|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Võ Thạnh Văn
Đọc KINH VÔ THƯỜNG, hơn một vạn câu thơ, vừa ngậm ngùi, vừa réo rắt, vừa hoan lạc, trong một kiếp nhân sinh đa lụy của thân phận làm người. Thi nhân đã cảm nghiệm “Trăm năm trong cõi người ta” (ND) rất phù du và suy tư về một triết lý TRUNG DUNG thật vô cùng sâu sắc. Triết lý nhân sinh trung dung và hài hòa ấy chẳng những phù hợp cho thân phận riêng mình, mà còn phù hợp với số kiếp chung của mọi cảnh ngộ.
Khởi đi từ kiếp sống “cát bụi vô thường” để vượt lên cõi “thường hằng bất biến,” thi nhân đã rút ra được những dòng triết lý ứng dụng thực tiễn. Khởi từ cuộc đời “hư vô tương đối ở cõi trần để tìm về cõi “hư vô tuyệt đối” (Absolute Nothingness), tức “Diệu Hữu Chân Không," thi nhân dường như đã gần đạt đến cùng đích của kiếp phù sinh tạm bợ nầy.
Mọi vật mọi loài trong vũ trụ hữu hình hữu hạn nầy luôn luôn biến hóa, nay còn mai mất, sắc sắc không không, sinh sinh hoại hoại, sống chết tiếp nối nhau... theo luật tuần hoàn đào thải. Đấy là số phận chung của mọi loài “thụ tạo tương đối" ở thế giới vô thường. Đó là cái LÝ của đất trời.
Từ đó, từ một thế giới tương đối thực tiễn đầy phiền trược đó, thi nhân đã dẫn ta đi vào một thế giới tuyệt đối, tách không gian, vượt thời gian. Nơi đó, vô thủy, vô chung, hằng hữu, bất biến. Nơi đó là chốn vô dư thường hằng. Nơi đó, không có gì có thể so sánh được, không thể diễn đạt được, bất khả biện biệt, chỉ lấy tâm mà chứng, chỉ lấy lòng mà đo.
Chính đó là cõi hư vô tuyệt đối. Nhưng lại chính là SỰ HỮU ĐỘC NHẤT, chân thật, hằng hữu, tuyệt diệu, bí ẩn, cao vời... vượt trên mọi hiện tượng tương đối biến hóa hữu hạn hữu kỳ. Đây là một chân lý, tuy mới thoạt nghe qua, có vẻ như mâu thuẫn, nghịch lý: Con người vốn khắc khoải trong hư vô tương đối, nhưng lại hạnh phúc hoàn toàn trong hư vô tuyệt đối.
Muốn đạt được hạnh phúc trong “CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU” tức cái “HƯ VÔ TUYỆT ĐỐI” ấy, thi nhân cần phải vượt qua cái tiểu ngã, chối bỏ những “tiểu ngộ tương đối" hạn hẹp ích kỷ để tìm kiếm và tiến đến cái “ĐẠI NGÃ TUYỆT ĐỐI” rộng lớn bao la. Nghĩa là cần phải “chết” cho cái tôi hạ đẳng tội lỗi hầu tìm về nguồn THÁNH ÂN YÊU THƯƠNG vô hạn.
Bởi đó, cuộc HÀNH TRÌNH TÂM LINH của thi nhân đã không rơi vào chốn hư vô tuyệt vọng rỗng không của thế giới tương đối, nhưng đã tìm lại được “NGUỒN HY VỌNG” vô biên để tâm trí an lạc, thư thái, bình thản trước mất còn, trước sống chết, mà hoàn toàn phó thác trong TÌNH YÊU của THƯỢNG ĐẾ, như lời sách Khôn Ngoan đã dạy:
VANITAS VANITATUM
OMNIA VANITAS
PROETER AMARE ET SERVIRE DEUM
Vanity of Vanities
Everything is Vanity
Except to Love and to Serve Almighty God.
Phù vân của mọi phù vân
Mọi sự đều là phù vân
Trừ phi yêu mến và phụng sự Thượng Đế.
Do đó, thái độ triết lý thực tiễn của thi nhân đối với cuộc đời tương đối này là: “LẠC THIÊN, AN MỆNH." Tức là vui với Trời và bằng lòng với SỐ MỆNH. Đó là tinh hoa của triết lý Đông Phương. Đó là cốt tủy của triết lý AN VI. Đó là TRUNG DUNG. Không oán trời, không ghét đời, nhưng ung dung tự tại, chấp nhận AN BÀI của THƯỢNG ĐẾ, Đấng Hóa Công kỳ vĩ.
Cùng một tâm trạng như thi sĩ Hàn Mặc Tử, đã trải qua cuộc đời đau khổ cùng cực do bệnh hoạn nan y, nhưng thi nhân đã tìm được nguồn thần hứng và nguồn AN ỦI VÔ BIÊN nơi Thượng Đế, nơi THẬP GIÁ vinh quang của Đấng Cứu Rỗi, và đặc biệt, nơi bàn tay từ ái của Đức Vương Nữ MARIA diễm tuyệt.
Với nguồn cảm hứng mãnh liệt và với một bút pháp tài tình, thi sĩ Võ Thạnh Văn đã khéo sử dụng chữ nghĩa, hình ảnh và các hình dung từ, vừa đầy màu sắc và âm thanh, vừa tinh vi uyển chuyển để diễn tả các trạng thái tình cảm tế nhị của tâm hồn, như: lạc lõng, trôi giạt, bềnh bồng, quạnh hiu, chập chờn, khắc khoải, trăn trở, thao thức, hoài nghi, tin yêu, ngậm ngùi, đau thương, hạnh phúc, an nhiên, hoan lạc, chất ngất.
Tự tìm đến, tự gần gũi và tự hòa tan vào thiên nhiên ĐẠI NGÃ, thi nhân đã khéo dùng các hiện tượng thiên nhiên muôn đời như trắng, sao, mây, nước, thác, suối, sương, khói, tuyết, băng, mưa, nắng, bèo, bọt, sông, hồ, biển, sóng, gió, bụi, tro, bùn, cát, bướm, ong, hương, hoa, phấn, nhụy... như là những BIỂU TƯỢNG để diễn tả các ý niệm mong manh, tạm bợ, huyễn hóa, có không, còn mất, sinh hoạt, hư ảo, phù vân, chia ly, tan hợp... của thế giới VÔ THƯỜNG hữu hạn.
Đã chuẩn bị một thái độ LẠC THIÊN, đã trang bị một tâm tình AN VI, đã chọn lựa một cung cách chân thành và khiêm hạ, nên thi nhân lạc quan và ĐIỀM NHIÊN thiền hành trên con đường TRUNG DUNG để tìm về với ĐẠO. Có thể nói, một vạn câu thơ với gần mười vạn chữ, trong KINH VÔ THƯỜNG, thi nhân chỉ với mục đích duy nhất là dùng để ca tụng TÌNH YÊU của HÓA CÔNG và CHÂN, THIỆN, MỸ tuyệt vời từ bàn tay sáng tạo của Người mà có. Bởi đó, lại có thể nói, KINH VÔ THƯỜNG là khúc DIỄM TÌNH CA của con người thế tục...
Sau cùng, xin mượn lời Thánh Âu Cơ Tinh để tạm kết đôi dòng giới thiệu thi phẩm mười nghìn câu thơ Cát Bụi, trong bộ KINH VÔ THƯỜNG nầy: “Thượng Đế đã tạo dựng nên ta cho Người, vì thế, lòng ta luôn xao xuyến mãi cho đến khi tìm gặp được Nguời.” “Because God made us for Himself, our hearts are restless until they rest in Him." (Confession of Saint Augustine).
Linh Mục Đường Thi CAO PHƯƠNG KỶ
St. Louis, Missouri, USA
Sept. 2009.
- Kinh VÔ THƯỜNG của nhà thơ Võ Thạnh Văn Cao Phương Kỷ Nhận định
• Kinh VÔ THƯỜNG của nhà thơ Võ Thạnh Văn (Cao Phương Kỷ)
Dòng thơ thi sĩ Võ Thạnh Văn (vantholacviet.com)
Trường Thi Lục Bát “Kinh Vô Thường” của Võ Thạnh Văn (Vương Trùng Dương)
Võ Thạnh Văn qua Kinh Vô Thường (Chu Vương Miện)
Tiểu sử (nuiansongtra.com)
• Bài TỰA cho tập thơ Cao Mỵ Nhân (Võ Thạnh Văn)
Bài viết trên mạng:
- vietnamvanhien.org - nghiathuc.com
- sangtao.org - hoiquantramhuong.org
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |