|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Trương Vũ
Tôi trộm nghĩ, độc giả của nhà văn Trương Vũ ít ai ngạc nhiên khi nhận ra ông vốn nặng lòng với quê hương, nhất là ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước.
Xu hướng này thể hiện rất rõ qua nhiều trang sách ở tác phẩm “Đuổi Bóng Hoàng Hôn.” Cụ thể những chương như “Nhìn lại phong trào văn nghệ phản kháng tại Việt Nam;” “Chiến tranh Việt Nam, văn học Việt Nam hải ngoại và phía bên kia thiên đường” hoặc “Vị trí của Sáng Tạo trong sự phát triển văn học miền Nam sau 1954” vân vân…
Mối quan tâm của họ Trương không chỉ giới hạn ở cõi giới văn chương miền Nam, nơi ông lớn lên, trưởng thành, hay những năm tháng ông phải bỏ nước ra đi, mà tác giả “Đuổi Bóng Hoàng Hôn” còn theo dõi sát sao những biến động của dòng văn chương miền Bắc trong 20 năm chia cắt nữa. Điều này cho thấy, trái tim, tấm lòng đau đáu với chữ, nghĩa của ông, đã vượt khỏi sự “khoanh vùng” bởi chia cắt hay, vạch phấn chính trị. Nơi bất cứ tiểu luận nào, ở lãnh vực này, cũng được họ Trương ghi nhận với tất cả trầm tĩnh, khách quan có được…
Cụ thể, trong tiểu luận tựa đề “Nhìn lại phong trào văn nghệ phản kháng tại Việt Nam,” Trương Vũ viết:
“…Trong một tiểu luận tựa đề ‘Viết Về Chiến Tranh’ (Văn Nghệ Quân Đội, tháng 11/1978), Nguyễn Minh Châu đả kích tác phẩm của hầu hết những nhà văn thời kỳ đó là họ chỉ viết về ‘những hiện thực mơ ước’ chứ không phải viết về những ‘hiện thực đang tồn tại.’ Tán đồng với nhận định của Nguyễn Minh Châu, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến viết bài nhan đề ‘Về một đặc điểm văn nghệ ở ta trong giai đoạn vừa qua,’ trong đó ông đề nghị nên gọi nền văn học nghệ thuật hiện đại của Việt Nam là một nền văn học nghệ thuật ‘phải đạo,’ có nghĩa là ‘quan tâm đến sự phải đạo nhiều hơn là tính chân thật.’ Cũng trong tháng đó, Nguyên Ngọc đề nghị một đề cương về sáng tác văn học trong đó ông kịch liệt đả kích chất lượng yếu kém của những tác phẩm văn học hiện đại. Đề cương này mãi chín năm sau mới được phổ biến, nhưng chỉ phổ biến một phần trên tạp chí Langbian ở Đà Lạt…” (“Đuổi Bóng Hoàng Hôn,” trang 22, 23)
Không nương vào những lên tiếng minh bạch của một số nhà văn trong cuộc, để đưa trình bày quan điểm của riêng mình, họ Trương chỉ tiếp tục ghi nhận phản ứng của thành phần bảo thủ, của những “dư luận viên,” theo cách nói hôm nay của những cây bút ủng hộ chế độ. Nhà văn Trương Vũ đề cập tới một bài viết trên tạp chí Nghiên Cứu Nghệ Thuật (Tháng Giêng, 1980) của tác giả Kiều Vân:
“Kiều Vân biểu lộ một cách khá hằn học, dùng trường hợp của Lucas để ngụ ý những người này đã ‘đòi hỏi một kiểu tự do vô lối trong sáng tác đối với xã hội chủ nghĩa, tấn công một cách kiên trì vào nền văn học mang tính đảng và tính có khuynh hướng.’ Thế nhưng, từ phía đông đảo nhà văn, nghệ sĩ và trí thức, có một sự yên lặng đáng ngạc nhiên, không giống như vào thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, đa số đã nhẩy vào đánh hùa theo với đảng…” (“Đuổi Bóng Hoàng Hôn,” trang 23)
Dõi theo biến động bất ngờ, đáng kể của những nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc, họ Trương ghi nhận tiếp:
“… Hai tháng sau, dưới áp lực của chính sách đổi mới ở Liên Xô và Đông Âu, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố sẽ đổi mới chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tháng 12/1987, nghị quyết số 5 về đổi mới trong văn học và nghệ thuật được ban hành…” (“Đuổi Bóng Hoàng Hôn,” trang 24)
Vẫn theo ghi nhận của tác giả “Đuổi Bóng Hoàng Hôn” thì, khởi từ nghị quyết vừa kể mà lãnh vực phê bình, lý luận ở miền Bắc, có nhiều tác giả nổi bật như Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà… Ở lãnh vực kịch nghệ, điển ảnh, người ta thấy họ Trương nhắc đến những tên tuổi, như Lưu Quang Vũ, Tất Đạt, Trần Văn Thủy, Việt Linh. Về thơ, Trương Vũ nói, phải kể tới Nguyễn Duy, Trần Vàng Sao…
Nhưng theo họ Trương thì những tên tuổi được dư luận ghi nhận là sôi động, sáng rỡ nhất phải là Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Trần Mạnh Hảo, Nhật Tuấn, Nguyễn Quang Lập, Bảo Ninh…
Vẫn theo nhà văn Trương Vũ thì, Nguyễn Huy Thiệp được coi là tài năng hàng đầu của giai đoạn “cởi trói văn nghệ” này:
Nguyễn Huy Thiệp “… nhìn xoáy vào từng điểm đen tối nhất của đời sống. Ông lôi ra ánh sáng để đùa bỡn với những khúc mắc ghê rợn của một xã hội trong đó ông sống và làm việc. Phong cách này được nhìn thấy rõ nhất trong các truyện ngắn như ‘Tướng Về Hưu’ và ‘Không Có Vua’…” (“Đuổi Bóng Hoàng Hôn,” trang 25)
So sánh nội dung tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Dương Thu Hương, nhà văn Trương Vũ cho rằng truyện dài “Thiên Đường Mù” của Dương Thu Hương “bao phủ một không khí hoài niệm, tăm tối, sầu thảm.” Cái thiên đường mà Dương Thu Hương ngụ ý ở đây chỉ là một thiên đường của những kẻ đã đánh mất nhân tính hay của những kẻ bị chà đạp, bóc lột, bị xem khinh. Một thứ thiên đường của nghèo đói, lạnh lẽo và cô đơn. Một thứ thiên đường mù lòa.
Ở phần trích dẫn tác phẩm “Thiên Đường Mù” của Dương Thu Hương, họ Trương chọn một nhân vật trẻ, đầy tính người, Cậu Chính đại diện cho lớp người trẻ có “trí khôn ngắn ngủi:”
“…Họ là những kẻ đã phao phí gần hết đời sống của mình vào việc vẽ nên một thiên đường dưới trần ai, nhưng trí khôn ngắn ngủi của họ lại không không đủ hiểu thiên đường đó ra sao và con đường nào đưa tới nó. Vì thế, khi biết công việc đó hão huyền thì họ hối hả tìm kiếm những miếng ăn thực, nhặt nhạnh những hạt ngũ cốc thực trên mảnh đất bùn lầy. Họ làm việc ấy, bất kể bằng cách nào… Họ là tấn thảm kịch cho chính họ, là tấn thảm kịch cho chúng ta.” (“Đuổi Bóng Hoàng Hôn,” trang 26)
Đề cập tới nhà thơ Nguyễn Duy, Trương Vũ viết:
“Trong một bài thơ gây nhiều phản ứng sôi nổi, Nguyễn Duy biểu lộ một thái độ khinh miệt tận cùng về việc xây dựng thần tượng mà ông coi như chẳng khác gì xào nấu các món ăn, trong bài thơ tựa đề ‘Nhìn Từ Xa… Tổ Quốc:’
Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
Ợ lên thùm thủm cả tim gan
Và ông cũng biểu lộ sự hoài nghi về thiện chí đổi mới của đảng qua sự hoài nghi về chính bản chất của đảng:
Đổi mới thật chăng hay giả vờ đổi mới?
Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?
Những gì xảy ra vài năm sau đó chứng tỏ sự hoài nghi của Nguyễn Duy quả thật có cơ sở. Đến khoảng cuối năm 1989, phong trào Văn Nghệ Phản Kháng bắt đầu gặp phản ứng mạnh từ phía nhà cầm quyền và từ phía một số văn nghệ sĩ thuộc cấp lãnh đạo chính trị, kể cả một số người lúc đầu có cảm tình với phong trào này…” (“Đuổi Bóng Hoàng Hôn,” trang 26, 27)
Chỉ căn cứ vào một số những trang viết của chính các tác giả xuất thân từ miền Bắc, Trương Vũ đã ghi những nét đậm của bài “Phong trào văn nghệ phản kháng tại Việt Nam 1986-1989” trong cuốn “Đuổi Bóng Hoàng Hôn” của mình.
Sau khi đọc hết “Đuổi Bóng Hoàng Hôn,” theo tôi, điều đáng kể nhất nơi nhà văn Trương Vũ vẫn là tinh thần nhân bản của ông, trước mọi biến động hay bi kịch của hai dòng văn học, nghệ thuật hải ngoại và trong nước sau Tháng Tư, 1975.
Tinh thần này dường như là mẫu chung của đa số nhà văn, nhà thơ miền Nam trước đây.
Tinh thần ấy, với những người từng giao tiếp với họ Trương, có thể đã “đọc” được qua nụ cười đôn hậu và, ánh nhìn ân cần, thường trực xuất hiện trên gương mặt hiền hòa của ông.gg
- Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định
- Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định
- Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định
- Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn
- Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định
- Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định
- Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định
- Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định
• Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Trương Vũ, nhà văn nặng lòng với văn học nghệ thuật đất nước (Du Tử Lê)
- Trương Vũ (Phạm Cao Hoàng)
- Trương Vũ: Bằng hữu những gam màu đẹp (Du Tử Lê)
Trương Vũ - Những Chiêm Nghiệm Đuổi Bắt Chiếc Bóng Tuổi Trẻ Qua “Đuổi Bóng Hoàng Hôn” (Nguyễn Thị Thanh Bình)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo
(Trương Vũ)
• Vị Trí Của Sáng Tạo Trong Sự Phát Triển Văn Học Miền Nam Sau 1954 (Trương Vũ)
• Ngàn Cây Phượng Trên Ngọn Đồi Đại Học
(Trương Vũ)
- Vài nhận xét về tính cách Hậu Ấn Tượng trong tranh Trương Thị Thịnh
Tác phẩm trên mạng:
- blogphamcaohoangtacgia.blogspot.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |