|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Nguyễn Thụy Đan
Giữa thế giới non trẻ vô tư của thế hệ trẻ em được sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, đa số không còn nói được tiếng Việt thì bỗng xuất hiện đâu ra một cậu trẻ Nguyễn Thụy Đan với vốn liếng văn hóa Việt Nam thuộc tầng thông kim bác cổ như người xưa sống lại. Nguyễn Thụy Đan là hiện tượng kỳ lạ đến gần như chưa có tiền lệ trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.
Gặp Nguyễn Thụy Đan người ta sẽ hỏi ngay bậc làm bố mẹ nào mà có thể hun đúc nên một tài hoa như thế. Nghe tiếng đàn đại phong cầm của Nguyễn Thụy Đan đánh lên trong giáo đường tôn nghiêm thì người chỉ thốt lên: "Thiên Âm" của sự cao cả và thánh thiện. Những khúc thánh nhạc này chính là đỉnh cao của âm nhạc Tây phương.
Thế rồi, ở một cảnh giới khác, Nguyễn Thụy Đan có thể dùng cổ Hán ngữ viết nên những lời tâm sự theo các thể loại từ phú của tao nhân mặc khách Việt Nam các triều đại trước một cách bay bổng tha thiết, rung động chân tình. Những thể loại văn chương này phải theo một thể lệ câu cú nghiêm ngặt mà đời này rất ít người còn hành được.
Nếu một gia đình Việt Nam có tinh thần bảo tồn văn hóa, dạy được con cái nói được tiếng Việt đã là điều quý hóa. Đằng này, cậu trẻ đã vượt mặt thế hệ tiền bối trong làng văn học. Không những có đủ tình tự và vốn liếng văn hóa mà còn hành văn đủ các thể loại thi phú cổ Hán cổ Nôm vốn đã thất truyền ở Việt Nam hơn 100 năm trước. Hiện tượng Nguyễn Thụy Đan đang và sẽ tạo từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong các giới nghiên cứu văn chương và lịch sử Việt Nam ở hải ngoại.
Ngày nay, còn mấy ai đọc được nguyên bản truyện Kiều bằng chữ Nôm, còn mấy ai đọc được các thư tịch cổ bằng chữ Hán (trong khối đồng văn của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản thuộc về văn hóa thế giới) và quan trọng là các sáng tác bằng Hán văn của Việt Nam dưới các thời đại Lý Trần Lê Nguyễn... Vậy mà một cậu bé sinh ra ở Hoa Kỳ không những đọc được nguyên bản mà còn viết được các thể loại văn chương thi phú này theo phong cách câu cú của mỗi triều đại khác nhau ở mức độ sáng tác và sự chuyên nghiệp của một học giả nghiên cứu.
Đam mê dẫn dắt đến sứ mệnh. Nguyễn Thụy Đan đang ở vị trí chuyên môn và xứng đáng - hiện là sinh viên Ph.D. về khoa Hán Ngữ của đại học danh tiếng Columbia. Bộ môn "Cổ Hán Cổ Nôm" này được xem là sự thách thức luôn cả những học giả Việt Nam đương đại học hành bài bản nhất ở trong nước hiện nay.
Thông thường, nếu có ai đó có sự uyên bác về cổ Hán ở Đông Á thì không thông cổ ngữ lớn Hy La ở Tây Âu, nếu đã thông Anh, Pháp thì lại không thông Hán, Việt. Vì nghịch lý này mà số lượng học giả "bác đại tinh thâm" của hai thế giới Đông Tây này của Việt Nam hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay ở hải ngoại. Ngoài ra, trong giới chuyên Anh chuyên Hán này lại luôn có sự chênh lệch về nhận thức và tư tưởng nên những giải mã về văn hóa Việt Nam thường có sự bế tắc.
Hán ngữ Việt Nam và chữ Nôm đã chính thức bị phế ở Việt Nam nên những nghiên cứu về chủ đề này chính là sự đào bới khai quật không khác gì khoa học khảo cổ, cần có điều kiện nghiên cứu thật chuyên môn. Thế rồi, cơ hội này đã đến tay lên một ông trẻ người Mỹ gốc Việt. Chắc chắn Nguyễn Thụy Đan sẽ có những đánh giá về di sản văn hóa Việt Nam đúng đắn và khách quan trong tương lai. Kho tàng Hán Nôm của Việt Nam lại được khai quật một cách khoa học và bài bản hơn hứa hẹn muôn điều thú vị về văn hóa lịch sử ngôn ngữ Việt Nam biến thiên qua các thời kỳ.
Cách đây vài năm, khi có một tờ báo Việt ngữ đăng tin về một cậu trẻ tuổi tầm 20 có hứng thú về văn hóa Nho giáo ở Việt Nam, nhiều người chỉ trầm trồ về tính hiếu cổ kỳ lạ của con em để rồi đi vào lãng quên vì con đường học thuật dành cho trường phái này quá hẹp. Thế nhưng khi ai đó biết được nho sinh Nguyễn Thụy Đan từ khi còn sinh viên đam mê rồi đi vào chương trình tiến sĩ Columbia cũng chính là theo dõi một quãng đường đời đích thực của một học giả. Biết được Nguyễn Thụy Đan chính lại là một sự thưởng thức sâu rộng về văn hóa. Do được học hành bài bản ở Hoa Kỳ nên Nguyễn Thụy Đan lại là một kho tàng kiến thức về văn hóa La Mã Hy Lạp của Tây Phương. Chỉ cần một vài tóm lược đơn giản của nho sinh là người ta có thể hiểu rõ một số cấu trúc nền tảng của văn minh học thuật Tây Phương như đọc xong một cuốn sách.
Có ưu thế học hành bài bản, gió Âu mưa Á hội tụ vào một tính cách, một con người. Được nghe và đọc từ Nguyễn Thụy Đan thì mới mở tầm mắt về bốn chữ "học rộng tài cao" của một thế hệ trẻ Việt Nam sinh trưởng tại Hoa Kỳ. Cũng do thấm nhuần cổ học Á Đông từ bé hòa quyện với tư duy khúc chiết của triết học Âu Mỹ nên tự thân đã có tính cách riêng biệt. Tư chất nho nhã, quân tử chi phong, tư duy đàm luận tinh tường về chuyện thế nhân của hàng trăm năm trước chỉ làm người cảm sự tái sanh của một văn nhân để làm tiếp công việc xưa cũ.
Cổ học Việt Nam thông qua ngõ hẹp Hán ngữ, Anh ngữ là nhánh rẽ của văn minh Hy Lạp La Mã. Thông tuệ đối chiếu được hai dòng này này là sự khai mở cho rất nhiều trường phái nghiên cứu sau này.
Mọi người chờ đợi những công trình nghiên cứu trong tương lai của Nguyễn Thụy Đan.
- Thiên Đồng Trần Đông Đức Giới thiệu
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Thụy Đan, một khuôn mặt độc đáo của văn chương hải ngoại (Trần Doãn Nho)
• Thiên Đồng (Trần Đông Đức)
• Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ (Tô Thẩm Huy)
• Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ (Tô Thẩm Huy)
• "Lạc Lõng" Cậu Nho Sinh Người Mỹ Gốc Việt (Thiên An)
• Thời Đại Thần Tiên (Nguyễn Thụy Đan)
• Mạn đàm về Quốc học (Nguyễn Thụy Đan)
Thơ trên mạng:
- 4 bài thơ của Nguyễn Thụy Đan
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |