1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vương Mộng Long - Chuyện người lính biệt động quân (Lary de King) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-12-2023 | VĂN HỌC

      Vương Mộng Long - Chuyện người lính biệt động quân

        LARY DE KING
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Vương Mộng Long

      Gần đây mình tình cờ đọc được một số bài viết rải rác của chính tác giả – một người lính khí phách can trường, một tấm gương cho hậu thế không chỉ là thời chiến.


      Vương Mộng Long sinh quán ở Hải Dương bắc phần, năm 1954 theo gia đình di cư vào nam, và định cư ở Đà Nẵng, là cựu học sinh trường Trần Quý Cáp, Hội An.


      Ông tốt nghiệp K20 trường Võ Bị Đà Lạt oai phong, chức vụ cuối cùng là thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 82 Biệt Động quân. Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 ông kiêm luôn chỉ huy liên đoàn 24 Biệt động trong chiến dịch triệt thoái miền Trung.


      Cùng với Thủy Quân Lục Chiến (Trâu điên) và Nhảy Dù (Thiên Thần Mũ đỏ), Biệt Động Quân (Cọp rằn) là lực lượng ưu tú, tinh nhuệ, được thành lập vào 1960 dưới thời cụ Diệm nhằm đối phó với chiến thuật du kích chiến của phe CS.


      Biệt Động quân, như tên gọi, được huấn luyện ở cường độ cao để có thể hoạt động BIỆT lập và cơ ĐỘNG ở cấp độ trung, đại đội, và cao nhất là tiểu đoàn trên khắp các chiến trường, từ rừng núi hoang vu cho đến vùng đầm lầy nước đọng. Biệt động quân còn được tung vào chiến trường vùng 2 khu vực Tây nguyên để thám sát và ngăn chặn biên giới Việt – Miên – Lào, cửa ngõ xâm nhập của binh đội miền Bắc.


      Trong lực lượng đó, tiểu đoàn 82 được cho là thiện chiến nhất, dưới quyền chỉ huy mưu lược dũng cảm của thiếu tá Vương Mộng Long, Đời ông lấy núi rừng tây nguyên làm nhà, in từng dấu chân trên các địa danh Dakto, Pleime… từng lập nhiều chiến công, gây nhiều tổn thất cho đoàn quân thiện chiến nhất miền bắc – sư đoàn 320. Đến nỗi đoàn quân này được lệnh né tránh đối đầu với “thằng hai nâu”, nick name dành cho tiểu đoàn 82 Biệt Động của thiếu tá Long.


      “Biệt động, sát!” khi vang lên khắp núi rừng là khẩu hiệu của đoàn quân mỗi khi xung trận từng làm bạt vía đối phương, bởi lối đánh bất ngờ, mai phục sẵn, nhất là dạ chiến (đánh vào ban đêm).


      Trải qua 10 năm binh nghiệp, hầu hết là vui với gió núi mưa rừng, vài lần bị thương phải đại phẫu, thiếu tá Long là một sĩ quan tài giỏi gan dạ kiên trung, người đã dẫn dắt tiểu đoàn 82 Biệt Động thành 1 lực lượng tinh binh mà đối phương cũng phải nể trọng.


      Tháng 5/1975, khi đang ngồi nhà, khắc khoải chờ những đòn thù giáng xuống, bỗng có 1 xe quân đội cách mạng lâm thời đến đậu trước căn nhà của ông trong 1 con hẻm ở quận 2. Người bước xuống xe vào nhà chính là ông thượng tá quân đội bắc Việt, một trung đoàn trưởng của sư đoàn 320, từng là kỳ phùng địch thủ ở chiến trường Tây nguyên, vì mến mộ tài năng nên ông đã cất công tìm kiếm, dù chỉ để biết mặt và gửi 1 lời trân trọng đến thiếu tá Long như tư cách của 2 vị chỉ huy ngoài mặt trận.


      Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tháng 4/1975 tiểu đoàn 82 Biệt Động tham gia trận đánh cuối cùng ở Long Khánh, dưới quyền chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư đoàn 18 Bộ Binh.


      Đây là trận đánh long trời lở đất, thương vong nặng nề cho cả 2 bên. Tiểu đoàn 82 Biệt Động vỏn vẹn chỉ còn 10% quân số. Bù lại họ gây tổn thất kinh hoàng cho toán quân miền bắc, hàng chục xe tăng bị bắn hạ, hàng ngàn bộ đội phải bỏ xác khi chiến thắng chỉ còn tính từng ngày.


      Cuộc chiến này không hề uổng phí. Nhờ đó mà thủ đô Sài Gòn có thêm thời gian để di tản. Máu của người lính đổ xuống cho nhiều người khác được an toàn ở một khung trời khác. Sự hy sinh thầm lặng này ít được ai nhắc đến, nhất là nó thuộc về những kẻ bại trận.


      *


      Cũng như số phận của bao người anh em chiến bại khác, thiếu tá Long trải qua 13 năm tù đày ở núi rừng phía bắc. Ông từng vượt trại 2 lần nhưng đều bị bắt lại. Cứ mỗi lần đó, ông bị những đòn thù tập thể bằng gậy gộc, báng súng, thân thể nát nhừ, và sau đó là một thời gian dài biệt giam. Có lúc ông chỉ còn là một bộ xương 30 ký. Ông bị liệt vào danh sách những kẻ nguy hiểm, cần “chăm sóc” đặc biệt cũng vì thành tích vượt trại.


      Ấy vậy mà ông vẫn sống, kiên gan với tù ngục, luôn khí phách và hiên ngang dù trong hoàn cảnh rất dễ đánh mất lòng tự trọng của mình vì luôn phải sống trong tình trạng đói kém.


      Năm 1988 ra tù, ông sống lăn lóc bụi đời, phụ vợ nuôi con, từng chạy xe thồ, từng đi đào vàng ở vùng Lâm Đồng, thượng nguồn Đồng nai. Ở đây, có lần vì bênh vực 1 cô gái mà ông bị tên du thủ du thực tấn công. Nhưng hắn đã không coi ngày, chỉ cần vài kỹ năng cận chiến của 1 Biệt động quân, cùng vài đường roi Bình Định từ chiếc đòn gánh, trong phút chốc tên du thủ to như con bò mộng đổ vật xuống rống lên đau đớn và xin tha mạng.


      Năm 1993 thiếu tá Long sang Mỹ. Ở độ tuổi U60 ông vẫn trở lại chốn học đường lấy bằng cử nhân, dù phải làm việc toàn phần cho cuộc mưu sinh ở miền đất mới. Tình cờ nơi đây, University of Washington, tiểu bang Washington, dù là nơi chốn học thuật thanh bình không còn tiếng súng, ông vẫn phải can dự vào 1 cuộc chiến không kém phần khốc liệt – cuộc chiến giành lại sự thật, nhân phẩm cho người lính VNCH.


      Trong năm học đó thiếu tá Long lấy 1 lớp Lịch sử chuyên sâu về mối quan hệ Mỹ – Việt. Thật không ngờ nơi đây ông hằng ngày phải nghe những lời rao giảng dối trá từ giáo sư Dan, một tay thiên tả thứ thiệt, từng tham gia biểu tình phản chiến, góp phần vào sự sụp đổ của miền Nam, luôn tin vào sách vở, báo chí dòng chính vốn chỉ cho thấy một nửa sự thật. Lính Mỹ và quân đội miền Nam dưới cái nhìn của Dan là những kẻ xấu xa, ác độc, còn miền Bắc là kẻ nhân từ, chỉ mong muốn điều tốt đẹp cho đất nước.


      Bằng công sức tra tìm tài liệu, trình bày một cách mạch lạc, công tâm, cộng thêm là một nhân chứng sống với 10 năm chinh chiến, 13 năm tù đày, thiếu tá Long đã đánh gục giáo sư Dan. Cuối cùng, ông chỉ còn biết ôm mặt than, trời ơi, vậy là bao nhiêu năm qua tôi đã rao giảng những điều dối trá, do chịu ảnh hưởng từ bọn truyền thông bất lương. Ngày cuối khóa học, giáo sư Dan gặp và nói với thiếu tá Long rằng, ông đã thắng một trận đánh vẻ vang, lập một thành tích lớn, dù không tiếng súng.


      *


      Vương Mộng Long, vị sĩ quan Võ Bị Đà Lạt văn võ song toàn, mưu lược dũng cảm, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 82 Biệt Động lừng danh một thuở, người tù bất khuất suốt 13 năm trường nơi chốn rừng thiêng nước độc. Ông, một người lính hào hùng trong chiến tranh, một tấm gương hiếu học vượt khó thời bình, toát lên cùng một nhân cách cao cả.


      Không những thế, ông còn là một ngòi bút tài hoa ít được biết đến. Dù thời gian có phôi pha mọi điều, ký ức chiến tranh với ông gần như còn nguyên vẹn. Ông còn nhớ từng cái vuốt mắt đưa tiễn người lính của mình, hay một nửa viên đường quý giá các chiến hữu lén lút chia nhau thời tù tội. Và cứ thế, ông để những câu chuyện ấy tuôn ra nhẹ nhàng, tự nhiên với nét bút khẳng khái, cương thường nhưng thật lôi cuốn.


      Hôm nay, cuộc chiến đã qua gần nửa thế kỷ, người lính VNCH, những kẻ chiến bại, nếm đủ mọi đắng cay khổ nạn từ mọi phía, bị đày đọa từ thể xác đến tinh thần. Nhưng từ đống tro tàn ấy không khó để nhận ra nhiều viên ngọc lấp lánh, những tư cách sáng chói cao cả mặc kệ bao nhiêu đòn thù, để lại cho hậu thế những tấm gương can trường bất khuất, trong đó có thiếu tá Vương Mộng Long.


      Từ một nơi nào đó trên đất Mỹ, xin tiên sinh nhận của kẻ hậu sinh này một vòng tay cung kính và ngưỡng mộ. Mong một ngày có đủ duyên diện kiến để được nghe thêm nhiều câu chuyện bi hùng của một thời chiến tranh tang tóc.


      Ottawa 30/4/2021

      Lary de King- Facebook


      Lary de King

      danchimviet.info

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vương Mộng Long - Chuyện người lính biệt động quân Lary de King Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Vương Mộng Long (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vương Mộng Long

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Vương Mộng Long - Chuyện người lính biệt động quân (Lary de King)

      Những người chiến sĩ đáng hãnh diện (Ngô Nhân Dụng)

       

      Tác phẩm của Vương Mộng Long

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)

      Ngày về (Vương Mộng Long)

      - Chú Quế

      - Hồi ký của Vương Mộng Long

      - Một lần qua sông Đáy

      - Ông Giáo Sư Dạy Sử

      - Thời Thế, Thiện, Ác, và... Con Người

      - Chư Pa

      - Hòa Hợp, Hòa Giải

       

      Tác phẩm trên mạng:

      - hoiquanphidung.com - hung-viet.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)