1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Xuân Thu Nhã Tập: Các Thành Viên (Nguyễn Tấn Long) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      7-1-2020 | VĂN HỌC

      Xuân Thu Nhã Tập: Các Thành Viên

        NGUYỄN TẤN LONG
      Share File.php Share File
          

       

      Đoàn Phú Tứ (nòng cốt)

      Phạm Văn Hạnh (nòng cốt)

      Nguyễn Xuân Sanh (nòng cốt)

      Nguyễn Lương Ngọc (cộng tác)

      Nguyễn Đỗ Cung (cộng tác)

      Nguyễn Xuân Khoát (cộng tác)


      1. ĐOÀN PHÚ TỨ



           Nhà thơ Đoàn Phú Tứ

      Ông sinh ngày 10 tháng 9 năm 1910 tại Hà Nội. Học ở Hà Nội và có bằng tú tài Pháp.


      Ông viết văn từ lúc còn học lớp nhất (1925). Văn phẩm đầu tiên là những bài từ khúc đăng trên báo Đông Pháp. Thỉnh thoảng viết giúp cho các báo Phong Hóa, Ngày Nay. Năm 1937, ông đứng chủ trương tờ Tinh Hoa. Chuyên viết kịch.


      Những kịch phẩm được xuất bản và trình diễn sau đây: (1)


      - Ghen, kịch dài, đăng trong báo Tinh Hoa và do ban kịch Tinh Hoa diễn lần đầu tại Nhà Hát Tây Hà Nội đêm 13–3–1937.

      - Những bức thư tình, kịch ngắn, do nhà Đời Nay Hà Nội xuất bản năm 1937.

      - Mơ hoa, kịch ngắn, Đời Nay Hà Nội, 1941.

      - Lòng rỗng không, kịch ngắn, phỏng theo vở kịch Le professeur của Henri Duvernois.

      - Cliếc nhạn trong sương là vở kịch đầy tình tứ thi vị.

      - Con chim xanh, tả đời phóng lảng của một thanh niên.

      - Gái không chồng, diễn tả cuộc đời ba cô ngoài 30 tuổi cố làm vui nhưng vẫn buồn tẻ vì thiếu tình; do ban kịch Tinh Hoa diễn lần đầu tại Nhà Hát Hà Nội đêm 30-4-1938.

      - Sau cuộc khiêu vũ, do ban kịch Tinh Hoa diễn lần đầu tại Nhà Hát Tây Hà Nội đêm 30-3-1937.

      - Xuân tươi, do ban kịch Tinh Hoa diễn lần đầu tại Nhà Hát Tây Hà Nội đêm 30-4-1938.

      - Hận ly tao, một vở kịch đã đưa Đoàn Phú Tứ đến cao độ nghệ thuật.


      Phê bình về Đoàn Phú Tứ, ông Vũ Ngọc Phan viết như sau:

      “Người ta có thể gọi Đoàn Phú Tứ là nhà soạn kịch của thanh niên. Hầu hết các vở kịch của ông đều đượm những sự nồng nàn của tuổi trẻ mới bước chân vào đời mà phải nếm ít nhiều cay đắng, đã biết suy nghĩ về những cuộc sống yên lặng, ồn ào và phức tạp.


      “Cái đặc sắc trong vở kịch của Đoàn Phú Tứ ở sự nhẹ nhàng, bay bướm. Đọc ông, ai cũng phải nhận ngòi bút của ông thật là tài hoa. Những việc cỏn con ở đời, những việc không mấy người để ý đến, ông xét nhận rất tinh tế và diễn tả thật tài tình.


      “Ông có một tâm hồn thi sĩ, nên người ta thấy ông sở trường về cả thơ nữa. Thơ ông không nhiều, nhưng bài nào cũng kín đáo, gọt giũa kỹ càng, có khi kỹ càng quá, hóa ra mất cả vẻ tự nhiên, kém phần thành thật. Bài thơ trong kịch Hận ly tao của ông cũng cùng một giọng như bài Màu thời gian mà có người đã gọi là “thơ hũ". Có người lại bảo thơ ông hay cả về nhạc điệu nữa. Sự thực thì cái nhạc điệu mà người ta khen ấy, nếu có, nó cũng không Việt Nam chút nào."

      *


      2. PHẠM VĂN HẠNH



            Nhà thơ Thê Húc -
            Phạm Văn Hạnh

      Một cây bút nòng cốt trong nhóm Xuân Thu; tác giả Giọt sương hoa (Xuân Lượm Lúa Vàng, 1945). Sau 1945, ông vào Nam cộng tác với Chân trời mới; thường ký bút hiệu Thê Húc. Người ta biết nhiều đến ông trong nhóm Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc. Phần đóng góp văn nghệ những lúc sau này là những truyện dịch các văn phẩm quốc tế. Tiếng thơ cũng ngưng bặt từ đấy.



      *



      3. NGUYỄN XUÂN SANH



          Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh

      Cũng là một cây bút cừ trong nhóm Xuân Thu; tác giả thiên Nhật ký thơ văn xuôi Đất thơm (1940-1941). Ông đăng tiểu luận và nhiều thơ trong Xuân Thu Nhã Tập. Nhận xét về thơ Nguyễn Xuân Sanh, ông Thể Phong viết: "Là một thi sĩ theo phái bí hiểm của Dadaïsme, đôi chút pha Surréalisme cho nên thơ ông trau chuốt kỹ thuật, giàu nhạc điệu. Thơ Nguyễn Xuân Sanh phải có Đinh Gia Trinh bên cạnh giải thích cái hay, cái đẹp, mà nghệ thuật lại phải giải thích cái hay cái đẹp tới bao nhiêu lần mà người ta đọc vẫn chưa thông cảm nổi..."


      *


      Khác hơn phần đông thi sĩ đi vào làng thơ từng chiếc thân đơn độc với gói hành trang của mình, Xuân Thu Nhã Tập rầm rộ vào làng từng nhóm người mang theo cả chương trình khai sáng một đường lối mới trong thi văn.


      Còn gay gắt hơn loại Thơ Triết của Minh Tuyền, nếu triết thi có những vần thơ dễ hiểu, hiềm nỗi tư tưởng cao viễn, khảo cứu phải thâm sâu, dòng thơ lại lê thê, dằng dặc; thì nhóm Xuân Thu Nhã Tập tạo ra những lời thơ khó hiểu, khúc chiết, tư tưởng kín đáo bí hiểm, thể thơ quá phóng túng.


      Họ là những văn nghệ sĩ rất tha thiết với nền quốc văn, muốn tìm con đường sáng tác riêng biệt, đưa ra một quan niệm mới về nghệ thuật: vì vậy nhóm Xuân Thu Nhã Tập ra đời. Mà Xuân Thu nghĩa là gì? Mục đích ra sao?


      Đây, ta hãy nghe họ định nghĩa:


      “Trong cái "bát nháo" của người, ta tự vạch con đường. Soi sáng cái đạo thực.


      “Trong cái vô ý thức của đời, ta tự thực hiện.

      “Tới cái ta thuần túy: tri thức tuyệt vời, và tuyệt đối.”

      ... ... ...


      Xuân Thu theo cổ tự: Có hoa nảy nở dưới mặt trời, và bông lúa chín... Một biểu tượng đương nhiên, cái nhịp cầu của cuộc sống vô cùng. Sắc xuân và hưởng thụ. Hai mùa quá độ uyển chuyển trong khoảng cao, trong, nhẹ...

       

      “Hai mùa thực hiện Đẹp và Thơ."... ... ...

       

      “Xuân Thu kết trong hệ tư tưởng gồm ba mối chính sẽ lần lần giải bằng mọi phương tiện (và khi cần, bằng Lặng Lẽ):

            Trí thức.

            Sáng tạo.

            Đạo lý.

      ... ... ...

      “Xuân Thu có một phần tiểu thừa.

      “Tìm con đường thực, nối liền nguồn gốc xưa với những ước vọng nay.

      “Gọi về những tính cách riêng của ta. Không quanh co, lúng túng vì những ảnh hưởng ngoài.


      Cuộc sống của ta phải phát triển trên cái nền móng thực, là ta trước hết.


      Ngăn cái họa mất gốc. Hai nghìn câu thơ "Đoạn trường tân thanh” đã cứu sống ta trong Lịch Sử, cũng bằng hai mươi vạn quân Sát Đát.

      Văn chương, tư tưởng lấy quốc văn làm khí cụ độc nhất, đào luyện trong cái đặc biệt của ngôn ngữ Việt Nam"...


      Trên đây là những điểm đại cương được nhóm Xuân Thu đưa ra để làm tôn chỉ cho đường hướng sáng tác của mình. Đồng thời nhóm cũng trình bày những mẫu mực sáng tác mới lạ, đã tiếp được tiếng khen tặng hưởng ứng mà cũng bị phản kháng chế diễu.


      Dư luận thuận lợi cho Xuân Thu Nhã Tập khi Diệu Anh Đinh Gia Trình (2) viết trong báo Thanh Nghị số 22 ngày 1-10–1942.

      “Bài tiểu luận "Thơ" ký tên Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh là một trong những bài giá trị trong Xuân Thu Nhã Tập, có thể nói là một công trình tư tưởng có ý vị bậc nhất trong thời đại. Bài tiểu luận “Thơ” phát biểu những quan niệm để thực hành cái phần tiểu thừa trong chương trình của nhóm thanh niên nghệ sĩ tác giả Xuân Thu Nhã Tập; gây một nghệ thuật thơ thích hợp cho Việt Nam, tìm con đường thực nối liền nguồn gốc xưa với ước vọng nay. Gọi về những tính cách riêng của ta, để có thể xuôi chảy trong cái dòng sống thực của ta. (Quan niệm, trang 12).

      Và, Diệu Anh kết luận:

      “Xuân Thu Nhã Tập, viết với rất nhiều tâm thành và nhiều nghệ thuật, là một quyển sách khiến kẻ đọc suy nghĩ nhiều. Nay dò mấy trang, mai dò mấy trang, đọc đi đọc lại mỗi bài hai ba lượt, mỗi lượt đọc lại thấy thêm ý vị của một vài tư tưởng. Gấp cuốn sách lại ta thấy kính trọng nó và tự nhiên ta để nó vào một chỗ danh dự trong tủ sách hứa rồi đọc lại". (Quan niện, trang 28).


      “Nhóm người đả kích cho rằng thơ của Xuân Thu Nhã Tập lập dị, hủ nút đọc nghe mù tịt, rồi người ta bắt chước họ làm những bài thơ tương tự để chế riễu, chọc cười. Có người cho họ định tái lập ở Việt Nam trường thơ bí hiểu của Pháp trong phái tượng trưng (symbolisme)(3), đa đa (dadaïsme)(4), siêu thực (surréalisme)(5).

      Báo Thanh Nghị đăng lại bài thơ sáng tác của nhóm Xuân Thu, có nhận xét, phê bình với tinh thần cởi mở và xây dựng.


      Nguyễn Tấn Long

      Nguồn: Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến
      Nxb Văn Học, 2000

      Chú Thích:

      (1) Theo tài liệu Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan

      (2) Nguời giữ mục điểm sách mới trên báo Thanh Nghị và phê bình văn học.

      (3) Một chủ nghĩa muợn ký hiệu hay vật thể khác để diễn ý nghĩa sâu xa không thể nói bằng lời, như lấy hoa hồng làm biểu tượng cho ái tình.

      (4) Một văn phái xuất hiện khoảng 1916, chủ trương hủy bỏ mọi liên hệ giữa tư tưởng và sự diễn đạt.

      (5) Một khuynh hướng thực tế, xác nhận con người sinh tồn biệt lập hẳn ý tưởng (đối lập với phái idéalisme (duy tâm thuyết) chủ truờng không có gì tồn tại ở ngoài lý tưởng).


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Xuân Thu Nhã Tập: Các Thành Viên Nguyễn Tấn Long Nhận định

      - Bích Khê (1916 - 1946) Nguyễn Tấn Long Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)