1. Head_

    Mai Trung Tĩnh

    (..1937 - 20.12.2002)

    Việt Dzũng

    (8.9.1958 - 20.12.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ký ức về cuộc chiến Việt Nam của một phóng viên Đức (Việt Hà, phóng viên RFA) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      21-3-2024 | VĂN HỌC

      Ký ức về cuộc chiến Việt Nam của một phóng viên Đức

        VIỆT HÀ, phóng viên RFA
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà báo UWE Siemon - Netto

      Hơn 40 năm về trước, phóng viên người Đức Uwe Siemon-Netto thuộc báo Springer Foreign News Service được cử đến Việt Nam để viết về cuộc chiến Việt Nam giai đoạn từ 1965 đến 1969, tức vào giai đoạn nóng bỏng nhất.


      Ông đã viết nhiều bài báo về các cuộc hành quân của quân đội miền Nam Việt Nam, về con người, đất nước Việt Nam mà ông đã gặp, về đàm phán hòa bình Paris. 40 năm sau cuộc chiến, những ký ức về chiến tranh Việt Nam vẫn còn lại trong ông, và điều này đã được ông viết trong cuốn sách gần đây nhất có tựa ‘Đức: Thâm tình của một phóng viên với một dân tộc đau thương sẽ được ấn hành lần thứ ba nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến vào năm nay. Việt Hà phỏng vấn phóng viên Uwe Siemon-Netto, hiện đang sinh sống tại California, Hoa Kỳ.

      Việt Hà: Thưa ông, khi ông được cử đi đưa tin về cuộc chiến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1965, suy nghĩ của ông lúc đó là gì, ấn tượng lần đầu của ông khi đến Việt Nam lúc đó là gì?


      Uwe Siemon-Netto: Tôi được cử đi Việt Nam lần đầu tiên vào tháng một năm 1965. Ấn tượng đầu tiên của tôi đối với Việt Nam là sự quyến rũ của đất nước này. Lúc đó chiến tranh đang diễn ra và có những vụ khủng bố nhưng Sài Gòn vẫn là hòn ngọc viễn đông hay Paris của châu Á. Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi. Ngoài ra tôi rất ấn tượng với con người Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra là ấn tượng về những chiến thắng của những người lính Việt Nam trên chiến trường chống cộng sản và điều này đã được tôi mô tả trong một phần của cuốn sách của tôi, đó là chương 3 về đại úy Ngữ gần biên giới với Campuchia. Ấn tượng thứ hai là về thực chất của cuộc xung đột. Theo tôi nó đã không được mô tả một cách đầy đủ trong nhiều bài báo của Mỹ, chủ yếu là sự khủng bố, giết chóc mà việt cộng thực hiện.


      Việt Hà: Ông đã viết về những cuộc hành quân, những trận chiến, trận chiến nào đã để lại ấn tượng nhiều nhất cho ông?


      Uwe Siemon-Netto: Ấn tượng đầu tiên rất mạnh của tôi về một trận chiến mà tôi đưa tin là khi tôi theo một trung đoàn VN vào một làng ở trong rừng đã bị Việt cộng chiếm vào đêm trước. Ở đây chúng tôi đã thấy những gì mà họ (Việt cộng) đã làm với gia đình người trưởng làng.


      Người trưởng làng cùng vợ và 11 người con của ông bị treo trên cây, bị giết hại một cách kinh khủng, bộ phận sinh dục của ông bị cắt, lưỡi bị cắt và bị nhét vào mồm. Ngực của vợ ông ta bị cắt. Tất cả bị treo trên cây vào buổi đêm. Đây là cách mà họ cảnh cáo người dân trong làng không nên hợp tác với chính phủ Sài Gòn. Tôi biết chi tiết vì tôi đã vào đó. Tôi không nói tiếng Việt nhưng tôi nói tiếng Pháp tốt, một người ở làng đã mô tả cảnh này cho tôi. Đây là một trong những cảnh tượng kinh khủng nhất.


      Trận chiến thứ hai là cuộc tấn công 1965, đến nay là 50 năm. Đó cũng là lần đầu tiên quân Mỹ và quân chính quy miền Bắc đối mặt với nhau. Tôi nhớ sự khủng khiếp khi biết được những người lính miền Bắc còn rất trẻ, mới 15 tuổi đã bị gửi ra chiến trường trong trận tấn công bằng người. Đây là cách mà Nga đã làm trong chiến tranh thế giới thứ 2, đó là điều mà Phát xít Đức đã làm vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Điều này cũng cho thấy thực chất về chính quyền cộng sản.


      Rồi tôi cũng đưa tin về tổng tấn công tết Mậu Thân năm 1968 ở Sài Gòn và ở Huế. Tôi đã đứng ở hố chôn tập thể nơi hàng trăm nếu không muốn nói là hàng nghìn thi thể thường dân bị dồn vào đây. Phần đông nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Một số người thậm chí bị chôn sống vì chúng tôi tìm thấy ngôi mộ qua những ngón tay có móng tay được chăm sóc kỹ lưỡng cố đào bới ra khỏi mộ và họ chết ở đó. Họ bị giết chết hoặc chôn sống. Đó là cảnh tượng khủng khiếp và nó vẫn để lại ấn tượng trong tôi trong suốt cuộc đời. Thậm chí giờ đây khi tôi đã già tôi vẫn còn như ngửi được mùi của xác chết.


      Việt Hà: Ông đã chứng kiến cảnh người chết hàng loạt trong các vụ thảm sát đó nhưng trong thời gian theo dõi chiến trường Việt Nam, ông có gặp bất cứ những vụ thảm sát nào do quân Mỹ thực hiện hay không, ví dụ như vụ thảm sát Mỹ Lai mà báo chí Mỹ đã đưa tin chẳng hạn?


      Uwe Siemon-Netto: Trước hết chúng ta phải vẽ ra đường phân định rõ ràng. Những vụ thảm sát do lực lượng Mỹ và miền Nam thực hiện là những hành động của một số người chứ không phải là một chính sách, không phù hợp với luật pháp của miền Nam và của Mỹ và nó cũng không phải là phương pháp chiến lược của họ. Mỹ Lai là một vụ thảm sát lớn nơi có những hành động sai từ một đơn vị quân đội chứ không phải là một chính sách. Vụ tổng tấn công tết Mậu Thân và những vụ khủng bố khác mà tôi đã nói trước đó, mặt khác, là một chiến lược của tướng Võ Nguyên Giáp, là một phần của chiến tranh nhân dân của ông Võ Nguyên Giáp…. Tôi không bác bỏ người Mỹ đã mắc những sai lầm khủng khiếp, những sai lầm mang tính tội phạm nhưng đó không phải là chính sách của họ mà chỉ là những hành động sai của một vài người hay nhóm người.


      Việt Hà: Ông rời Việt Nam trước khi cuộc chiến kết thúc, ông có suy nghĩ gì vào lúc đó?


      Uwe Siemon-Netto: Khi tôi rời Việt Nam tôi rất là buồn vì tôi thấy là báo chí Mỹ đã quá nghiêng về cánh tả và đã miêu tả cuộc chiến sai. Rồi tôi quay lại Việt Nam vào năm 1972, những gì diễn ra sau đó là kết quả của đàm phán hòa bình tại Paris giữa Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam, Mỹ và mặt trận giải phóng Nam việt Nam. Tôi cũng đưa tin về đàm phán này. Sau đàm phán thì quân Mỹ rút khỏi Việt Nam và tôi vẫn rất ấn tượng với chất lượng quân đội Nam Việt Nam, họ là những binh sĩ rất kiên quyết, có kỷ luật và chiến đấu hết mình. Tôi đã nghĩ họ có cơ hội để chiến thắng trong cuộc chiến này. Thực sự họ đã có cơ hội trong năm 1968 về quân sự.


      Họ thua vào năm 1968 về mặt chính trị chủ yếu vì truyền thông Hoa Kỳ đã cho người Mỹ thấy một ấn tượng sai rằng cuộc tổng tấn công tết Mậu thân là chiến thắng của miền Bắc. tôi đã nhìn thấy điều ngược lại. Tôi quay lại Huế vào năm 1972 và lúc này đang có một cuộc tấn công lớn từ miền Bắc với xe tăng tiến vào Huế. Và cuộc tấn công của miền Bắc cũng bị đẩy lùi bởi quân đội miền Nam, đặc biệt với thủy quân lục chiến với sự yểm trợ của không quân Mỹ. Cho nên vẫn có hy vọng vào chiến thắng lúc đó cho đến khi quốc hội Mỹ bỏ phiếu không cung cấp thêm hỗ trợ về quân sự cho miền Nam Việt Nam. Đó là kết thúc của câu chuyện.


      Việt Hà: Khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, ông ở đâu và lúc đó ông có cảm tưởng thế nào?


      Uwe Siemon-Netto: Tôi ở Paris vào lúc đó và tôi đã khóc khi tôi chứng kiến cảnh đó trên truyền hình…. Có một điểm rất gây ấn tượng cho tôi là cho đến lúc cuối của cuộc chiến, người dân vẫn chạy về hướng chính quyền Sài Gòn. Ấn tượng của tôi trong suốt cuộc chiến này là những người tị nạn chỉ chạy về hướng người Mỹ và chính quyền Sài Gòn chứ không phải ra phía Bắc hay Việt Cộng, chỉ trừ một ngoại lệ lúc ban đầu vào năm 1954 khi có một nhóm nhỏ hơn những người miền Nam theo Việt Cộng hướng ra phía Bắc. Nhưng cuối cùng thì nhìn chung người tị nạn hướng về phía Nam trong toàn bộ cuộc chiến.


      Việt Hà: Ông đã có dịp nào quay lại Việt Nam sau chiến tranh hay không? và ông có nghe những tin tức gì về Việt Nam ngày nay như đổi mới kinh tế hay không?


      Uwe Siemon-Netto: Tôi có quan hệ gần gũi với cộng đồng người Việt miền Nam ở Westminster và Garden Grove. Nhiều bạn của tôi có họ hàng là những người tị nạn, những người bỏ Việt Nam bằng thuyền đã chết trên đường tị nạn. Tôi cũng biết nhiều người miền Nam bị thương ở đầu do bị tra tấn ở các trại tù cộng sản. Những điều này gây cho tôi ấn tượng mạnh. Tôi chưa có cơ hội quay lại Nam Việt Nam sau chiến tranh. Tôi biết là tình hình đã có những cải thiện.


      Ngay cả dưới thời cộng sản thì các bạn cũng có chủ nghĩa tư bản theo một dạng thức nào đó nhưng vẫn không phải là một xã hội tự do. Trước hết là chính quyền cộng sản bây giờ vẫn chưa thừa nhận những điều khủng khiếp mà những người đi trước họ, đã thực hiện. Tôi vẫn không hiểu nổi tại sao họ không bước lên và nói bây giờ là thế hệ mới, thời kỳ mới, chúng tôi xin lỗi vì những vụ giết chóc ở Huế và các nơi khác.


      Đó sẽ là điều an ủi cho những người đã phải chịu đựng quá nhiều, những người đang sống cùng chúng tôi ở Mỹ, ở Đức hay Pháp. Ấn tượng khác nữa là trong khi kinh tế Việt Nam dường như đang phát triển, Việt Nam thành nơi hấp dẫn cho du lịch, nhất là với khách du lịch Mỹ, sẽ rất tốt nếu họ cởi mở hơn trong vấn đề tôn giáo, và cho phép sự đối lập. Điều này sẽ nhanh chóng biến Việt Nam thành một thành viên của những quốc gia tự do.


      Việt Hà: Ông có muốn quay lại Việt Nam hay không và trong điều kiện nào?


      Uwe Siemon-Netto: Tất nhiên tôi muốn quay lại nếu có thể, nhưng tôi không chắc tôi sẽ được chào đón lắm sau khi cuốn sách của tôi được xuất bản. Nếu có cơ hội cho tôi quay lại Việt Nam, ví dụ như có ai bảo tôi quay lại để viết về những ấn tượng của tôi về Việt nam thì tôi sẽ sẵn sàng quay lại.


      Việt Hà: Cuộc chiến đã kết thúc được 40 năm và cuộc chiến cũng đã để lại cho ông nhiều ấn tượng khó phai. Bây giờ nghĩ lại ông có hối tiếc gì không, ông có nghĩ đáng nhẽ ông nên làm gì hay không nên làm gì hay không?


      Uwe Siemon-Netto: Tôi ước tôi đã có thể làm nhiều hơn, tôi đã có thể nhấn mạnh hơn về sự khủng khiếp của bản chất khủng bố của cộng sản. Tôi đã làm điều này nhưng có lẽ tôi nên làm nhiều hơn thế. Tôi đã có thể đi khắp thế giới và nói mặc dù vậy, đây không phải là cuộc chiến của tôi, không phải là cuộc chiến với nước Đức dù có khá nhiều người Đức đã bỏ mạng trong cuộc chiến. Tôi đã nên làm điều này.


      Đặc biệt về cuối cuộc chiến, tôi nên phản đối sự mô tả về cuộc chiến trong báo chí Mỹ khi họ nói rằng cuộc chiến thất bại là kết quả của sự tham nhũng của chính quyền miền Nam. Thực sự không phải vậy. Đây là cuộc chiến của cuộc chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, giữa Liên Xô và Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Tôi đã viết về điều này nhưng có lẽ tôi chưa viết đủ. Nhiều người Mỹ lúc đó nghĩ rằng cuộc chiến này là cuộc chiến giải phóng Việt Nam mà thực chất không phải vậy. …


      Nói vậy không có nghĩa là tôi muốn một cuộc chiến mới, tôi yêu người Việt Nam và tôi sẵn sàng gặp những người từ phía Bắc. Điều mà tôi không muốn đó là một chế độ độc tài.


      Việt Hà: Ông nói ông cũng muốn gặp những người từ phía Bắc, ông đã gặp và nói chuyện với người từ phía Bắc bao giờ chưa và họ nói gì với ông về cuộc chiến?


      Uwe Siemon-Netto: Tôi đã gặp một giới chức Cộng sản miền Bắc trong đàm phán hòa bình Paris và đó không phải là một cuộc gặp thực sự tốt. Bây giờ tôi cũng đã gặp những người miền Bắc ở Mỹ và cả châu Âu nữa. Trong số họ có những người di cư sau cuộc chiến. Phần nhiều trong số họ không biết về những vụ thảm sát mà tôi đã đề cập tới và thực chất của cuộc chiến hay những điều mà người Mỹ đã làm đúng hay sai. Và tôi đã có những cuộc gặp thú vị với những người miền Bắc trong các năm qua. Chỉ duy nhất một lần tôi có cuộc gặp không hay là với một giới chức chính quyền miền Bắc trong hòa đàm Paris mà thôi.


      Việt Hà: Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc từ rất lâu, theo ông nước Mỹ có học được bài học nào từ cuộc chiến này hay không?


      Uwe Siemon-Netto: Rõ ràng là chúng ta đã không học được gì, tôi nói chúng ta có nghĩa là thế giới hay là Mỹ. Rõ ràng là họ đã không học được bài học nào cả. Tướng Võ Nguyên Giáp đã nói với các chính ủy quân đội là, kẻ thù, có nghĩa là phương Tây hay thế giới dân chủ, đã không được trang bị về tâm lý và về mặt chính trị để đạt được thắng lợi trong một cuộc chiến lâu dài. Sự yếu kém của nền dân chủ mà chúng ta đang sống trong đó là con người nhanh chán nản và không quan tâm đã có bao nhiêu người đã bỏ mạng trong quá trình này.


      Họ chỉ muốn chấm dứt thật nhanh. Điều mà Võ Nguyên Giáp nói đã được nhắc lại bởi Bin Laden. Thế giới đã không học được gì từ chiến lược của ông Giáp. Rất không may là các nền dân chủ trên thế giới đã không học được bài học gì. Họ không nên cho kẻ thù một ngày nghỉ, chúng ta không thể đợi để kẻ thù biến mất và chúng ta tới tiếp quản.


      Đó là điều mà Mỹ đã làm vào những năm 70 và bây giờ họ đang làm ở Iraq và ở Afghanistan vì quan điểm của công chúng, bởi công chúng muốn chấm dứt và muốn bắt đầu một việc khác, trong khi đã có nhiều người chết. Điều này làm tôi thấy khó chịu vì nó nói cho kẻ thù của các nền dân chủ biết rằng chừng nào họ còn kiên nhẫn thì họ sẽ có chiến thắng. Đó là thảm họa.


      Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

      2015.02.13


      Việt Hà

      Nguồn: rfa.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Ký ức về cuộc chiến Việt Nam của một phóng viên Đức Việt Hà Phỏng vấn

    3. Bài viết về nhà báo Uwe Siemon-Netto (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)