|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
• Khi Về Lại Phan Rang • Khúc Ly Hương
• Mưa trong nỗi nhớ • Sơn ca • Đà lạt, mưa
• Hương đồng gió nội • Đêm nằm canh nước giữa đồng
• Những ngày đau nằm ở thư viện Duy Tân
Như giọt khói theo tháng ngày lây lất
Rơi muộn màng trên lối cũ ngu ngơ
Tôi mở cánh cửa tình không chất ngất
Lòng rưng rưng nghe một chút không ngờ.
Ngàn thơ dại ủ trong từng khe lá
Cũng động cành bay kiếm bạn quen xưa
Và điệu hát đã chia đời buổi nọ
Chợt bùng lên quay quắt, nhặt khoan đưa.
Sương nắng gội chưa mờ hơi thở biếc
Tình thiên thu trăm bến rộng xa nguồn
Tôi đã tát cạn đời mình không tưởng tiếc
Cầm bằng như gió tạt qua truông.
Người độ ấy đã qua mùa khôn lớn
Đường trăm năm đã mấy bận chia xa
Tôi thắp tuổi hong trên bờ nắng muộn
Nghe giọt tình ngấm nhẹ mấy làn da.
Cây nhớ lá đã đôi lần khóc gọi
Đường nhớ chân từng lớp cuội rang sầu
Chim nhớ bạn quẩn quanh tìm, cánh mỏi
Tôi nhớ người như núi thẳm sông sâu.
Tay trút rộng xuống vuông đời hẹn cũ
Lời tình khô không sáng đủ hiên lòng
Người đã lạ, trăm năm dù cổ thụ
Như giọt chiều rơi hút giữa thinh không.
Vồng ráng dọi trên chóp đời phai nhạt
Tôi bạc phờ trông cuối mạn thu xưa
Gọi thầm gió chỉ nghe lời xao xác
Vang âm sầu qua mấy bận mây mưa.
Thôi đã lỡ, dẫu trăm đời, cũng đợi
Vạn lần không như một lần không
Trên nỗi nhớ đã cao mù đụn khói
Ngọn buồn đưa hiu hắt tạt qua lòng.
1972
(*) Tôn Nữ Hoài My là bút hiệu của Võ Tấn Khanh vào khoảng thập niên 60. Bài thơ trên TQBT trích lại từ số báo thật cũ: Tuổi Ngọc của nhà văn Duyên Anh, trước 1975. (PVN)
(Thư Quán Bản Thảo, Tập 10, Tháng 4.2003)
Thôi quê nhà, xin giã biệt, ta đi
Lòng có nặng cũng tay cười, vẫy nhẹ
Ôi Phan Rang đã nuôi ta từ tấm bé
Với dòng sông, bãi cát, những con đường
Những vườn cây, ruộng lúa, đầm nương
Và thị trấn nghèo lô nhô nhà mới cũ
Ta đã sống, đã ăn, đã thở
Lòng quê hương thơm ngọt tình người
Sớm mai hồng, trưa nắng biếc, chiều tươi
Tuổi nhỏ hiền như lời ru của mẹ
Tuổi nhỏ vui như mắt nhìn của chị
Và kiêu kỳ theo mỗi bước chân cha
Nắm tay thơm nồng hơi thở bạn bè
Ngần đó thứ tưởng nuôi đời ta lớn mãi
Thôi giã biệt, quê nhà ở lại
Chút tình sâu, nghĩa nặng, ơn cao
Nhớ em, có lúc chua ngoa có lúc ngọt ngào
Lòng vẫn mở khi ta về xin ngủ đậu
Lòng vẫn rộng- Nhưng có trời hiểu thấu
Tại vì sao ta phải ra đi
Tại vì sao ta không khóc buổi phân ly
Nhưng trong ngực cố dằn cơn tức tưởi
Đời khổ lụy, sá chi ta, rách rưới
Niềm vui nào rồi đến lúc cũng vô duyên
Bao nhiêu năm ngu ngơ mớ chữ nghĩa thánh hiền
Tay phấn trắng vẽ vời nuôi sự nghiệp
Người đen bạc lọc lừa, ta cũng biết
Thời nhiễu nhương ai tính chuyện vàng thau
Ân cừu, thôi cũng chỉ bọt bèo
Tan rất nhẹ theo những triền bão nhỏ
Lòng sẽ chật trăm ngàn nỗi nhớ
Buổi ta về phải khóc hôm nay
Buổi ta về, vui hơn lúc ra đi
Mừng tủi sẽ rưng rưng tròng mắt mẹ...
*) Tôn Nữ Hoài My là bút hiệu của Võ Tấn Khanh. Nhưng trước 1975 anh cũng không sử dụng bút hiệu đó nữa, và dùng tên thật của anh trên những bài thơ anh viết. Nhưng bạn bè vẫn nhớ bút hiện cũ của anh nhiều hơn. Trước năm 1975, anh là nhà giáo.
Sau tháng Tư 1975, anh làm đủ nghề để sinh sống. Và hiện nay Võ Tấn Khanh về sống lại trên mảnh đất mà anh đã lớn lên ở thôn Thuận Hòa, bên dòng sông Dinh ( còn có tên khác là Thuôn). Một vùng quê bất ổn vì chiến tranh, đất cày sỏi đá, mà khoảng năm 1969 tôi đã đến đó. Nhắc đến dòng sông Dinh, Trần Hoài Thư có nhiều kỷ niệm.
Biết được cuộc sống của anh hôm nay là nhờ Nguyên Minh (Ý Thức) đã cho anh địa chỉ của tôi, và anh gởi thư qua thăm, nói: đã nhận và đọc TQBT. Thích ghê.
Bài thơ: Khúc Ly Hương của Khanh, tôi nhận được vào tháng 8 năm 2002 từ Thuôn gởi ra. Trong thư, Khanh viết "...cũng chưa nhận được tin gì của Trần Hoài Thư cả, không hiểu Thư còn nhớ mình và Phan Rang không nữa. Nhàn cho cái địa chỉ để gởi thư cho Trần Hoài Thư. Địa chỉ email mình chịu thôi. Đã bảo là lạc hậu rồi, và lại đang sống ở nhà quê..."
Thư Quán Bản Thảo, tập 7, Tháng 9.2002
Võ Tấn Khanh cũng có bút hiệu Tôn Nữ Hoài My,
một bút hiệu rất quen thuộc với độc giả Văn trước 75.
Đây là bài thơ mới nhất của anh.
Mùa mưa đến không dưng chợt nhớ
Tiếng mưa buồn như giọng hát em xưa
Đêm ở đây, đêm người, tạm bợ
Một mình ta thức ngủ không vừa
Lần chăn mỏng hơi không đủ ấm
Khói tàn un lạnh ngón tay khô
Ta chợt thấy đất trời vô hạn
Và đời ta sao cứ mãi bơ vơ
Em ở đó xa xôi có bao giờ biết được
Đêm, như đêm nay gió gọi từng hồi
Lòng ta cũng mái xiêu dột ướt
Và mưa bên ngoài cứ đổ mãi không thôi
Mưa dội trút từng cơn nhức buốt
Thê lương cả tiếng côn trùng
Có đâu như lời em hát
Mắt sâu hiền nhỏ giọt bao dung
Mưa em dắt dìu ta qua bờ khổ nạn
ngọt ngào ân sủng vô biên
Lòng đã tưởng qua mùa hạn hán
Nhưng đêm nay, mưa, ta thấy lại nỗi ưu phiền
Đời ta đó, còn quẩn quanh buồn bã
Như con sâu gặm lá ăn nhờ
Em có biết ta đang sầu héo dạ
Từng đêm nằm chong mắt ngó hư vô
Và nỗi nhớ cứ theo buồn lớn dậy
Mưa, cũng như lòng gọi nhắc mãi tên em
Ơn phước mọn có xa rồi mới thấy
Chút ngọt bùi, hơi hướm cũ, thân quen
Đêm hết muộn, nhịp tình lơi, thức ngủ
Hơi thở em buồn trên bâu áo chưa phai
Trời đất vẫn ngầm ngầm cơn giông tố
Như lòng ta đang kín nỗi tình hoài.
Thư Quán Bản Thảo, Tập 9, Tháng 1.2003
I.
Đưa em về giữa cơn mưa
Lần tay vuốt mặt sầu chưa kín đời
Phúc ân chiu chắt lượng trời
Ba năm còn lại tiếng cười xót xa.
Cầm lòng không đậu, Sơn ca
Biết đâu hạnh phúc không là tai ương
Nửa mai thân thế dặm trường
Dỗ lòng thôi tạm về nương náu người.
II.
Gửi em bao thuốc còn thừa
Mai đêm lạnh đốt dành hơ ngón sầu
Yêu nhau, khổ cực dường nào
Ba năm, tiếng khóc buổi đầu còn nghe
Lời nào át giọng mưa khuya
Buồn tôi dội khắp trăm bề vẫn cam.
Gửi em đụn nến chưa tàn
Thắp khô lối bạn chong vàng ngõ tôi
Ba năm, giả tượng câm lời
Đêm hơ tóc rụng ngày phơi bóng tàn
Nhớ thầm, xe ruột chia gan
Tiếng xưa còn giọt hơi tàn hắt hiu
Ba năm, đời đủ tiêu điều
Trong tôi đòi đoạn chín chiều, Sơn ca.
Thư Quán Bản Thảo, Tập 11, Tháng 7.2003
Ở đây lạnh núi mưa rừng
Ta nghe đời lụn trên từng tấc da.
Nhìn đâu cũng thấy quê nhà
Sao trong ganh tấc vẫn xa nghìn trùng.
Ở đây ngày tháng như bưng
Giam ta chết ngộp trong từng ủ ê.
Chim thiêng có nhớ đường về
Vất vơ nẻo nọ ê chề lối kia.
Ở đây đồi rợp cây chia
Với đêm thú lạc tru khuya ớn người
Lửa khêu chưa ấm nụ cười
Chút tình cố quận tơi bời ruột gan.
Ở đây trong nỗi bàng hoàng
Ta qua lại giữa trăm ngàn dửng dưng
Thương đời thắt ruột khom lưng
Trăm năm phận số còn chung gánh sầu.
Ở đây ngày ngắn đêm thâu
Ta thu thân đợi bên cầu nhiễu nhương.
Thư Quán Bản Thảo, Tập 11, Tháng 7.2003
Cỏ của tôi
Mặt trời của tôi
Vừa lay tôi thức dậy
Cho tôi nhìn nắng mai.
Ôi mắt nhìn sớm mai
Nửa kiếp người chưa dứt
Cỏ ơi đốt thành lời
Hong khô vùng ngực buốt.
Rừng đã thôi không khóc
Mây phiêu tự đỉnh sầu
Nước xuôi triền chưa ngập
Ước mơ còn đỏ au.
Trăng cũng mù đỉnh cao
Bỏ quên lưng chừng núi
Giấc xưa bỗng ngọt ngào
Hương gió đồng cỏ nội.
Sầu cũng thôi không xới
Nắng nhuộm hồng sớm mai
Cỏ rướn mình lay gọi
Vầng đông mặt nhật cười.
Cỏ của tôi
Mặt trời của tôi
Vừa lay tôi thức dậy
Cho tôi nhìn sớm mai.
1969
(vanchuongviet.org)
Giữa khuya chợt tiếng gà khua giấc
Đồng không mông quạnh một mình ta
Giọt trăng muộn thấm lòng hiu hắt
Rùng mình nghe lạnh thấu xương da
Áo cơm vẫn cuối đời đằng đẳng
Vật vã loanh quanh chuyện cửa nhà
Sức cùng trí kiệt lòng khô đắng
Mộng ước tàn theo năm tháng qua
Nửa khuya, nửa giấc hồn khô khốc
Nước chảy nghe buồn như tiếng ma
Bờ mương lá cỏ sương mờ đục
Nhân ảnh màn đêm cũng nhập nhòa
Ba sinh hẹn đến tàn hương lửa
Nghiệp chướng theo từng mỗi sát na
Phù sinh mấy lớp tuồng dâu bể
Khóc cười chi cuộc thế can qua
Đêm, còn đêm mãi bao giờ sáng
Mỏi mắt năm canh chợt tuổi già
Chuyện cũ, nhân tình đong ráo cạn
Nỗi niềm chưa thấm đã phôi pha.
Thư Quán Bản Thảo, Tập 29, Tháng 10.2007
Từng hiện diện trên tạp chí VĂN (Sàigòn) với bút hiệu Tôn Nữ Hoài My những năm 1964, 65, 66 dưới các bài thơ tình thao thức suy tư nhưng ngôn ngữ rất óng ả bóng bẩy, Võ Tấn Khanh luôn cẩn trọng với chữ nghĩa, anh viết ít, thường mỗi bài thơ đều tàng ẩn một tâm sự. Sau 1975 anh chỉ viết được đôi ba bài rồi im tiếng cho đến nay, hơn 30 năm đằng đẵng. Sách vở bấy nhiêu tầng oan nghiệt / Tấc lòng thiên cổ cũng vô duyên! Bài thơ dưới đây Võ Tấn Khanh viết năm 1976 ở Phan Rang, quê nhà anh, không chỉ phản ảnh tâm trạng của anh mà còn của nhiều bạn bè đồng hội đồng thuyền khác vào những ngày dâu tháng bể thời đó. (Phạm Ngọc Lư sưu tầm)
Nằm đây bốn phía hôi mùi sách
Ta thức qua ngày thức hết đêm
Buồn cũ vai đời chưa giũ sạch
Bệnh trời theo tuổi cứ cao thêm
Mười năm lòng ngấm nhiều dâu bể
Chính khí cùn, gươm nhụt, sức hèn
Ta bấm gan cười xem vận lỡ
Đổi đời giá trị trắng thành đen
Mười năm ta tạm làm ly khách
Quê nhà đôi bận lỡ cơ duyên
Tay không vẫn chắp hồn muôn trượng
Mọt sách mà khinh chữ thánh hiền
Nằm đây cổ đắng đầu khô cứng
Dỗ lòng trăm bận vẫn chưa quên
Quanh ta chữ nghĩa lên mùi mốc
Thiên hạ ngoài đang cơn đảo điên
Đập vỡ ly không lầm chén rượu
Chập chờn vị thuốc tưởng hơi men
Cơm áo rơi theo đời thất bát
Thau vàng lẫn lộn bước bon chen
Bè bạn ai còn lai vãng mấy
Bên nhau lòng lạnh buốt như tiền
Cửa khép đêm đêm phòng bất trắc
Kín lời sợ đến cả anh em
Nằm đây gẫm lại từng hưng phế
Nghe xót lòng theo mỗi biến thiên
Tình nghĩa đã dâu cồn bể vực
Hề chi ta một kiếp rong hèn
Cuộc thế đã theo đời mạt pháp
Vật vờ nhân ảnh điệp trùng đêm
Trăm năm dẫu đến ngàn năm nữa
Danh phận bèo mây vẫn bấp bênh
Nằm đây bốn phía hôi mùi sách
Ta thức cho vơi cạn nỗi niềm
Chữ nghĩa bấy nhiêu tầng oan nghiệt
Tấc lòng thiên cổ cũng vô duyên!
1976
(vanchuongviet.org)
- Trang Thơ Võ Tấn Khanh Võ Tấn Khanh Thơ
- Những Khuôn Mặt Tình Võ Tấn Khanh Tạp bút
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |