|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Tuyển tập Trúc Giang MN đã phát hành từ tuần qua. Đây là tuyển tập những bài do đích thân nhà văn Trúc Giang MN lựa chọn, từ khối lượng bài ông đã viết trong nhiều năm qua – nghĩa là những bài đắc ý nhất.
Nhà văn Trúc Giang MN đã nổi tiếng ngay từ khi viết những bài đầu tiên xuất hiện trên nhiều báo, trong đó có Việt Báo, từ giữa năm 2010.
Với văn phong trầm tĩnh, một yếu tố có lẽ từ ảnh hưởng nhiều năm trong nghề giáo, và với cách bố cục ngăn nắp như một lộ trình bài giải toán, Trúc Giang MN đã viết về những đề tài lớn và đa dạng.
Nhà văn Trúc Giang MN đã viết với cách chú trọng nhiều về thông tin, có khi tràn ngập thông tin, cho thấy có sự nghiên cứu cẩn trọng -- thí dụ như bài “Nam Phương Hoàng Hậu và Các Thứ Phi của Cựu Hoàng Bảo Đại” với nhiều chi tiết về các nhân vật, ngày tháng, sự kiện... Không mấy nhà văn nghiên cứu kỹ càng và cẩn trọng như Trúc Giang MN.
Ông đã viết như thể chỉ muốn trình bày để làm sáng tỏ các thông tin, với cú pháp rành mạch, trực tiếp, kể chuyện theo bố cục được ghi số như một đề cương giáo dục. Và có vẻ không có ý làm cho phức tạp câu văn như nhiều người viết khác.
Nhưng nói thế không có nghĩa là văn của ông kém thu hút. Bởi vì bài của Trúc Giang MN đăng ở mạng Việt Báo Online (www.vietbao.com) đã thu hút, có bài tới 14,000 lượt người đọc, có bài 13,000 lượt người đọc... Nghĩa là, có nhiều độc giả ưa thích đọc Trúc Giang MN.
Trúc Giang MN không có vẻ ưa thích riêng một lĩnh vực nào hết, bởi vì ông viết gần như về mọi đề tài, và hễ viết là công phu, chứ không phải chỉ viết qua loa hay sơ sài.
Thí dụ như đề tài hội họa, qua bài viết về “Họa sĩ Lương Trọng Tường và Trường phái Ấn tượng,” Trúc Giang MN đã trình bày không chỉ về họa sĩ gốc Việt này, mà cũng ghi thêm về cả chục trường phái khác, và đã phân tích về họa sĩ Picasso với nét vẽ Lập Thể, cũng như về Hậu Ấn Tượng với Van Gogh, Gauguin, Cezanne... Nghĩa là, dầy đặc thông tin.
Ngay cả ở đề tài lớn và bi thảm của đất nước như bài “Cuộc Chạy Trốn Cộng Sản Kinh Hoàng Trong Lịch Sử Việt Nam,” nhà văn Trúc Giang MN đã kể về cuộc di tản những ngày cuối tháng 4-1975. Trong đó có chiến dịch Gió Lốc (Frequent Wind) -- một cuộc di tản bằng trực thăng của Hoa Kỳ và VNCH diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4-1975 -- từng chi tiết về sự chuẩn bị cho 4 phương án cho tới việc thực hiện. Hay chiến dịch BabyLift với 26 chuyến bay, đã đưa 2,548 trẻ em mồ côi ra khỏi VN trong vòng 3 tuần lễ của tháng 4-1975.
Hay như một sử liệu hiếm hoi, trong bài “Trường Trung Tiểu Học Võ Khoa Thủ Đức,” tác giả Trúc Giang MN đã viết về một nơi rất ít người có đầy đủ tài liệu: bản thân tác giả, tức là Trung Úy Lâm Văn Khanh, trong 10 năm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Trung Tiểu Học Võ Khoa Thủ Đức.
Trong bài nêu trên, cũng có một sử liệu rất ít người biết: Buổi cắm trại đầu tiên của Hướng Đạo Quân Đội là ở đồi 18, bãi tập chiến thuật của Trường Bộ Binh Thủ Đức. Bản thân tác giả Trúc Giang MN, tức Trung úy Lâm Văn Khanh, trong cương vị Hiệu Trưởng Trung Tiểu Học Võ Khoa Thủ Đức và là một trong 3 huynh trưởng đại diện Hướng Đạo Quân Đội của 3 đơn vị được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao cờ huy hiệu Hướng Đạọ Quân Đội, một tổ chức chính thức trình diện Tổng Thống ngày 16-6-1969.
Tuy nhiên, không phải Trúc Giang MN chỉ ưa viết với văn phong thuần sử.
Ngòi bút của Trúc Giang MN đã chuyển sang đầy những cảm xúc bùi ngùi khi viết bài “700 Năm Cuộc Tình Huyền Trân Công Chúa.”
Nhà văn nhìn lại về hình ảnh này, với cách trình bày nhiều hướng nhìn khác nhau và rồi nhận ra rằng chuyện cô công chúa này rất là thương tâm:
“Người thì ca ngợi công chúa đã thay mặt triều đình nhà Trần, thực hiện công tác ngoại giao, tạo hoà bình giữa hai nước, đã thường xuyên tranh chấp lâu đời với nhau. Hơn nữa, cuộc hôn nhân đã mang lại cho Đại Việt hai châu Ô và Lý (Rí), xem như mở rộng bờ cõi. Công chúa đã thực hiện một sứ mạng hoà bình.
Cũng có người tiếc cho công chúa xinh đẹp, lá ngọc cành vàng, phải xa quê hương trao thân gởi phận cho người chồng thuộc sắc tộc lạc hậu, “man di”, trong ý nghĩa của những câu: “Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo” hoặc tiếc cho “cái bông hoa lài cắm bãi cứt trâu”.
Về mặt tình cảm, thì nhiều người thương tiếc cho mối tình đầu thơ mộng của đôi trai tài gái sắc Huyền Trân và Trần Khắc Chung, phải tan vở để người góc biển kẻ chân trời ngàn trùng xa cách, nhưng đó chỉ là những lời đồn đoán vô căn cứ.
Thật sự, cuộc đời của Huyền Trân công chúa là một chuổi bất hạnh. Đã trở thành goá phụ ở tuổi ngoài hai mươi, và sau đó xuống tóc đi tu cho hết cuộc đời trần thế.” (Trang 278-279)
Đặc biệt, Trúc Giang MN cũng nêu lên hướng nhìn từ phía dân tộc Chàm qua dẫn từ một tiến sĩ gốc Chiêm Thành, ông Dominique Nguyễn, Nguyễn Đố, sống ở Pháp dưới bài khảo luận nhan đề “700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công chúa”.
Trúc Giang dẫn lý luận này:
“Nội dung bài khảo luận nêu ra những nghi vấn ám chỉ triều đình Nhà Trần dùng Huyền Trân Công chúa trong mỹ nhân kế, nhiệm vụ đầu độc vua Chế Mân rồi bỏ trốn về Thăng Long. Từ đó, đánh giá nhà Trần không có danh dự và thể diện quốc gia, và Huyền Trân công chúa không có đạo đức và lòng chung thủy với chồng, của người phụ nữ Việt Nam.” (Trang 279)
Và rồi Trúc Giang MN đã bênh vực cho Huyền Trân Công Chúa, tức Hoàng Hậu Chiêm Thành, ra sao? Độc giả có thể tìm thấy ngòi bút của Trúc Giang MN đầy xúc động khi viết về chuyện này ở các trang 286-288.
Tương tự, ngòi bút Trúc Giang MN trở nên thơ mộng tuyệt vời khi viết bài “Những Bí Kíp Võ Công Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp của Kim Dung.”
Tróng đó, tác giả viết về:
“Những bí kíp võ công trong tiểu thuyết Kim Dung như: Cửu Âm Chân Kinh, Cửu Dương Thần Công, Tịch Tà Kiếm Pháp, Quỳ Hoa Bửu Điển, Càn Khôn Đại Nã Di, Đả Cẩu Bổng Pháp…đã góp phần tạo ra cơn sốt về “hiện tượng Kim Dung” một thời ở Việt Nam.” (Trang 105)
Và khi viết bài này, Trúc Giang MN đã ra sức công phu để khảo sát về các nhân vật, chuyển biến truyện, để phân tích:
“Mỗi một bí kíp, chưởng pháp, kiếm pháp đều có một lịch sử li kỳ liên quan đến những nhân vật, những mối tình éo le, là đầu mối gây ra sóng gió giang hồ, làm hấp dẫn, say sưa độc giả suốt 15 bộ chuyện của Kim Dung.” (Trang 105)
Còn nhiều đề tàì khác nữa, và đề tài nào cũng được Trúc Giang MN viết cẩn trọng với nhiều thông tin đa chiều. Nói chung, đây là một tác phẩm cần có trong mọi gia đình, với những kiến thức cần biết về một thời lịch sử quê nhà và thế giới, từ văn học tới tôn giáo, từ quân sự tới giaó dục, vân vân.
Tuyển Tập Trúc Giang MN với 30 bài viết, dày 470 trang, đề giá 20 Mỹ Kim cộng bưu phí.
Độc giả muốn tìm mua, xin liên lạc qua email:
Trúc Giang MN: khanhvanlam19@yahoo.com.
02/05/2013
- Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” Phan Tấn Hải Phan Tấn Hải
- Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển Phan Tấn Hải Nhận định
- Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời Phan Tấn Hải Nhận định
- Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị Phan Tấn Hải Điểm sách
- Mùa Xuân Di Lặc Phan Tấn Hải Biên khảo
- Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió Phan Tấn Hải Giới thiệu
- Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) Phan Tấn Hải Tạp luận
- Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn Phan Tấn Hải Nhận định
• Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị (Phan Tấn Hải)
- Việt Cộng nằm vùng ở đâu cũng có, ngay cả trong Dinh Độc Lập
- Nhận xét bài viết của Giao Chỉ Vũ Văn Lộc
- Về trong vinh quang, ra trong đột quỵ
- Nhành Chiến Tranh Chính Trị VNCH và chương trình Dạ Lan
- Những Lò Đào Tạo Ca sĩ của Một Thời Sàigòn Đáng Nhớ
- Danh Ca Thanh Thúy và Những Mối Tình Đơn Phương
- Điện Hạt Nhân Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn
Tác phẩm trên mạng:
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |