|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Vũ Hoàng Thư
Do một tình cờ, từ cái tên. Nhà Thơ Duyên gửi meo cho tôi nói, anh Tùng, phu quân của Duyên hỏi, Khánh Minh có người thân nào tên Khoa Minh không. Từ đó mà nối lại sợi chỉ phất phơ hai đầu gió đã năm mươi năm. Họ, những người bạn từ nửa thế kỷ, anh Tùng, anh Khoa Minh tôi, và anh Tuấn. Bất ngờ hơn nữa, anh Tuấn chính là Vũ Hoàng Thư. Một nhà văn, nhà thơ đã văn kỳ thanh lâu nay qua trang gio-o. Một dòng văn thơ u nhã, diễm lệ, uyên bác mà tôi thích và ngưỡng mộ.
Và tôi có trong tay tập Bắt Nắng của Vũ Hoàng Thư*
Những ngày mà cơn gió quái Santa Ana giật liên hồi hàng cây như thể muốn bứng cả con ngõ quanh co bay đi. Tôi đọc Vũ Hoàng Thư.
Những ngày mà nắng rực vàng bờ hoa trâm trâm bên hiên nhà gợi cho tôi nhớ tiếng xe lửa chạy qua bờ đê làng nội ngày bé. Tôi lại tìm đọc Vũ Hoàng Thư.
Những ngày hiếm hoi mưa đổ xuống thành phố -miền nam Calif. đang mùa hạn hán-, nhớ bài hát đồng dao lạy trời mưa, nhớ mưa Sài gòn đêm nhìn ra cửa sổ thấy những cọng mưa dài sáng qua ánh đèn đường, tiếng đập trên mái ngói khiến cho chăn gối thành một cõi ngủ ấm áp. Tôi lại nhớ đến văn Vũ Hoàng Thư.
Tôi bắt gặp hồn chữ ấy phiêu du trong âm âm tiếng gió va vào ô cửa kính, trong ảo hóa mây trời, trong dòng mưa vũng nắng (chữ VHT). Có ai đã nghe Một hạt nắng rơi. Hồn chữ như hạt nắng đang lửng giữa nhịp thời gian. Chữ Lửng ở đây của nhà văn Lê Thị Huệ mà tôi rất thích, và rất hợp với người Bắt Nắng. Như bắt thinh không, người -Một hạt nắng- lửng theo vòng quay Một ngày. Một hạt nắng dựng nên trời sáng bát ngát. Một ngày kéo trôi chuỗi ngày. Một làm nên cõi. Một sát na rồi miên viễn thời gian. Trong Bắt Nắng tôi bắt gặp cái điệp trùng mênh mông của hữu hạn và vô cùng này.
Bắt Nắng gồm 17 tản mạn. Như Thơ. Mà trong Lời Giới Thiệu Thi sĩ Thi Vũ đã dùng chữ Tản Văn Thi. Một thể thơ không vần điệu chảy trôi mạch nguồn văn khí. Một thể văn ẩn mật hồn vía của Thơ. Đó là hình tướng của Bắt Nắng.
Ở đó bắt gặp một hồn thơ nhạy cảm trước Thi Ca. Một lối cảm nhận thơ ý nhị, khác lạ, đẫm chất thơ và nổi bật những chiêm nghiệm uyên áo. Như của một thiền giả.
Chữ như hạt sương rơi từ tàu lá chuối Basho. Như hạt trăng loang loáng thềm đêm cơn mưa vừa tạnh. Như ánh trăng sóng sánh thoáng giây trong gàu nước ni sư Mugai Nyodai, như tiếng phản hồi tĩnh lặng của cánh hồng ** Emily thả rơi ngoài song cửa, như tiếng sương đồng vọng bước thơ Octavio Paz, như tiếng mở ra cánh cửa cô liêu và bước chân không nguôi của niệm tưởng Prévert, như nỗi man mác u hoài sau câu hỏi Bao Giờ Quang Dũng, như từ tất cả những bổng trầm của trời đất cõi nhân gian. Và gần như, từ cội nguồn suối trong ấy nên cảm xúc tràn trề ban sơ của nhịp đập trái tim. Đó là chữ là khí trong mạch văn, thơ của Vũ Hoàng Thư.
Và bởi vậy mà tôi cảm nhận được không ít vị thiền lắng đọng trong chiêm nghiệm của ông. Bất ngờ, những vỡ nắng. Đây,
… hạt sen từ hạ đang nở trắng phau trong nồi đường của mẹ. Tịnh Tâm lung linh Thành Nội nằm thanh ngọt ở ngay lòng nồi mứt. Ông Blake thật đúng điệu, And a Heaven in a Wild flower. (Những Lóng Xuân, BN trang 29)
Cũng thế, Rực Rỡ mùa nắng nằm tròn xoe trong Lúm đồng tiền em cười. Nghe thật cảm khoái, đâu ở đâu xa, đâu phải ngọn ngành triết lý khúc mắc,
lẳng giò hoa
em cười lúm
mùa nắng (thơ VHT)
Cũng thế, vốc nắng vào tóc nuôi lãng mạn lớn. Ôi chỉ vì, … trong nắng. Có mây trôi … (Bắt Nắng, BN trang 16-18)
Người như từng hạt nắng từng phút đọng lại thành chiếc bóng đen dưới chân, để kết thành suy niệm nhân sinh. Trên con đường dài giữa ngọ, bỗng lời dặn của mẹ vọng về, để rồi người dừng bước chân trong nụ cười mỉm, Thì ra thế… như vỡ ra một công án.
… Tuổi nhỏ mẹ cấm đi chơi giờ ngọ vì giờ đó người đi sẽ không có bóng giống như ma quỷ, chúng sẽ tưởng là đồng loại và hớp lấy thần hồn. Thì ra thế, người khác ma quỷ ở một chiếc bóng… (Bắt Nắng, BN trang 14)
Tôi đọc Nắng của Vũ Hoàng Thư như thấy mình nghe được chất ngất mật ngọt hạ, hạ xưa hạ nay hạ quê nhà hạ lưu vong… và muôn hạ của ngày mai, có phải cùng tâm trạng nên lọt vào được tâm cảnh của người?
Nắng vỡ xuống chòm lá trải vàng một màu xoài chín lịm. Chất ngất mật ngọt hạ. Say nồng nung bốc không gian thành một màu trắng lập lòa thị giác. Bây giờ trắng là kết tinh quang phổ, của những xanh hy vọng biển khơi khấp khởi, những tím chiều đợi chờ hoàng hôn, và của vàng rực rỡ lên dòng sông cuối ngày. Rồi sông trôi đi mang theo thơ dại hồng hoang. Lung linh trắng của hoa nắng vẽ bâng quơ dưới hàng cây theo âm điệu kèn nghẹn vút cao rồi trầm đục. Tiếng kèn lùa ngập không gian xới vòng luống nhớ… (Bắt Nắng, BN trang 13)
Tiếng kèn ở đâu? Có phải thổi từ lồng ngực của người đứng dưới nắng mà như đang ngược dòng sông về ngày thơ ấu, về miền quê bao năm vẫn lung linh trong lòng người lưu vong, nên nó mới có sức mạnh cày những luống nhớ trên vùng đất ly hương?
Đúng như trong Lời Giới Thiệu sách “Bắt Nắng, dựng một trời thơ giữa nguồn thơ, dựng một quê hương giữa lòng người.” (Thi Vũ). Đậm nhất trong không gian Vũ Hoàng Thư, là nắng gió là mùi hương quê nhà, bởi nhớ rơi xuống lòng cho trỗi dậy quê hương… (BN trang 76) nên có phải tất cả được cảm, nhìn qua lăng kính thơ mộng của hoài niệm? Hãy đi theo ký ức quê nhà này của Vũ Hoàng Thư, nỗi nhớ như chiếc kính vạn hoa từ đó bung ra nghìn sắc trên dặm bước chân đi.
Tôi đứng đó một ngày tháng sáu nhớ về một ngày tháng sáu nắng đứng ở quê nhà. (Bắt Nắng, BN trang 14)
… Thuở ban đầu lũy tre xanh in bóng trên mái ngói âm dương dưới ánh trăng làm nên Nhà, câu hò tiếng hát tạo nên Nước. Nước với Nhà là những gì rất gần gũi, rất bình thường đeo đuổi theo ta đến cuối cuộc đời… (Xuân Nguyên Thể, BN trang 123)
… Tiếng “nhà” nghe êm ái làm sao. Rau nhà, heo nhà, gà nhà, cơm nhà… Nhớ nhà. Về nhà… (32 Năm Nhìn Lại, BN trang 155). (Thiệt tình lòng tôi cũng rất đỗi dịu dàng ấm áp khi nói lên hai chữ về nhà…, nghe có vẻ dễ, nhưng lắm khi để có được cũng phải qua nhiều trăn trở).
Cái miên man trôi đi theo tâm trạng -từ hưởng thụ phút giây này đến dư hương ngày cũ hay mơ huyễn ngày chưa đến-, khiến xóa nhòa biên giới không gian. Sự liên tưởng và chiêm nghiệm lại khiến thời gian không còn trật tự của nó nữa. Ký ức nhập trùng hiện tại… Tất cả đều được nỗi nhớ đồng hóa để ý nghĩ cất cánh bay đi…
… Tôi đứng đó như cậu bé mấy mươi năm trước, bắt nắng trong một ngày mùa tháng sáu ở quê nhà. Vẫn vũng nắng đọng vào lòng bàn tay, vàng thơm như hoàng lan, nhìn lại bây giờ có ngón đã nhăn. Như thế trong nắng. Có mây trôi. (Bắt Nắng, BN trang 18)
… Những ngày tháng 7 đi giữa nắng nhớ dữ dội về một hàng phượng và tiếng ve râm ran ở bên nhà… để thấy mình bay bổng vào sân trường rợp lá đầu hè… Những bước tháng 7 giữa hàng phượng tím dẫn chân về hàng phượng đỏ ngày trước… Và tím đã thay cho màu hè… (Tháng 7 Và Phượng Tím, BN trang 97-99). Vậy đấy, chiếc cọ Nhớ đã phết màu phượng đỏ bên kia lên jacaranda tím ngát bên này. Thế thì làm gì mà có Đây và Kia? Dù biết rằng cái nhớ có trăm nghìn tay, Nhà văn ơi…
… Và mùi hương dâng mũi một rừng thu ẩm gỗ, của lá rụng bao mùa lưu giữ hương xưa, pha ngây hơi hướm đất, trộn cùng với lâng lâng xông khói lam chiều từ mái rạ chốn quê xa… (Limeil Những Ngày Mây, web gio-o.com)
… Từ một góc Caffe Trieste, tối hẳn trong màu gỗ sậm cũ kỹ, nhớ về những chiếc ghế thấp ở một quán cà phê không tên cuối đường Pasteur của Sàigòn dấu yêu một thuở. Không đâu bỗng dưng nhắc đến một nơi như cái cớ để nhớ về một chốn khác. Những bước nhảy ký ức tung tăng hẹn hò với ngày mưa, những sáng âm u mù khú. Có café lịm quánh ngày… (Trên Những Đỉnh Cao, web gio-o.com)
… Từ cánh phi cơ, Lisbon trải dài những mái ngói đỏ và tường trắng. Quê nhà thoáng hiện trong trí những mái đỏ tường vôi, những ngói âm dương phôi pha rêu cũ che hiên gió bão miền Trung. Gió Địa Trung Hải phảng phất mùi rêu… (Fado – Nỗi Nhớ Đâm Mầm, BN trang 32)
… Phía đó Thành Nội nung nóng trên bờ tường rêu… (Bắt Nắng, BN trang 15)
… ở tận phương xa, xa lắm. Nơi đó tôi thường lặng ngắm những cánh chim lượn ở cuối bể vào những buổi chiều hè (Haiku Và Những Cơn Nắng Hạ, I, BN trang 41)
… quê hương xa vời ở phía cuối chân trời… ở bên đó dưới những chân mây… (Quê Nhà, Biển và Odyssey, BN trang 73)
Hãy lặng im mà thầm thầm phía đó, phía cuối chân trời, ở tận phương xa, bên đó dưới những chân mây thì có phải thấy lòng hút đi, vắng hẳn đi không, tưởng như ánh mắt đẫm nắng chiều chiến địa của chinh nhân ngày xưa kêu lên tiếng đỗ quyên, ôi, nhà ta dưới tàng mây trắng kia. Hẳn nơi chân mây là trú xứ êm đềm của hình ảnh quê nhà nên ánh nhìn tha phương lữ thứ quy về một điểm đồng tâm…
Cũng chính dựng một quê hương giữa lòng người, mà ngoại cảnh lúc đang ở, thời gian đang là, dường như lồng lộng hơn, thời khắc ấy như gộp cả quá khứ ngày mai, không gian ấy thì chập chùng muôn dặm dài trong tiếng dội của tiếng thầm thì, Phía trời xa…, Phía đó… Phía đó, có phải ẩn mật một khắc khoải Bến Bờ? Phía trời xa, có phải là tầng cao của bầu trời mộng ảo? Có phải từ những điểm tựa dịu dàng ấy mà suy tưởng dội sóng đập ngời trên những nỗi vơi rồi đầy. Đến rồi đi. Có rồi không. Cái nắm tay buông bắt bỗng đầy ắp Một Ngày. Mộng Thực sống động Hiện Tiền.
… Ta vẫn là ta sững ngồi tại chỗ của ngàn năm trước?… (Trên Những Đỉnh Cao, web gio-o.com)
… Còn hay mất, đời là cuộc bắt nắng dài. (Bắt Nắng, trang 16)
… những phân biệt trước sau, hôm qua ngày mai, đi đến, quá khứ tương lai làm ta quên mất thực tại, đó là có một vầng trăng thật sáng ngay bây giờ… (Những Giọt Trăng, BN trang 117)
… Không hề bắt kịp, chỉ có chút xao xuyến còn đọng lại thấy rất gần như mới hôm qua. mới hôm qua, hôm kia hay là hôm trước? Trước đã bao lâu nhỉ? … Ôi nắm bắt nó trở thành một từ ngữ đa đoan… (Xuân Nguyên Thể, BN trang 119)
… mở lòng bàn tay còn gì chăng ngoài một chút thinh không. Chút im lặng của ngậm ngùi. Con đường thành vô hạn mà điểm hẹn luôn luôn là ở phía đằng kia… (Xuân Nguyên Thể, BN trang 120)
… Rất tình cờ hoa dội tiếng thinh không, nổ bùng hơn sấm mà lạ thay không một tiếng vang… Một chòm hoa sớm tinh mơ dịu dàng trước mắt vỡ bung hiện tiền thành hoa rơi.
… Cánh bay trong không thong dong. Hoa đánh động ý thức phân biện còn/mất từ người trong khi hoa ung dung la đà đáp xuống sân cỏ như nhiên của diễn tiến liên tục nhân duyên… Chưa bao giờ tôi được “nghe” như thế… (Limeil, Những Ngày Mây, gio-o.com)
Nhìn, Nghe bằng sự cảm-xúc-tan-ra nên Vũ Hoàng Thư được nhận lại món quà vi diệu, -sự mặc khải của thinh không-. Cảm xúc ấy là Cảm Xúc Thơ. Một cây đàn chỉ cần cái khảy vỡ của nắng, rơi của hoa, là bật lên ngân nga âm thanh của đất trời, biến dịch từng khoảnh khắc, ngưng đọng một ngoái nhìn, để biết rằng cõi thinh không kia ta sống với là cõi mộng rất gần.
… Ngước lên nhìn những tầng cao người bắt đầu ướm mộng thả vào mây và đan tay bắt gió. Biết bao là mộng dậy từ những đám mây rồi mộng tan theo làn gió. Cứ thế con người sống trong mộng… (Haiku và những cơn nắng hạ, II, BN trang 54)
Sống trong mộng. Và từ đó nuôi lãng mạn lớn. Cái lãng mạn lớn, nuôi cảm xúc mãi trẻ trung dù là một hôm nhìn lại có ngón đã nhăn, giữ cảm xúc mãi thuần nhiên để nhìn mọi điều, nghe và thấm nỗi thinh không, dường như nhờ cái lãng mạn lớn ấy mà người có thể tan vào nơi, trong nốt lặng dài bất tận ánh trăng tan, trong vắng bặt sau một dấu chấm hết, khoảng mênh mông run rẩy của nốt nhạc đã tắt, để mở ra cõi đất trời như chưa hề có, như chưa hề không… Giây phút hồi lưu về nguồn thinh lặng giữa hai lần rung động của nốt nhạc, của âm ba, của sáng tạo… (Những Khoảng Lặng, BN tr.21). Cái nghe ấy như đã được huân tập từ bao giờ để người lúc nào cũng cảm giác nghìn năm trước ngay trong phút giây này. Làm như hai đầu biến dịch chỉ là đường đi một cánh hoa rơi. Có cảm giác như cánh hoa ở trên cành kia là cánh hoa đã rơi. Thời gian mới mộng ảo làm sao!
…Chính nơi vô trú, tự do tuyệt đối mới thể hiện bởi tự do chỉ xuất phát từ sự tự vượt thoát khỏi mọi kiềm tỏa của chính mình. Cứ thế sen nở và thả hương bay từ tốn. Như nhiên trong cái đương-là. (Bắt Nắng, BN trang 15)
Cái lãng mạn lớn để thấy Như nhiên trong cái đương-là. Ở phút này điều đáng nói là cánh bướm lấp lánh bay, một cánh sen sững hạ, ngụm café nhỏ đắng hương nơi đầu lưỡi… (VHT)
Nơi hiên nhà, gió bỗng lật bay những trang sách, nắng rung rung như hồn thơ nhạy cảm của người viết, tôi nghe như từ những bước thong dong vô trú bật lên rỡ ràng bước chân sương Ở Đây ***. Và dường như cánh chuồn chuồn bay khỏi tay người như nấn ná hỏi, con đường ai đó còn đi ***, nên dấu chấm hết cuối bài này là mở ra một giấc mơ.
Santa Ana, ngày 19.4.2016
nguyễn thị khánh minh
* Bắt Nắng, Tản mạn Vũ Hoàng Thư, Quê Mẹ ấn hành, Paris tháng 11.2009
** Nhớ, không biết chính xác không, một danh nhân đã nói, xuất bản một tập thơ như vứt một cánh hồng xuống vực thẳm, và chờ một tiếng vang.
*** - Octavio Paz, nhà thơ Mễ Tây Cơ, Nobel 1990, bước những bước chênh vênh dội vang từng góc phố, từng nẻo ngách đời. Những bước chân chỉ vang rền trong phút hiện tiền như tựa đề của bài thơ: Ở Đây – Aquí. (VHT, Những Khoảng Lặng, BN trang 22)
- Jacques Prévert: La porte que quelqu’un a ouverte / La route où quelqu’un court encore. Cánh cửa ai đó đã mở / Con đường ai đó còn đi (Khung Cửa, VHT, web gio-o)
– tay thập thò / cánh chuồn bay/ bắt nắng (thơ VHT)
- Vũ Hoàng Thư. Hạt Nắng Phiêu Du Nguyễn Thị Khánh Minh Nhận định
- Những buổi sáng trôi trên dòng thơ chính khí Nguyễn Thị Khánh Minh Tạp luận
• Vũ Hoàng Thư. Hạt Nắng Phiêu Du (Nguyễn Thị Khánh Minh)
- Giới Thiệu Sách Mới: “Một Thoáng” thơ Vũ Hoàng Thư (vietbao.com)
• Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)
• Trong nắng, gió, và bướm hè, đọc Hoa Nắng của Thi Vũ (Vũ Hoàng Thư)
• Về Mẹ (Vũ Hoàng Thư)
- Diễn ngôn của nhà văn Vũ Hoàng Thư
- Đọc “Con chim nhặt hạt ngô đồng...” của Tôn Nữ Thu Dung
Bài trên mạng:
- sangtao.org - gio-o.com
- blogphamcaohoangtacgia.blogspot.com
- tranthinguyetmai.wordpress.com
- diendantheky.net - vanviet.info
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |