|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Nguyễn Thụy Đan
Năm ngoái, nhân đọc bản thảo Chướng Vân Tập do người bạn vong niên của tôi là Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan tiên sinh gửi tặng, tôi có viết một bài giới thiệu tác giả các bài từ ấy với độc giả Thư Quán Bản Thảo. Nay Thư quán chủ Trần Hoài Thư có ý muốn tôi viết thêm về thân thế tác giả, cùng mối giao tình giữa hai chúng tôi. Vậy xin tuân lệnh mà chấp bút.
Nguyễn Thuy Đan là tên thật. Việt Thạch là tên tự, lấy ý từ chữ Đan theo Hán Văn Giải Tự có nghĩa là viên đá màu đỏ ở đất Ba Việt (Ba Việt chi xích thạch dã.) Lại có tên hiệu là Hồng sơn ngoại sử vì tổ tịch của tiên sinh vốn ở vùng Nghệ An-Hà Tĩnh.
Tiên sinh chào đời ở thủ phủ Sacramento, tiểu bang California, năm Giáp Tuất, 1994. Niên tuế nay đã tam cửu chính phương niên, 27 tuổi. Theo dương lịch thì vừa tròn 26 tuổi Tây. Tuổi thơ ấu tiên sinh theo gia đình dọn về sống tại một vùng rừng núi hẻo lánh ở mạn bắc California. Năm 13 tuổi tiên sinh theo cha mẹ về thăm Việt Nam, đi khắp ba miền Bắc Trung Nam.
Đến Hà Nội mua được một quyển tự điển chữ Nôm và bắt đầu tự học, làm quen với cổ ngữ từ đấy. Năm 16 tuổi tiên sinh theo chân dòng Đức Bà Truyền Giáo về Việt Nam dạy tiếng Anh ở Củ Chi, đồng thời nhân dịp ấy học thêm chữ quốc ngữ. Tại đây, một tối nọ tiên sinh tình cờ được nghe một thiếu nữ họ Trần đọc thơ Bà Huyện Thanh Quan mà đâm ra sinh mê âm điệu cổ thi. Khi trở về Mỹ bắt đầu tìm hiểu về niêm luật thi ca, lại bị quyến rũ bởi ma lực của Đường thi và thi ca tiền chiến Việt Nam qua thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Phạm Hầu... Hai năm sau, lúc vừa 18 tuổi, Việt Thạch gặp chuyện đau buồn đến độ bị khủng hoảng tinh thần. Nhưng nỗi bất hạnh ấy lại là cơ duyên làm bừng lên một động lực mạnh mẽ nhất quyết thúc đẩy việc tu học Hán văn, trau dồi kiến thức cổ nhân. Từ đấy tiên sinh bắt đầu tìm đọc Hán thư, từ cổ phong Hán Ngụy đến Đường thi, Tống từ, lại quay sang đọc Khổng, Mạnh, Lão, Tứ thư, Đạo Đức Kinh đủ cả. Đọc đến đâu vỡ đến đấy. Đến là kỳ lạ. Trong một mùa hè đã đọc thạo cổ văn Hán ngữ.
Sau khi tốt nghiệp trung học, tiên sinh có chí hướng muốn xuất thế ẩn tu nhưng mộng không thành, nên vào trường Đại học Houston học dương cầm, sau chuyển qua đàn clavecin (tiền thân của piano) và đại phong cầm (pipe organ), là các loại đàn cổ, nay còn thường được dùng trong các thánh đường nhà thờ Công giáo. Đồng thời đọc thêm Trang tử, Minh Tâm Bửu Giám, lại đọc toàn tập từ khúc đời Đường, đời Ngũ Đại, toàn tập từ khúc đời Thanh v.v.. Sáng tác nhiều bài từ bằng chữ Hán, gộp chung lại là Chướng Vân Tập. Đọc nhiều sách triết học Tây phương nhất là phái Khắc Kỷ (Stoics), Marcus Aurlius, Epictetus.
Sau khi tốt nghiệp hai văn bằng cử nhân Âm nhạc và Văn chương Anh tại Đại học Houston năm 2016, Việt Thạch dọn về California, nghiên cứu thêm về Thần học Công giáo và Chính Thống giáo, chú trọng nhất vào các tư tưởng chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp. Ngoài ra cũng chuyên sâu vào tư tưởng Tống Nho, vượt ra ngoài Hạo, Di nhị Trình, Chu Hy, và đặc biệt nghiên cứu về một danh nho Việt Nam dưới thời Tự Đức là Nguyễn Đức Đạt.
Năm 2018, Việt Thạch được học bổng của Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm về Hà Nội khoảng 3 tháng nghiên cứu thêm tại Viện Hán Nôm. Năm 2019 trở về Mỹ, nhân dịp Đại học Columbia ở New York bắt đầu thành lập ngành Việt Nam học, Việt Thạch được nhận vào học chương trình tiến sĩ khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á, đặc biệt nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của tư tưởng Việt Nam thời trung đại và cận đại.
Tôi tình cờ được cơ duyên gặp Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan trong một buổi sinh hoạt âm nhạc, ca hát tại Houston qua sự giới thiệu của Võ Đức Quang, trưởng nam của dương cầm thủ Võ Đức Phương, và là cháu nội của nhạc sĩ Võ Đức Thu. Số là giữa Võ Đức Quang và tôi vốn có chút giao tình văn chương với nhau. Dạo mới quen nhau thì Quang còn là một thiếu niên đang theo học bậc trung học ở Houston, nhưng thiên tư đã vội phát triển, thường sính đọc thơ văn các thi sĩ thuộc trường phái lãng mạn Anh thế kỷ 19 như John Keats, Lord Byron, Percy Shelley v.v., và đã đôi lần cùng tôi trò chuyện, trao đổi văn chương với nhau.
Hôm ấy Quang nói với tôi: Con muốn giới thiệu với bác một người bạn mà con biết là bác sẽ rất thích, vì anh ta rất rành chữ Hán và rất thích Đường thi. Qua vài câu trao đổi tôi đã lấy làm lạ vì quả thật người bạn ấy tuy số năm ở cõi dương gian này còn rất là ít ỏi nhưng kiến thức về Hán văn lại rất sâu rộng. Từ đấy chúng tôi đã gác chuyện niên kỷ ra ngoài mà kết bạn với nhau. Có ai đó đã nói là nói với một người ít tuổi hơn mình rằng tôi già rồi đôi khi là một điều thất lễ. Trong đời, tôi đã đôi lần may mắn được trải nghiệm điều ấy. Hồn của Việt Thạch là hồn của thiên cổ, của Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà, của Vương Bột, Sầm Tham, Lý Hạ. Cái hồn ấy tôi lại gặp ở một người sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ thì quả là điều ngạc nhiên và thú vị.
Dạo mới quen nhau, Việt Thạch thường viết văn làm thơ bằng chữ Hán hơn là bằng Việt ngữ. Và lạ lùng là ngay cả những khi viết thơ văn bằng tiếng Việt tiên sinh cũng lại thường dùng những thể cổ điển như hát nói, song thất lục bát. Thơ văn của tiên sinh vì thế mang mang nỗi lòng của người xưa đem tấc lòng gửi vào thiên cổ. Nhưng dần dà gần đây, trong những lần ghé thăm Houston, thường nghỉ ngơi tại tư gia chúng tôi, qua các ấn phẩm trên giá sách, Việt Thạch có dịp làm quen nhiều hơn với văn chương miền Nam đương đại. Các tuyển tập như Thơ Tình Miền Nam, Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến v.v. mà Thư Quán Bản Thảo gom nhặt và in lại đã mở thêm nhiều cánh cửa vào kho tàng văn chương Việt Nam cho Việt Thạch.
Công đức của vợ chồng nhà văn Trần Hoài Thư trong bao năm qua lặn lội đến các thư viện Cornell, Yale v.v. tìm tòi, thu nhặt sách vở tưởng đã mai một chung với số phận tức tưởi của miền Nam, thật quý giá vô lường. Những tưởng việc ấy hòng chỉ giúp thế hệ cũ sống lại những rung động một thời xao xuyến, ngờ đâu lại còn dẫn lối những thế hệ tiếp nối tìm về tâm tình dân tộc. Trong số những văn thi sĩ đương đại mà tôi trao đổi với Việt Thạch thì tiên sinh đặc biệt yêu mến thơ Nguyễn Xuân Thiệp, Cao Đông Khánh, Tô Thùy Yên, Lê Văn Trung, Cái Trọng Ty… Điều ấy có lẽ đã phần nào tiếp tay vào các sáng tác gần đây của Việt Thạch. Thơ văn mấy năm gần đây đã thấy có nhiều hơn các bài viết bằng tiếng Việt, chất chứa các ý tưởng đương đại, các cảm xúc vươn ra ngoài vòng trù trướng của cổ thi. Chẳng hạn như trong bài lục bát Tự Thuật sau đây:
thu kia đổ mấy hạt mưa
làm sao đánh giá cho vừa đau thương
này tôi thi khách họ vương
chôn vùi nam hải trên đường tìm cha
soi từng trang giấy bạc nhòa
bên tai chưa dứt cuồng ca muôn đời
đâp gương tìm bóng con người
giật mình chỉ thấy một trời cô đơn
Bài thơ lục bát tuy có dùng chút ít điển tích về tác giả Đằng Vương Các là Vương Bột, đệ nhất anh tài thời Sơ Đường, chết lúc mới 27 tuổi sau khi đi thăm cha làm thứ sử ở Việt Nam trên đường trở về Trung Hoa bị đắm thuyền ở Nam Hải, xác trôi vào Nghệ An, được dân làng ở đấy đắp miếu xây mộ, nhưng câu thơ vẫn tự nó ánh lên nét đẹp, gần gũi với thơ hôm nay, thoát ra ngoài cái không khí cổ xưa của điển tích. Nhất là đến hai câu thơ cuối thì tứ thơ đã bay bổng trong trời thơ hiện đại. Đập gương đi tìm bóng người đã khuất thì ý ấy đã sáo. Nhưng đập vỡ gương hòng truy tìm ý nghĩa của thân phận con người mà rồi chỉ thấy một trời cô đơn thì ý tưởng ấy hiện sinh lắm lắm vậy. Làm tôi chợt nhớ mấy câu thơ của Võ Sơn Hổ:
Có lên được chín tầng trời
Cũng nghe thượng đế nghìn đời lặng thinh
Có nhìn thấu tới cửa mình
Cũng không thấy được cái hình nhân gian
Bài lục bát ấy của Việt Thạch là một trong số ít ỏi những trước tác không có âm hưởng cổ thi. Thường thì không thế, dù là Hán văn hay Quốc ngữ. Có khi chữ nghĩa của Việt Thạch đọc lên tưởng như là lời người xưa vọng về từ một cõi trời thiên cổ nào xa xưa lâu lắm. Như trong lời bạt sau đây Việt Thạch viết giữa mùa đại dịch Covid cho vở tuồng Phong Tình Lục Thúy Kiều Thực Sự do Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm:
Đầu xuân Canh Tý, cả và thiên hạ chìm đắm trong cơn nước lửa, tứ hải ngũ châu không nơi nào là không bị ôn thần dịch quỷ vây kín. Tôi bấy giờ đương ở thành phố Nữu Ước, dịch tình ngày một trọng, vâng mệnh gia từ, bèn trở gót quan san nghìn dặm, quy ẩn non nhà. Quạnh quẽ đồi thông, đìu hiu sân trúc; ngày dài tháng rộng, ngoài lũ chim núi nai rừng, tịnh chẳng thấy một bóng người. Chiều chiều ra đứng đầu non, tri âm thủa trước nào còn những ai… luống mượn Ly Tao ngâm khẽ từng dòng, bồi hồi quặn thắt tấc lòng xưa nay. Thanh Minh sang tiết… khóa kín cửa sài, gìn lòng đọc lại Đoạn Trường Tân Thanh, trong nhà bao nhiêu bản Nôm, Quốc ngữ xưa nay, nhất nhất bày ra, hết kinh lại phường, sớm chân tối ngụy, lúc thời ngâm nga, khi thời thuyên thích; tiêu ma tuế nguyệt, chẳng còn hay biết ngoài cửa song, nhân gian kia thuộc về đời nào.
Quả thế! Chẳng thể nào biết tác giả những lời ấy thuộc về đời nào trong cõi nhân gian. Nếu không biết đấy là lời của Việt Thạch thì ắt hẳn tưởng là lời của các cụ nhà ta thuở trước. Lại nữa, một trong những thú vui của các cụ nhà ta là dùng chữ Hán làm thơ theo niêm luật riêng của người Việt. Những thể thơ như lục bát, song thất lục bát, hát nói, là những thể thơ dùng yêu vận, hay vần ở giữa câu, vốn là một đặc tính duy nhất của thơ Việt, không thấy có ở thơ văn của các dân tộc nào khác trên thế giới. Nhờ có vần ở giữa câu mà bài thơ có thể có nhiều vần khác nhau, thay đổi mỗi 2 câu lại có vần khác, mà vẫn có thể nối kết vần với nhau từ câu đầu đến cuối, không đứt đoạn, dù bài thơ dù dài ngắn bao nhiêu câu chăng nữa. Cụ đồ Việt Thạch cũng có cái thú tao nhã ấy mà tôi không biết ngày nay mấy ai còn biết đến nữa. Như bài thơ viết trong thư dưới đây mà tiên sinh gửi cho tôi hôm tháng 6 năm ngoái:
Gửi anh Huy thân mến:
Thỉnh thoảng em viết lục bát, song thất lục bát bằng chữ Hán. Mấy nay có chút tâm sự, cảm khái viết mấy dòng thuật hoài, gửi anh đọc cho vui. Không lấy gì làm sâu xa, tiêu sầu khiển muộn là chính! - Đan
無題
揚州夢十年一覺;
夢迴時情惡懷傷。
當年共對離觴,
祇今萬里淒涼誰同。
記初見旅中奇遇,
忽而今忍數流年。
幾時月下尊前,
愁迷淚眼恨纏離心。
思舊故不禁想像,
把相思獨上西樓。
天涯望極悠悠,
歸來未捷倦軀欲殘。
君不見漫漫世路,
少知音更苦相思。
銷魂莫笑情癡,
剛腸如鐵此時成柔。
Bài thơ ấy phiên âm sang Hán Việt như sau:
Vô Đề
Dương châu mộng thập niên nhất giác,
Mộng hồi thì tình ác hoài thương.
Đương niên cộng đối ly thương,
Chỉ kim vạn lý thê lương thuỳ đồng.
Ký sơ kiến lữ trung kỳ ngộ,
Hốt nhi kim nhẫn sổ lưu niên.
Kỷ thì nguyệt hạ tôn tiền,
Sầu mê lệ nhãn hận triền ly tâm.
Tư cựu cố bất câm tưởng tượng,
Bả tương tư độc thướng tây lâu.
Thiên nha vọng cực du du,
Quy lai vị tiệp quyện khu dục tàn.
Quân bất kiến man man thế lộ,
Thiếu tri âm cánh khổ tương ti.
Tiêu hồn mạc tiếu tình si,
Cương trường như thiết thử thì thành nhu...
Đề nghị quý độc giả dù có am tường Hán Việt hay không cũng xướng những câu thơ ấy lên, để thấy cái âm điệu du dương mà quý phái của thể thơ song thất lục bát Việt Nam, viết bằng âm tiếng ngoại quốc. Cũng xin mở một dấu ngoặc ở đây để lưu ý là câu thơ 7 chữ của Việt Nam ngắt nhịp 3/2/2, khác hẳn 7 chữ của Trung Hoa là 2/2/3. Người Tầu nếu đọc bài thơ ấy ắt là họ sẽ thấy ngỡ ngàng, thơ gì mà âm điệu nghe hụt hẫng, như khi ta hát một bài tango theo nhịp điệu valse.
Bài thơ này, trong câu đầu, tác giả dùng một điển cố quen thuộc, lấy từ một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Đỗ Mục là bài Khiển Hoài (Chuyện lòng):
Lạc phách giang hồ tái tửu hành,
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh.
Thập niên nhất giác Dương Châu mộng,
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.
Ông Đỗ Mục thơ văn vang dội thi ca thời Vãn Đường, nổi tiếng đào hoa, mê nhan sắc. Ông ăn chơi, giang hồ khắp vùng Giang Nam, la cà trà đình tửu điếm suốt 10 năm ở đất Dương Châu, đến lúc chán chê mới trở về kinh đô làm quan. Nhìn lại 10 năm ấy như giấc mộng, ông tự cười, ngồi ôn lại chuyện đời đã bao giai nhân đi qua đời mình mà ngộ ra cái chân lý là tất cả mọi việc ăn chơi trên đời rồi cũng thế thôi, có nghĩa gì đâu.
Xin tạm dịch bài thơ của Đỗ Mục như sau:
Một thời ngang dọc khắp Giang Nam
Gái Sở lưng eo ướm nửa gang
Ngoảnh lại mười năm vèo giấc mộng
Lầu xanh vẳng tiếng “bạc tình lang”
Tiên sinh Việt Thạch có ý gì khi dùng cái điển tích ấy để mở đầu bài thơ bày tỏ nỗi ly biệt, niềm nhớ thương, xót xa, sầu khổ, đến héo úa tâm can? Điều ấy xin để độc giả tự suy gẫm lấy vậy. Gọi là để trêu đùa cùng tiên sinh, nay tôi xin tạm dịch bài thơ - mà tác giả đã thay 3 chữ hốt nhi kim ở câu thứ sáu thành trướng vô đoan (悵無端) - sang Quốc âm, song thất lục bát như sau:
Ai xưa cũng mười năm dõi mộng
Hồn ta nay lồng lộng xót thương
Hôm nao bịn rịn lên đường
Giờ sao cách trở, thê lương mịt mùng
Xưa đất khách sơ phùng tao ngộ
Năm tháng hằn thống khổ chia xa
Đâu ngày dưới nguyệt dâng trà
Sầu hoen mắt lệ, ruột sa mấy trùng
Nhớ chuyện cũ cầm lòng khôn nỡ
Gánh tương tư lên dựa lầu tây
Chân trời luống vọng cồn mây
Ngày về mù mịt, hao gầy xác thân
Bạn lòng ơi, đường trần bao nả
Vắng tri âm, úa cả tâm tư
Đừng cười, phách dạ trượng phu
Gan đồng ruột sắt cũng nhừ, người ơi
Dùng một ngôn ngữ ngoại quốc để làm thơ theo một thể thuần túy, riêng biệt của dân tộc chẳng thú vị lắm ư? Có lẽ ngoài các cụ nhà ta làm thơ chữ Hán theo thể thơ Việt thì chỉ có duy một trường hợp khác là ông Michael Counsell làm thơ lục bát bằng tiếng Anh. Ông người Ăng Lê này sang làm việc ở Việt Nam, ăn nước mắm mãi đâm ra lục bát thấm vào da thịt ông. Đặc biệt là Truyện Kiều. Ông đã dịch toàn bộ truyện Kiều sang tiếng Anh theo vần lục bát, đọc lên nghe cũng vui tai đáo để. Xin mời chư vị đọc thử vài câu:
But Kieu was yet more fair;
the elder’s merits took the prize.
Like autumn seas her eyes,
eyebrows like spring hills far away.
Xin thư thả đọc lại những chữ tiếng Anh ấy để có thể nghe ra âm hưởng lục bát Việt Nam. Bốn câu ấy xin đọc ngắt ra theo nhịp 2/4, hay 2/2/4, và thêm dấu giọng theo luật bằng trắc, như là: But Kiều / was yét / more fair; the el / dér’s mé / ríts took thè prize. Like àu / tumns séas / her eyès, eyèbrows / like spríng / hills fàr away. Xem thế để thấy chuyện giao kết giữa Hán ngữ và thơ Việt là một mối lương duyên đặc thù, hiếm có, khó lòng tìm thấy ở những trường hợp khác.
Một thú khác của các cụ ta, như Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Tú Xương, Tản Đà, những vị văn nhân hào hoa, phong nhã ấy thường thích viết những bài hát nói, một thể thơ đặc biệt khác của Việt Nam, cũng gồm cả yêu lẫn cước vận. Ngày nay ở hải ngoại chẳng mấy người còn cái thú ấy nữa. Riêng trừ cụ đồ Việt Thạch. Trong một dịp khác tôi xin trình bày thêm về một trong nhiều thể thơ ca trù khác nhau này. Ở đây xin mời độc giả đọc một bài hát nói tiêu biểu của Việt Thạch.
Vịnh hoài
Ngũ canh phong vũ sầu vô tế,
(Năm canh mưa gió sầu vô hạn)
Nhắp chén quỳnh thây kệ cái tuồng đời.
Nào phen vui, nào phen khóc, nào phen rủa, nào phen cười:
Dẫu hiền thánh cũng cạn nhời cùng thế sự.
Đoạn trường không khấp Tố Như tử;
(Khóc thương cụ Nguyễn Du thì luống đến đứt cả ruột)
Hàm hận thùy liên Việt Thạch ông.
(Mà nuốt hận có ai hiểu cho Việt Thạch này không?)
Phải xanh kia toan chọi đấng anh hùng,
Ép chi mãi kẻ đường cùng ôm mặt khóc.
Kỷ hồi ám tụng Ly Tao khúc,
(Đã bao phen lặng mình đọc khúc Ly Tao)
Chí nam nhi chừng đến lúc buông xuôi.
Tiếc gì nước chảy hoa trôi.
Cụ Nguyễn sông Đà núi Tản giá đọc được bài hát nói này của Việt Thạch ắt cụ sẽ rót chén rượu, cảm người đồng điệu mà đáp lại rằng:
Hồi đầu yếm tận nhân gian sự
(Nghoảnh đầu lại thấy chán mọi chuyện ở trần gian)
Vô dực nan tùng đế khuyết du
(Phải chi có cánh chắp bay đến cửa trời)
Kiếp tiền sinh không vụng đường tu
Thời chi để ngàn thu gương bạc mệnh
Thiên mạt giai nhân không hữu ảnh
(Người đẹp ở đỉnh trời luống bóng hình hư ảo)
Hầu môn khách tử dã vô gia
(Kẻ quyền quý lại không một mái nhà)
Tiếc thay cho điệu Cao Sơn, khúc Bạch Tuyết,
mày dương liễu, mắt thu ba
Nào đã biết chữ tài hoa là thế thế?
Hồng tụ thanh sam quân thi lệ
(Tay áo của tài tử giai nhân dùng để lau nước mắt)
Trót đa mang chưa dễ đã ngơ tình
Đố ai ngoảnh mặt làm thinh
Tựa đề bài viết này là Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ chẳng thể gọi là ngoa! Tấc lòng ấy quả là đặc biệt xuất chúng. Các trước tác của Việt Thạch đến nay có thể tạm liệt kê ra như sau:
1/ Dưỡng chuyết trai thi tồn, gồm khoảng 100 bài thơ chữ Hán sáng tác ở Houston hoặc Cali trong thời gian học đại học ở Houston, Texas. Đa số là các bài viết theo thể cách cổ thể thi (ngũ ngôn, thất ngôn, tạp ngôn), cận thể thi (ngũ luật, thất luật, thất tuyệt), từ (tiểu lệnh), và phú.
2/ Chướng vân tập, gồm khoảng 40 bài từ khúc viết theo phong cách Bắc Tống.
3/ Bắc hành tập, gồm khoảng 130 bài thơ cổ thể thi (tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, tạp ngôn), cận thể thi (ngũ luật, ngũ tuyệt, thất luật, thất tuyệt), và từ khúc, viết ở Hà Nội mùa thu năm Mậu Tuất 2018.
4/ Kỷ Hợi cảo và Canh Tý Cảo là 2 tập bản thảo các bài thi từ viết trong các năm Kỷ Hợi và Canh Tý, được sáng tác chủ yếu tại Cali và Nữu Ước, mỗi tập khoảng trên dưới 100 bài luật thi và từ khúc.
Ngoài ra còn có Cổ Vận Tân Phong là tuyển tập gồm 160 bài thi từ chữ Hán viết chung với 11 tác giả khác trong nước. Và một số các bài văn xuôi Hán văn như: Tượng sơn ký, Đôn mục đình ký, Thành bắc Tu đạo quán ký, v.v., đọc lên nghe như những bài du ký của Tô Thức, Vương An Thạch đời nhà Tống, và các bài khảo luận, nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt, Tùng Thiện vương, Đặng Trần Côn, chính sách giáo hóa thời Minh Mệnh, ảnh hưởng của di dân nhà Minh (người Minh Hương) trên xã hội và văn hóa Đàng Trong thời chúa Nguyễn thông qua Đại Nam Thực Lục tiền biên và Gia Định thành thông chí, tìm hiểu xu hướng "hướng Minh" của thể chế nhà Nguyễn.
Thế hệ trước chúng tôi, những người sống ở đầu thế kỷ 20, không thiếu gì những bậc tài giỏi, ưu việt như Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần ĐứcThảo, Hồ Hữu Tường v.v… Thế hệ chúng tôi, những người trưởng thành trong chiến tranh thì biết bao nhân tài đã chết oan uổng lúc còn ở độ tuổi thanh xuân, chẳng có cơ hội để hiển lộ. Nhưng ở những thế hệ kế tiếp tôi đã may mắn được gặp một số những bộ óc kiệt hiệt, những tâm hồn mẫn cảm, những tài năng khác thường, mà Việt Thạch tiên sinh này là một vậy. Con đường trước mặt của tiên sinh đầy những hứa hẹn. Tôi trông chờ ở những tài năng ấy những cống hiến văn học, một mặt vừa cắm rễ vào di sản của tiền nhân, mặt khác cùng vươn lên hòa hội vào giòng văn hóa của nhân loại mà thoát ra khỏi cái thế gọng kìm đang vây bủa dân tộc.
Những trước tác gần đây của tiên sinh há chẳng cho thấy chúng đang dần đi trên con đường ấy sao?
Tô Thẩm Huy,
Houston, Tiết Đại Tuyết Canh Tý, 2020.
- Nghĩ về thơ Tô Thẩm Huy Tạp luận
- Vài Ngẫm Nghĩ Đọc Bảng Lược Đồ Văn Học Của Linh Mục Thanh Lãng Tô Thẩm Huy Tạp luận
- Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ Tô Thẩm Huy Nhận định
- Lữ Kiều, Giòng Suối Dịu Dàng Hơn Tình Yêu, Dữ Dội Như Định Mệnh Tô Thẩm Huy Nhận định
- Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ Tô Thẩm Huy Nhận định
- Cao Đông Khánh Kẻ Say Đắm Hồn Nhiên Với Cuộc Đời Tô Thẩm Huy Nhận định
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Thụy Đan, một khuôn mặt độc đáo của văn chương hải ngoại (Trần Doãn Nho)
• Thiên Đồng (Trần Đông Đức)
• Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ (Tô Thẩm Huy)
• Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ (Tô Thẩm Huy)
• "Lạc Lõng" Cậu Nho Sinh Người Mỹ Gốc Việt (Thiên An)
• Thời Đại Thần Tiên (Nguyễn Thụy Đan)
• Mạn đàm về Quốc học (Nguyễn Thụy Đan)
Thơ trên mạng:
- 4 bài thơ của Nguyễn Thụy Đan
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |