên ngàn
ta đương sống một đời phiêu bạt
nên vẫn mong tìm chuyện thánh kinh
ươm mãi khu vườn trong ký ức
mơ mùa bão lặng đón thần linh
một hôm ghé tạt qua vườn cũ
bông đã tàn lá cũng xác xơ
ta nghe hồn bỗng thành viên cuội
lăn giữa triền cao xuống đáy hồ.
YÊN BẰNG
- Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
- Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |