1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà thơ Vi Khuê (Vĩnh Phúc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-4-2020 | VĂN HỌC

      Nhà thơ Vi Khuê

        VĨNH PHÚC
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Vi Khuê
          (20.5.1931 - 25.9.2018)

      Vi Khuê là bút hiệu của nhà văn nhà thơ nữ nhũ danh Trần Trinh Thuận, sinh quán tại Huế. Xuất thân là một nhà giáo và đã làm hiệu trưởng một trung học tư thục, Vi Khuê hồi còn trong nước là một cây viết tài tử, có lẽ vì công việc trong lãnh vực giáo dục chiếm mất nhiều thời gian. Chỉ khi ra hải ngoại bà mới dành trọn thời giờ cho công việc viết lách. Tính từ khoảng tháng 5 năm 1996 ngược lên tới thập niên 80, bà là một trong những cây bút chủ lực của nguyệt san Diễn Đàn Phụ Nữ do phu tướng bà là ông Chử Bá Anh đứng tên chủ bút và bỏ nhiều công sức gây dựng, cho tới khi ông đột ngột qua đời vì một cơn suyễn. Đồng thời bà cũng hợp tác với nhiều báo khác ở hải ngoại. Đã từ nhiều năm rồi, bà cùng gia đình định cư trong một vùng yên tĩnh thuộc tiểu bang Virginia, miền Đông Hoa Kỳ, sau khi rời Việt Nam hồi tháng Từ năm 1975.


      Trước hết, Vi Khuê cho biết về hoạt động văn chương của bà trước năm 1975 ở trong nước:


      - Thưa anh, trước năm 75, tôi đã cộng tác với một số tạp chí văn học nghệ thuật, nhưng mà ít thôi, và tôi cũng chưa chính thức xuất hiện như một người cầm bút, trừ ra tôi có dự thi giải văn học nghệ thuật năm 1971, và tập thơ của tôi đã vào chung kết. Còn thì không có tác phẩm nào xuất bản trong nước, vì hồi ở trong nước tôi bận lắm. Chỉ từ khi ra hải ngoại tôi mới hoạt động nhiều, mới viết nhiều thôi.


      - Thưa chị, từ hồi ra hải ngoại chị đã cho ra mắt mấy tác phẩm rồi?

      - Thưa, tính cho đến bây giờ (1992), về thơ tôi có được ba tác phẩm, kể cả tập thơ xuất bản trong nước, là tập “Giọt Lệ” xuất bản năm 1971. Còn ra hải ngoại thì có hai tập thơ tiếp theo là “Cát Vàng” năm 1985, và “Tặng Phẩm Tình Yêu” năm 1991. Còn về văn thì có tuyển tập truyện ngắn “Ngựa Hồng Trên Đồi Cỏ” năm 1986, và mới đây nhất, "Những Ngày Ở Virginia”, tuyển tập truyện ngắn do nhà Đại Nam phát hành. Ngoài ra, tôi cộng tác với hầu hết các tạp chí văn học nghệ thuật. Cái chuyện in ra thì anh cũng biết rằng không phải tất cả những gì mình viết ra đều được in hết. Bên này hoàn cảnh cũng hạn chế lắm.


      – Thưa chị, chị có thể cho biết, trong các tác phẩm văn vần chị đắc ý nhất bài thơ nào?

      - Thưa anh, tôi có ba thi phẩm như vừa mới thưa với anh. Hai tập trước rất nặng về ưu tư của một người trước những thăng trầm của đất nước. Cho nên có thể nói là buồn lắm. Như tập đầu tiên là “Giọt Lệ”, lấy từ một bài thơ mà tôi ưa thích lắm, mang tên là Giọt Lệ. Bài thơ đó ở trên đầu có trích hai câu thơ của Trần Tử Ngang:


      Nghĩ trời đất vô cùng

      Một mình tuôn giọt lệ


      Tập thơ khóc than cho thân phận của mình trước những biến đổi của đất nước, về chiến tranh, đau khổ v.v... và ngoài ra cũng là cái đau khổ chung của con người muôn thuở nữa. Còn tập thơ thứ hai mang tên là “Cát Vàng” có hơi cổ điển, cũng lấy từ ý một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:


      Bốn bề bát ngát xa trông

      Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia


      Tôi muốn gửi gấm cái tâm sự ngổn ngang của một con người trước những vấn đề của thời cuộc. Hai tập đó rất buồn. Tập thứ ba, tôi chuyển hướng nói về tình yêu, nên nó mang tên là “Tặng Phẩm Tình Yêu”.


      Anh hỏi tôi thích nhất bài nào trong ba tập thơ đó thì kể ra cũng khó nói. Nhưng về thơ buồn thì tôi thích nhất bài “Giọt Lệ” như vừa nói với anh, sau nữa là bài “Hoang Vu”. Còn trong tập thơ tình yêu này thì tôi thích nhất bài “Người Đi Lên Núi”.


      – Chị còn nhớ không?

      – Dạ nhớ chứ. Sở dĩ tôi nhớ là vì đây là bài tiêu biểu cho tập “Tặng Phẩm Tình Yêu” mà các bạn hữu đều cho là tập thơ tình “Rất rực rỡ em”, nghĩa là trong đó vai trò của người đàn bà rất được đề cao. Người đàn bà được yêu, và đây là một tập thơ tình không bị lụy, ca ngợi con người và sự sống chứ không buồn thảm như phần đông những bài thơ tình khác.

      Người đi lên núi ngậm điếu thuốc

      Đi một mình đi để kiếm tìm

      Dấu một bàn chân mà bữa trước

      Trong mơ đã thấy hiện nàng tiên

      Người đi lên núi ngó xuống biển

      Biển trào sôi sóng biển dâng lên

      Làm sao biển phủ lên đầu núi

      Để ngủ ngàn năm một giấc yên

      Người đi lên núi mang về núi

      Lòng khe róc rách mũi chon von

      Hòn non bộ biết không như núi

      Ngồi nhìn đôi mắt biếc như non

      Người đi lên núi lại lên núi

      Chẳng nhớ nhân gian buổi trở về

      Cửa động chẳng đâu tìm thấy dấu

      Bàn chân trong mộng quá yêu mê

      - Thưa chị tại sao chị cho ra mắt tập “Tặng Phẩm Tình Yêu”, hẳn là trong đó ca tụng tình yêu, nói nhiều về tình yêu - xin phép chị đặt câu hỏi như thế này: “Viết về tình yêu ở tuổi này có phải là trễ không”?

      - Tôi nghĩ là không trễ. Tôi nghĩ rằng bất cứ ở tuổi nào người ta vẫn có thể viết về tình yêu được hết, vì cái gì mình viết ra không hẳn là tâm trạng của mình hiện tại. Có thể mình sống với cái tâm trạng của mình một thời nào đó. Với lại anh biết, tất cả những gì người ta viết, cũng chỉ như làm luận (cười).


      - Thế nhưng mà rung cảm đối với tình yêu thì tôi nghĩ thường thường ở cái tuổi còn trẻ người ta mơ mộng nhiều, thích viết về tình yêu nhiều hơn. Vi Khuê ở tuổi 16-18, cái rung cảm có mạnh như ở Vi Khuê tuổi bây giờ không, xin phép chị cho tôi nói rõ là bây giờ Vi Khuê là bà ngoại, bà nội rồi?

      - Hẳn nhiên. Thưa anh tôi đã trình bày với anh là hai tập thơ trước của tôi quá buồn cho nên tôi nghĩ rằng phải làm một tập thơ tình yêu, một sự chuyển hướng đề tài mà thôi. Hẳn nhiên là mình cũng phải có xúc cảm. Cái xúc cảm đó có thể mình sống lại cái tâm trạng của mình. Đó là về phần tôi. Tôi nghĩ rằng không phải người ta chỉ ở tuổi trẻ mới có rung động về tình yêu còn đến khi lớn tuổi thì không. Cái đó chắc là sai đấy, nói chung cho tất cả mọi người không hẳn là thế đâu. Khi trẻ tuổi thì tình yêu không được chín muồi và thường người ta hay mặc cảm, nhất là đàn bà con gái hay ngượng ngùng khi nói về chuyện tình yêu. Còn như tuổi tôi bây giờ thì có thể nói một cách rất là tự nhiên, không mặc cảm gì cả.


      - Nói chung cả văn vần lẫn văn xuôi, nguồn cảm hứng sáng tác của chị ở hải ngoại này có thay đổi so với trước kia không?

      - Thưa anh lẽ tất nhiên người nào sau năm 75 sống một cuộc đời thứ hai ở hải ngoại này, thì cái nguồn cảm hứng của mọi người cầm bút đều khác với trước kia ở quê nhà. Tất cả mọi người đều như thế. Tất nhiên văn chương của người ở hải ngoại mang nặng vết hằn của thế sự hơn người trong nước. Nhất là phải có hai mầu sắc nổi bật trong văn chương của (tạm gọi là) người lưu vong, tức là có những khắc khoải suy tư về thời cuộc và bên cạnh đó là nói những điều phản ảnh lòng mong muốn được tự do. Vì ta ra đi đây luôn luôn tự nhắc nhở mình là đi để tìm tự do. Thành ra trong văn chương phải nói lên và bao giờ cũng đã phản ảnh hai điều đó. Tôi nhận thấy chung chung là đề tài thứ nhất là về quê hương, và đề tài thứ hai là về tình yêu. Vì hai đề tài đó nói lên một cái là bổn phận của người công dân đối với quê hương đất nước, và cái thứ hai là ý hướng vươn lên đến chỗ tự do.


      - Thế khi sáng tác chị có nhắm vào lứa tuổi nào, nam hay nữ, hay thành phần xã hội nào?

      - Trong những truyện tôi đã viết cũng có nhận được ý kiến của một vài thân hữu nói rằng nhân vật của tôi toàn là thuộc giới trí thức cho nên sau này tôi cũng có đổi một tí, nhưng còn phần đông nhân vật chính của tôi thuộc đủ mọi tầng lớp, và không bao giờ tả những người thuộc lứa tuổi như tôi, với tôi, mà thường là có khi vai chính là một cô gái rất trẻ, một thanh niên bằng lứa tuổi các con tôi chẳng hạn.


      - Thưa chị, có dư luận cho rằng một số cây viết trẻ, và cả một số cây viết đã nổi tiếng ở Việt Nam trước kia, nay đổi bút hiệu và viết loại văn mà có một số người bảo rằng khi đọc phải nhăn mặt, vì lối viết sống sượng. Chị nghĩ sao?

      – Cám ơn anh đã đề cập đến một vấn đề mà chính chúng tôi cũng đang băn khoăn suy nghĩ về. Gần đây tôi viết một truyện ngắn nhan đề là “Nỗi Kinh Sợ Của Bà Già”, trong đó tôi nói lên cái nỗi kinh sợ của một người đàn bà ngoài 60 tuổi thuộc thành phần cũng không hẳn là trí thức, nhưng có cái hiểu biết căn bản. Bà rất lấy làm sợ hãi trước loại văn chương của người Việt Nam sau này, không phải chỉ ở hải ngoại, mà cả trong nước nữa. Mỗi lần bà ấy đọc bà ấy sợ lắm. Sợ hãi trước cái dục tính mà người ta đang khai thác trong văn chương ở hải ngoại.


      - Đã đành ta không lạ gì về nền giáo dục thực tế của các nước phương Tây khi họ dạy cho trẻ em khi đến một tuổi nào đó cần biết về giáo dục sinh lý chẳng hạn. Nhưng nhiều người cho rằng nếu trong văn chương người Việt hải ngoại cứ tiếp tục cái loại văn (xin tạm gọi là) sống sượng đó, thì e rằng sẽ rất có hại cho con em chúng ta, vì khi đọc các em sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Bị ảnh hưởng vì cái lối nói, lối viết mà các em bắt chước.

      - Vâng tôi rất đồng ý. Và tôi rất mong rằng có dịp nào đó chúng ta ngồi lại với nhau để thảo luận về vấn đề đó. Tôi nghĩ đó là một vấn đề cần đặt ra cho chúng ta để suy nghĩ và dứt khoát, tại vì trong tất cả mọi vấn đề chúng ta đều có rất nhiều ý kiến, nhưng không dứt khoát tư tưởng về một vấn đề gì cả. Cái chuyện bây giờ có nên nói một cách sống sượng như thế không, cũng chưa có ai giải đáp cho thỏa đáng cả. Nếu mình đặt vấn đề rằng không nên viết như thế này thế nọ, thì có người nghĩ rằng mình muốn sắm vai đạo đức giả. Nhưng đây thật là một vấn đề cần phải suy nghĩ.


      - Thưa chị, được biết là ngoài các sáng tác văn vần và văn xuôi, chị cũng viết báo nữa. Xin chị cho một vài nhận xét về sinh hoạt báo chí của người Việt mình ở hải ngoại.

      - Thưa anh, sinh hoạt báo chí của người Việt ở hải ngoại, hiện nay có thể nói là có một bề ngoài rất sầm uất. Riêng ở nước Mỹ thì nhiều lắm. Nhưng báo văn học nghệ thuật hay là các loại báo bán được thì chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Chẳng hạn như gần đây tôi có thể nói, tại Hoa Kỳ này, báo bán với giá tiền hơi cao, có Văn Nghệ Tiền Phong, Phụ Nữ Diễn Đàn, bên Gia Nã Đại thì có tờ Làng Văn. Còn thì thường thường không có báo bán chính thức với giá cao như vậy. Cái số báo mà tôi kể gọi là nhiều đó, là báo biếu không đó. Những người làm các báo đó thu lại phí tổn bằng cách lấy quảng cáo. Cho nên cũng vất vả lắm. Tôi biết nhiều anh em chỉ vì say mê, muốn theo dõi tình hình của đất nước quê hương, cũng như muốn làm một cái gì vui vui ngoài chuyện kiếm sống qua ngày, nên các anh ấy nhẩy vào làm báo cho vui vậy thôi, chứ tôi biết là vất vả cực khổ lắm!


      – Và hình như có dư luận cho rằng, vì tình trạng số báo ra quá nhiều và thiếu chọn lọc, cho nên bài vở coi bộ cũng luộm thuộm lắm, chị có nhận thấy như vậy không?

      - Tôi cũng không nghĩ là luộm thuộm đâu. Nhưng tôi thấy những người sáng tác cũng ít thôi. Chỉ có một giới nào đó (sáng tác), rồi những tờ báo gọi là “biếu” đó phần nhiều cứ lấy những bài có sẵn đó, bất cứ ở chỗ nào, chỗ này một tí, chỗ kia một tí rồi in vào. Còn lại là phần quảng cáo của tờ báo đó. Cho nên tóm lại những bài thật sự được viết ra thì rất ít.


      - Những tờ báo đó đăng lại các bài đã đăng trên báo khác mà không xin phép tác giả?

      - Vâng, hình như thế. Và tôi nghĩ rằng các tác giả cũng chẳng quan tâm. Tại vì vẫn biết là viết là để nói lên, giãi bày tâm sự mình. Đó là điều ưu tiên thúc đẩy người ta cầm bút. Thế nhưng ngoài ra cũng còn có cái thích thú là “được” đăng bài. Cho nên, dầu có tiền nhuận bút hay là không thì cũng mong là bài của mình được đăng lên thôi. Cho nên ví dụ bài của mình mà được người ta lấy để mà in lại thì nhiều khi tôi nghĩ các tác giả cũng vui lòng, chứ không đặt vấn đề gì.


      *


      Khoảng tháng 3 năm 1996, ông Chử Bá Anh đột ngột qua đời vì một cơn bệnh suyễn. Sau đó, một số cây bút chủ lực của nguyệt san Diễn Đàn Phụ Nữ do ông làm chủ bút đã thôi không cộng tác với báo này nữa, khi tờ báo được chuyển cho người khác trông nom. Tính ra từ hồi cuối năm 1992 khi tác giả phỏng vấn một số nhà văn nhà thơ hải ngoại, trong đó có bà Vi Khuê, tới nay thấm thoắt đã 6 năm rồi. Khi liên lạc với chị qua đường giây điện thoại từ Luân-đôn, tôi muốn biết từ hồi anh Chử Bá Anh qua đời tới nay chị Vi Khuê có còn cầm bút thường xuyên nữa hay không.


      - Các báo trong vùng Hoa Thịnh Đốn vào dịp Tết nhờ tôi viết truyện ngắn về Tết. Các anh em vẫn thúc giục tôi viết đấy. Nhưng vì từ khi nhà tôi mất tôi cũng buồn nên chưa cầm bút lại. Nhưng mà viết lách là điều tôi thích nhất, cho nên thế nào rồi tôi cũng viết lại anh ạ.


      - Từ hồi tôi phỏng vấn chị lần trước cách đây 6 năm, tới nay chị đã cho ra mắt thêm được mấy tác phẩm nữa?

      - Tôi chỉ cho ra mắt có một cuốn băng thơ thôi. Tôi nghĩ đó cũng như một hình thức tái bản tác phẩm của mình. Vì khi mình ra một tập thơ, có mấy người đọc đâu, cho nên không được phổ biến rộng. Năm ngoái tôi đã làm một băng cassette. Bây giờ tôi định sẽ làm hai CD và hai băng cassette thơ nữa.


      - Thưa chị, những cassette và CD thơ đó chị mời những ai ngâm?

      - Tất cả những giọng ngâm hiện đang nổi tiếng ở Việt Nam. Tại sao tôi làm ở Việt Nam? Vì ở bên này chỉ có một vài người (có giọng ngâm hay) là may. Ngoài ra cũng thiếu những tiếng đàn, tiếng sáo v.v... Thành ra tôi liên lạc với các bạn cũ ở Tao Đàn Việt Nam. Ngoài ra còn những người mới trưởng thành sau này, còn trẻ nhưng giọng ngâm tôi thấy quá hay.


      - Thưa chị, chị về Việt Nam để thực hiện, hay vẫn ở bên Mỹ mà liên lạc với họ?

      - Lần đầu tôi về Việt Nam, vào lần giỗ đầu của nhà tôi. Trước đó đã hai lần tôi liên lạc về, nhờ các anh chị ấy làm cho tôi cuốn bằng thơ. Tới khi tôi về các anh chị ấy bảo làm lại cho nó hay hơn đi. Do đó tôi đã cho làm lại và phát hành từ năm 97 rồi. Lần tới đây mới đáng kể vì gồm có hai CD thơ.


      - Hẳn là hồi anh mới mất, chị không thấy hứng thú mà viết nữa. Nhưng nay thời gian làm cho chị nguôi ngoai dần, thì chị lại bắt đầu cầm bút trở lại chứ?

      - Vâng. Bây giờ tôi muốn viết lắm!


      – Trong sáu năm qua, chị thấy sinh hoạt văn học trong vùng biến chuyển ra sao?

      - Tôi thấy mọi người vẫn kiên trì (viết). Có người than “sao mà nhà văn nhà thơ lắm thế! Xuất hiện như nấm!” Nhưng tôi nghĩ là càng vui. Và nhiều người mong muốn được trở thành nhà văn nhà thơ (!), và nhà văn nhà thơ được quí mến lắm chứ.


      - Chị thấy trong 6 năm qua ở vùng Đông Hoa Kỳ có tác phẩm nào nổi bật?

      - Cũng không có tác phẩm nổi bật đâu. Nói chung thì cũng “chìm chìm” thôi.


      - Trung bình mỗi năm có bao nhiêu người ra mắt sách ở miền Đông?

      - Có thể một tháng ra mắt tới hai quyển (?). Có người ở trong vùng, cũng có người từ xa đến, như anh Hồ Trường An. Hồi trước thì Làng Văn bên Gia Nã Đại in sách của anh Hồ Trường An, nhưng sau này anh ấy lại qua phía Tổ Hợp Miền Đông của anh Nguyễn Ngọc Bích để ra mắt sách. Mới đây có anh Xuân Vũ. Còn thường thường mỗi tháng có một quyển hay hai.


      - Thế tình hình Văn Bút Miền Đông ra sao thưa chị?

      - Anh biết là tình hình Văn Bút của Việt Nam bấy lâu nay xáo trộn rồi chứ? Còn Văn Bút Miền Đông, sau tình trạng không ổn định, có anh Hà Bỉnh Trung đứng ra làm (chủ tịch) với tính cách tự nguyện tạm thời để giữ cho có sự nối tiếp.


      - Trong vòng 6 năm nay, chị có thấy có cây bút mới nào xuất hiện ở Miền Đông không?

      - Cũng không có ai anh ạ. Vậy vậy thôi.


      – Chị có dịp liên lạc với các nhà văn trong nước, hay đọc tác phẩm của họ không?

      - Tôi chỉ đọc tác phẩm của họ thôi.


      - Họ gửi ra cho chị?

      - Không. Tôi đọc trên Hợp Lưu. Ngoài ra có một tờ nữa cũng chuyên về văn học nghệ thuật, xuất bản ở New York, tên là “Người Việt New York” do anh Trần Thiện Đạt làm, đăng cả các tác phẩm từ trong nước lẫn các tác phẩm hải ngoại.


      - Xin chị cho biết ý kiến về chủ trương hợp lưu, giao lưu?

      - Tôi thấy nhóm Làng Văn bên Canada thì chống Công dứt khoát. Họ nói không chấp nhận hợp lưu hay giao lưu. Cũng có vài nhóm như vậy.


      - Riêng chị thì chị có chấp nhận giao lưu không?

      - (Cười) Tôi thì lúc nào cũng muốn cái chuyện ôn hòa (cười). Tôi nghĩ nếu mà không có gì trở ngại, mọi người tìm hiểu được nhau, gần gũi nhau thì cũng quí hơn chứ? Vẫn tốt hơn là có những đụng chạm, căng thẳng.


      - Trong tương lai gần đây, chắc chị không có ý định ra mắt tác phẩm nào cả?

      – Tôi định ra mắt “tác phẩm” băng thơ đó. Tôi thích chuyện đó quá! Thấy thơ bị chìm quá. Tôi thích thơ nhất trên đời, nên tôi cố gắng làm sao dấy lên một phong trào thơ. Phương tiện phổ biến thơ ít quá. Nói giản dị là người ngâm thơ ít quá, không có người ngâm. Riêng tôi, năm ngoái làm thử cái cassette thơ, không nhiều, nhưng thấy người ta mua hết trơn.


      - Xin lỗi chị, hỏi câu này có vẻ kém tế nhị: chị làm một băng cassette thơ ở Việt Nam như thế có tốn lắm không?

      - Các bạn ở trong nước họ làm rõ ràng. Họ nói đồng đô-la ở bên nhà giá trị cũng lớn. Họ làm công khai. Họ lấy 200 đồng để làm xong một cuốn băng. Chỉ thu một băng gốc ở Việt Nam rồi đem qua Mỹ sang lại. Có những người chỉ thuê làm băng như vậy để tặng bạn bè. Nhưng tôi là người đầu tiên làm băng thơ để bán.


      Vĩnh Phúc

      Đối Thoại (13 văn thi sĩ nói về mình và văn học)
      Nxb Văn Nghệ 2001

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhà thơ Vi Khuê Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Trần Long Hồ Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Hà Thượng Nhân Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nguyễn Xuân Hoàng Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nguyên Sa Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nguyễn Thị Thanh Bình Vĩnh Phúc Phỏng vấn

      - Nhã Ca - Trần Dạ Từ Vĩnh Phúc Phỏng vấn

    3. Bài viết về nhà thơ Vi Khuê (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vi Khuê

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhà thơ Vi Khuê (Vĩnh Phúc)

      Tưởng Niệm Nữ Sĩ Vi Khuê Trần Trinh Thuận (1931-2018) (Cỏ Thơm)

      Theo Chân Nữ Sĩ Vi Khuê (Hồ Trường An)

      Vĩnh biệt Vi Khuê (letran4820@hotmail.com)

      Tìm Thấy Gì Trong Những Bài Thơ 56 Chữ Của Vi Khuê Trần Trinh Thuận (Ninh Giang Thu Cúc)

      Ấn tượng từ thơ văn Vi Khuê (sn)

      Chử Bá Anh và Vi Khuê (dalatdauyeu.org)

      Tưởng Niệm Nữ Sĩ Vi Khuê (1931-2018) (Trịnh Bình An)

       

      Tác phẩm của Vi Khuê

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tuyển tập "Văn Nhiều Thể Loại" của Nữ sĩ Vi Khuê (1931-2018)

      Quốc Nam thành công trên nhiều phương diện

       

         Bài trên mạng:

      - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)