|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy
LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, Hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Màu. Nhân dịp này, nhà văn Trịnh Thanh Thủy đã dành cho phóng viên Kalynh Ngô của Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây.
Kalynh Ngô (NV): Có ý kiến cho rằng, số người cầm bút ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954 nhiều hơn so với thời tiền chiến, và ngược lại thì số độc giả của mỗi tác phẩm thì [trong Nam thời kỳ đó] lại ít hơn [ngoài Bắc thời tiền chiến]; nếu nhận định nói trên có phần nào đúng thì theo chị, vì sao có hiện tượng này?
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy: Hiện tượng người đọc sách giảm đi ngày nay có thể đã bắt đầu có từ xưa. Tôi tin có chuyện đó xảy ra. Chúng ta không có một thống kê hay khảo sát nào chứng minh được điều này nên mọi con số đưa ra chỉ có tính cách tương đối vì không thể dựa trên một cơ sở nhất định nào.
Nhà Văn Võ Phiến cũng đã tìm cách lượng định con số độc giả trong cuốn Văn học Miền Nam: Tổng Quan. Ông đưa ra một nhận định “Số tác giả sau 54 ở Miền Nam vượt cao hơn hồi tiền chiến toàn quốc rất xa, trong khi số độc giả dành cho mỗi tác phẩm thì không thấy tăng.” Ông đã căn cứ trên số lượng tác phẩm ấn hành trước và sau năm 1954 để đo lường số lượng độc giả của hai thời kỳ văn học. Nếu tính theo số sách được in trên mỗi tác phẩm (hàng ngàn) cho toàn quốc trước 1954 mà Nguyễn Vỹ đưa ra trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến để so sánh với số sách được ấn hành và tiêu thụ trên mỗi tác phẩm (cũng con số ngàn) trong miền Nam sau 1954. Người ta sẽ có cảm giác số người viết tăng và số người đọc giảm.
Theo tôi, con số Nguyễn Vỹ đưa ra chưa chắc đúng mà Võ Phiến cũng không có một tài liệu nào khả dĩ đáng tin cậy dựa vào để so sánh cho chuẩn xác. Tuy nhiên theo một nhận xét của ông chủ nhà sách Khai Trí, người đã sống và hành nghề qua nhiều chế độ và giai đoạn lịch sử thì “Quả là sau này người ta mua sách ít hơn thời tiền chiến”. Hiện tượng người đọc giảm đi có lẽ vì chiến tranh, loạn lạc, nhất là từ biến cố Mậu Thân trở về sau, cuộc sống khó khăn, nhiều người lo miếng ăn còn chưa xong, còn thì giờ và tiền bạc đâu lo cho món ăn tinh thần. Ngoài ra, sách không còn là món ăn tinh thần độc nhất. Thập niên 70 khi tôi bắt đầu lớn lên, truyền thanh, truyền hình, phim ảnh đã manh nha chiếm lĩnh vị thế ưu tiên của sách vở. Thế hệ chúng tôi phần lớn được đọc và biết đến các tác phẩm văn học từ các sách giáo khoa trong giáo trình của bậc Trung học. Trong phần Cổ văn (thơ), chúng tôi được học Kiều, Chinh phụ ngâm khúc hay các thi sĩ thời tiền chiến. Phần Kim văn (văn) cũng vậy, các nhà văn thời tiền chiến được nhắc nhở luôn, nhất là các tác giả của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Do đó trong giới học sinh chúng tôi ai cũng biết đến các văn thi sĩ thời tiền chiến, còn các tác giả và các tác phẩm hiện đại có lẽ chỉ có những người thích văn thơ tìm đọc thêm. Vả lại học sinh làm gì có tiền mua sách. Số sách của các tác giả trong thập niên 70 có ít đi, tôi nghĩ là điều đương nhiên. Hơn nữa số người đọc sách dịch, tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung và tiểu thuyết diễm tình của Quỳnh Dao là một lực lượng đông đảo, ắt hẳn đánh bạt cả số sách in của các tác giả văn học miền Nam thời ấy.
NV: Thời kỳ 54-75 là mang nét “đặc biệt” đối với văn sử Việt Nam, khi một nửa nền văn học Việt Nam di chuyển từ Bắc vào Nam. Đó vừa là giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh, cũng vừa đánh dấu cuộc di cư Bắc Nam sau hiệp định Genève. Việc đổi vùng đất sống này của giới cầm bút ngoài Bắc khi tiếp xúc với văn giới miền Nam, vô hình trung ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của họ. Vậy theo chị, văn học miền Nam giai đoạn 54-75 có những thay đổi nổi bật nào cần nói tới? Chị có thể kể ra vài tác giả, tác phẩm gắn liền với những thay đổi đó?
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy: Nhắc đến cuộc di cư 1954 sau hiệp định Genève của hơn một triệu người miền Bắc vào Nam là nhắc tới một sự thay đổi vĩ đại của bộ mặt miền Nam thời ấy. Những ngôi giáo đường bắt đầu mọc lên như nấm. Các cô, các bà Bắc Kỳ di cư răng đen, khăn vuông mỏ quạ, bôn ba khăn gói đi về, những vùng Phú Nhuận, Bà Chiểu, Biên Hoà, Hố Nai, Gia Kiệm làm người dân Nam kỳ trố mắt ngạc nhiên. Sự hiện diện đột ngột với những phong tục, tập quán, tiếng nói là lạ của họ làm náo loạn nếp sống an nhàn, xuề xoà của miền đồng bằng Nam Bộ. Họ mang cả những sắc thái cá biệt cùng các từ ngữ địa phương của những con người văn nghệ sĩ đất Hà Thành reo rắc xuống miền phù sa sông Cửu Long.
Từ đó họ mang hơi hướm văn hoá đất Bắc phả vào đất Nam và ngược lại. Điển hình là Đông Hồ ở mãi tận đất Hà Tiên xa xôi mà ông viết văn theo giọng Bắc. Ngược lại, Bình Nguyên Lộc viết văn giọng Nam nhưng cung cách lại ảnh hưởng miền Bắc vì có sự pha trộn văn hoá Bắc Nam từ trong tâm thức. Còn Sơn Nam, Lê Xuyên lớn lên trong thời thịnh mãn của văn học tiền chiến, thấm nhuần thơ văn Tự Lực Văn Đoàn, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, nhưng mang cái hơi Nam rõ rệt hơn. Vương Hồng Sển, Hồ Biểu Chánh thì Nam rặt. Và rồi những nội dung trong tác phẩm các nhà văn miền Bắc di cư đã tràn ngập hình ảnh, con người và đất nước miền Nam như Phạm Việt Tuyền về văn học Đàng Trong, Nguyễn Văn Xuân về lưu dân vào Nam, Vũ Bằng với Miếng lạ miền Nam. Và còn biết bao điều để nói của miền Nam dàn trải ra trong thế giới tiểu thuyết của Văn Quang, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn, Thanh Tâm Tuyền, thật là khắp cùng. Giới sáng tác Miền Nam bắt đầu biết yêu ngôi giáo đường, người con gái ngoan hiền xứ đạo đến nỗi thơ ca ra đời như một lời tình tự thố lộ từ con tim. Kiên Giang Hà Huy Hà đã làm rung động tâm hồn biết bao nhiêu độc giả với bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” như một gắn kết duyên tình đằm thắm của trai Nam gái Bắc. Còn biết bao cô Bắc Kỳ nho nhỏ làm chảy sáp trái tim mềm yếu người con trai Nam Kỳ nhuốm mộng tương tự. Nguyễn Tất Nhiên đã làm nên sự nghiệp thi ca của mình với “một đôi mắt tròn đen như búp bê” vì “cô đã nhìn anh rất … Bắc Kỳ”.
NV: Như thế, có nghĩa là trong giai đoạn 54-75, giới văn nghệ sĩ hai miền ảnh hưởng lẫn nhau, thưa chị?
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy: Sự giao thoa của văn học hai miền càng khiến cá tính của văn học miền Nam khởi sắc và lộ rõ. Trước kia, người ta quen thuộc với lối viết trong sáng giản dị của các tác giả Tự Lực Văn Đoàn như Khái Hưng Nhất Linh thời tiền chiến. Hay phóng khoáng, thơ mộng như Hoàng Hải Thủy, Vũ Bằng. Sau này lối viết của các tác giả trong Nam là lối viết độc đáo, thoát hẳn sự đắn đo, trau chuốt. Nó làm trẻ lại ngôn ngữ văn chương của dân tộc. Đây cũng là thời gian cực thịnh của văn học miền Nam. Nền văn học Miền Nam bắt đầu tưng bừng với sự xuất hiện một loạt văn nghệ sĩ mới như: Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến, Mai Thảo, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Mạnh Côn, Hiếu Chân, Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Viên Linh, Duy Lam, Thế Uyên, Duyên Anh, Nguyễn Đình Toàn v.v...
NV: Nếu nói rằng “các văn nghệ sĩ của nền văn học miền Nam giai đoạn 54-75 đều mang tâm trạng vừa hoài niệm đất Bắc, vừa háo hức khám phá vùng đất mới trong Nam”, thì thể hiện rõ nhất của họ là gì?
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy: Đối với các văn nghệ sĩ, tác phẩm là đứa con tinh thần của họ, dĩ nhiên sự thể hiện những tư duy, khao khát, háo hức cũng như hoài niệm sẽ được tìm thấy trong các tác phẩm của họ. Rời bỏ một quá khứ, lìa xa nơi chôn nhau, cắt rốn, làm thân lữ hành trên phần đất quê hương mới, có ai không khỏi thương nhớ phần đất kia của dĩ vãng, của đất nước. Mai Thảo với Đêm Giã Từ Hà Nội đã nói về, viết lại, cái đêm giã từ Hà Nội ấy như một ra đi, một lên đường dứt khoát và bất khả kháng. Thế mà, sau này tiếng gọi quê hương vẫn cứ hoài vọng, khiến tâm thức “nhớ quê” cứ ray rứt khôn nguôi nên các đứa con “sinh Bắc, đẻ Nam” cứ liên tục ra đời. Những Tháng Giêng cỏ non, Mưa núi, Căn nhà vùng nước mặn, Chuyến tàu trên sông Hồng là những minh chứng hùng hồn.
Trong khi Vũ Bằng thì thắm thiết hơn trong nỗi nhớ Hà Nội. Những bài viết ngắn, viết dài với văn phong trữ tình, đậm chất thơ của ông về đất Bắc đã làm xúc động, chao đảo bao nhiêu con tim hoài cố hương. Thương nhớ mười hai mang một niềm yêu, nỗi nhớ dường như là tuyệt vọng, gởi về người vợ hiền còn kẹt lại phía bên kia vỹ tuyến. Mười hai tháng trong một năm tròn thương tiếc những món ngon, thời gian, không gian, nơi chốn, vời vợi ngàn trùng, không ngớt quay về. Ông viết hồi ký Miếng ngon Hà Nội nhưng không quên viết thêm Miếng lạ miền Nam để xác định một thái độ hoà nhập và tan loãng vào nếp sống văn hoá đất Sài Gòn.
Còn những thi nhân thì sao? Vũ Hoàng Chương ra vào chốn “Gác Mây” của ông ở Phú Nhuận mà trĩu nặng những tâm sự u uẩn “Xa Cố-Đô, vắng cố nhân” rồi “Gió Nam lại nức mùi hương trêu người”. Tập thơ Hoa Đăng xuất bản năm 1959 đã cuồn cuộn nhớ thương trong những bài “Chia tay, Xa gửi người xưa, Nhớ Thăng Long..v..v” . Đinh Hùng cũng nhớ Hà Nội, thương Tây Hồ, Yên Phụ trong cảm hứng trùng trùng. “Ta dạo thuyền đây - ai nhớ lại / Đình hoa Yên Phụ, sóng Tây-Hồ?” (“Sóng Tây Hồ” trong Đường vào tình sử, 1961)
Trong giới biên khảo, chúng ta có Toan Ánh, một tác giả chuyên công nghiên cứu về văn hóa truyền thống của Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam. Ông đã không quên cho ra đời một đứa con mang dòng máu Bắc đó là Bó hoa Bắc Việt (1958).
Hoài hương là một ý niệm, một cội nguồn bất tận cho những cây bút, những dòng mực muôn màu bất tận tuôn chảy. Còn biết bao tác phẩm hoài niệm mà tôi ước ao được nhắc tới.
NV: Cảm ơn nhà văn Trịnh Thanh Thủy đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt.
- Phỏng vấn Trịnh Thanh Thủy về văn học miền Nam: Hoài hương là một ý niệm, một cội nguồn bất tận Kalynh Ngô Phỏng vấn
- Văn Học Miền Nam 54-75 'chỉ 20 năm, nhưng vô cùng quan trọng' Kalynh Ngô Tường thuật
• Phỏng vấn Trịnh Thanh Thủy về văn học miền Nam: Hoài hương là một ý niệm, một cội nguồn bất tận (Kalynh Ngô)
• Trịnh Thanh Thủy (Học Xá)
- Trịnh Thanh Thủy: Tôi chọn con đường trung đạo (Hồ Như)
• Mùa thu tưởng niệm nhà văn Cao Xuân Huy
(Trịnh Thanh Thủy)
• Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Hoạ sĩ Rừng: Về bên cuống nhau của mẹ
(Trịnh Thanh Thủy)
• Thơ, nhạc, hồng vàng và Nguyễn Đình Toàn
(Trịnh Thanh Thủy)
• Huy Tưởng và nhịp sáu, tám trên vách đêm
- Nguyễn Đức Sơn, nhà thơ ngông đồi Phương Bối
- Nguyễn Mạnh Trinh, người “hết lòng” với Văn Học Nghệ Thuật.
- Sự thật đằng sau chiếc yếm bỏ ngỏ
Thơ văn trên mạng:
- tranthinguyetmai.wordpress.com
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |