1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’ (Trần Doãn Nho) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-3-2022 | HỘI HỌA

      Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’

        TRẦN DOÃN NHO
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Trần Thùy Mai

      “Thương Nhớ Hoàng Lan” do nhà xuất bản Văn Mới (California, Hoa Kỳ) xuất bản năm 2003, là tuyển tập gồm 18 truyện ngắn của một nhà văn nữ xứ Huế, Trần Thùy Mai.


      Tôi ghi nhận một vài nét tổng quát như sau:


      - Chất Huế, tính Huế, vị Huế và hồn Huế bao trùm trong hầu hết các truyện, từ địa danh, nhân vật cho đến tâm tình và cung cách ứng xử. Khung cảnh trong truyện gần gũi, quen thuộc có thể bắt gặp đâu đó trong đời sống Huế hằng ngày, đến nỗi nếu là người Huế, ai cũng mường tượng chúng xảy ra ở đâu, vận vào loại người nào.


      - Tất cả đều là truyện tình, truyện nào cũng đậm đà, có đầu có đuôi, phong phú về sự kiện, dồi dào về chi tiết, nhiều chi tiết khá lạ và gây ấn tượng.


      - Về văn phong, Trần Thùy Mai không theo xu hướng thời thượng cách tân khá phổ biến sau này ở nhiều cây bút trong cũng như ngoài nước. Hơi văn chị nhẹ nhàng, sâu lắng, quy cách. Về nội dung, Trần Thùy Mai tập trung viết về những chuyện đời thường, nên bật những xung động, những rối rắm trong các quan hệ tình cảm giữa cá nhân-cá nhân, giữa cá nhân và gia đình/xã hội. Trần Thùy Mai hầu như không quan tâm đến những vấn nạn xã hội, chính trị thời đại. Bởi thế, dù hầu hết khung cảnh và sự kiện diễn ra sau 1975, truyện dựng nên một Huế y như Huế vẫn… cứ như thế độ nào, không tìm thấy bất cứ dấu vết gì của một cuộc đổi đời ghê gớm sau biến cố Tháng Tư, 1975.


      “Thương Nhớ Hoàng Lan,” truyện ngắn được dùng làm tựa đề cho cả tập truyện, đề cập đến tình yêu giữa tăng và tục. Như ta biết, Huế là nơi có rất nhiều chùa. Trong chùa, ngoài những vị sư đã tu hành lâu năm, một trong những hình ảnh quen thuộc mà ta có thể gặp khá thường xuyên là các chú tiểu. Do ở trong chùa từ nhỏ, được giáo dục theo tinh thần Phật Giáo, nên không như các đứa trẻ khác ở ngoài đời, các chú tiểu khi lớn lên thường có những nét rất riêng: kỷ luật, hiền hòa, đạo hạnh, chăm chỉ và đẹp. Chính những nét riêng này là điểm hấp dẫn, cuốn hút đối với những cô gái dậy thì, những cô nữ sinh mơ mộng và từ đó, đưa đến những mối tình éo le, ngang trái.


      Nhân vật chính trong truyện là một chú tiểu, xưng “tôi.” Cha của chú trước đây vốn cũng là một chú tiểu. “Khi còn là một chú tiểu đầu để chỏm,” ông rất thông minh, tu học giỏi giang. Nếu cứ ở chùa tiếp tục tu học thì có lẽ ông sẽ trở thành một vị sư như những vị sư bình thường khác. Nhưng ông được cử làm giáo sư dạy tại trường trung học Bồ Đề, là trường được Giáo Hội Phật Giáo mở ra để dạy học trò như những trường tư thục khác, và điều này khiến mọi sự chuyển sang một hướng khác.


      “Lúc người sắp được phong Đại Đức thì gặp cô bé nữ sinh tinh nghịch, có đôi mắt hút hồn, đôi môi đầy đam mê và cái tính thích gì thì làm cho bằng được. Ban đầu, cô bé chỉ định quấy phá chơi để thử bản lĩnh của thầy. Nhưng rồi tình yêu là lửa, chính người muốn đốt lại cháy.” Rốt cuộc, không cưỡng lại được tình yêu của cô gái, ông đành cởi áo nhà tu, lấy cô học trò. Thay vì sống như một người bình thường, ông lại hoàn tục theo cách của ông. “Đã không bỏ đời theo đạo được, thì ông đem đạo về giữa đời. Sau khi đã có con, ông vẫn ăn chay, mặc áo nâu và tụng kinh sớm chiều.”


      Nhưng cuộc sống gia đình, dù khá sung túc nhờ nghề làm hương trầm, không yên ổn như lòng mong muốn vì những lời đàm tiếu của thiên hạ. Mối tình tăng-tục đưa đến một kết thúc buồn. Cơ sở làm ăn của ông càng phát triển, “mẹ tôi càng béo đẹp ra thì lời đàm tiếu của thiên hạ càng rần rần. Cuối cùng, chẳng hiểu vì sao, mẹ bỗng đột ngột bỏ đi mất tăm…” Đời cha đã như thế, còn đời con (đứa con trai) thì ra sao?


      Nhân vật chính kể tiếp: “Năm tôi mười tuổi, có vị Đại Đức trên núi về thuyết pháp ở chùa Diệu Đế. Tôi đi theo cô tôi đến nghe. Khi trở về tôi xin xuất gia.” Người con lại trở thành chú tiểu. Rút kinh nghiệm từ chú tiểu-người cha, chú tiểu-người con này vào tu ở một ngôi chùa thật xa trong núi. Nhưng khổ nỗi, “Tu trên non bây giờ thật ra cũng không phải dễ. Thầy tôi tránh đời vào núi sâu nhưng rồi vườn lan Mây Biếc nổi tiếng quá nên người trần lại kéo lên thưởng ngoạn. Thứ Bảy Chủ Nhật, học trò đạp xe lác đác trắng trên con đường mòn tới thảo am.”



          Tập truyện “Thương Nhớ Hoàng Lan
      (Hình: Trần Doãn Nho/Người Việt)

      Thế rồi, như một duyên nghiệp tiền định, chú tiểu con lại rơi đúng vào chính con đường đã làm tan vỡ giấc mộng tu hành của cha mình. “Mấy cô nữ sinh nhỏ tuổi mê hoa ngẩn ngơ ngắm bông súng tím trong hồ, chạy vào tới tận hiên, chỗ thầy ngồi viết sách. Thầy không quở, cũng không ngẩng lên nhìn. Một cô bé chạy đến gần tôi, nhìn những làn sương li ti mà tôi đang xịt lên những chồi đang đơm nụ.” Cô bé có tên là Lan.


      Sau đó, cứ vài ngày, Lan lại lên chùa thăm vườn hoa mà cũng là để thăm chú tiểu. Tâm chú tiểu dần dà thay đổi. “Tôi lớn lên, lòng bâng khuâng như thiếu vắng một thứ gì, cứ mơ hồ nhớ nhớ, thương thương…” Lần đó, xuống phố, theo bạn cùng lớp vào quán cà phê, chú tiểu gặp Lan ngồi ở đó. “Ngồi ở một bàn xa mà tôi như thấy cả bầu trời hoàng hôn tím, tím ngát ngoài kia đang in trong đôi mắt Lan. Mãi đến khi chúng tôi ra về, Lan mới ngoái nhìn, ánh mắt thơ ngây mà não nùng. Bỗng dưng đỏ mặt, rồi tôi thấy hoảng sợ vì mình đã đỏ mặt…”


      Rốt cuộc, chuyện muốn tránh không thể tránh được. Một ngày nọ, sợ cô học trò bị một thanh niên không ra gì lừa đảo tình yêu, chú tiểu vội vã chạy đi tìm.

      “Nước mắt Lan chảy thấm qua chiếc áo lam của tôi, thấm vào đến da thịt. Dừng xe, tôi ngồi xuống vệ cỏ ven đường. Lan ngồi bên tôi. ‘Đêm nào nằm mơ cũng thấy anh dắt em đi thăm vườn phong lan. Mình về trồng lan trong sân nhà em đi, có thích hơn không?’ Tôi không trả lời, ngắt những cọng cỏ, vò nát trong đôi tay run run. Trên kia, trăng sáng quá, tròn và rực rỡ như chiếc mâm vàng giữa trời. Bỗng nhiên lòng tôi miên man nhớ những câu chuyện cha tôi vẫn kể ngày xưa… (…) Lan ngước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi nhận ra trong hai cái giếng êm như nhung của mắt cô bé những tia sáng ương ngạnh lạ lùng. ‘Em hiểu rồi. Anh xem tu hành là chuyện sinh tử của anh. Vậy nếu em lại xem anh là chuyện sinh tử của em thì sao?’ (…) Lan cười… Bàn tay nhỏ nắm lấy tay tôi, ngón thon vuôn vuốt như cánh hoa ngậm sữa. Vẻ đẹp này có phải phù du? Vẻ đẹp này là sắc hay không? Chỉ thấy ngợp vì trăng. Trăng sáng quá. ‘Thôi, về đi em.’ Tôi đạp xe, trước mặt tôi chập chờn lấp loá những con đường. Những mê lộ giữa đạo và đời, giữa ma và Phật…”

      Rõ ràng là chú đã vướng vào nghiệp chướng của người cha.


      Nhưng may mắn thay, khác với người mẹ của chú độ nào, cô nữ sinh này có một cái tâm khác. Tâm khác, đời cũng khác. Cô viết cho người mình yêu một lá thư:

      “Bốn trăm ngày chờ anh ở quán Tím, cuối cùng em cũng hiểu ra là mình thua cuộc. Đã đi mà chẳng tới, lẽ ra thì phải chết. Nhưng em chết thì anh làm sao yên lòng đi trọn con đường tu. Vì vậy, em đã quyết định lấy chồng xa xứ. Trong cái túi này là cây hoàng lan con, em nguyện tìm cho anh bằng được rồi mới ra đi. Em vẫn nhớ lời anh nói, một đời anh chỉ thích hoàng lan… Người ta cứ bảo em khôn, lấy ông Việt kiều đi Tây đi Mỹ cho sướng chứ theo chi chú tiểu trọc đầu. Nhưng đi Tây đi Mỹ không phải là chí nguyện của em. Lấy một người mình không thương, đến một nơi xa lạ với em còn khổ hơn là chết. Xin anh hãy tụng cho em một lần kinh cầu siêu thoát, một lần thôi…”

      Để kỷ niệm cho mối tình và cũng để đền đáp tấm lòng của cô nữ sinh, chú tiểu trồng một cây hoàng lan trong chùa. “Tôi tưới cây bằng nước giếng chùa. Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian. Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ…”


      Hai chuyện tình, hoàn toàn giống nhau, nhưng Trần Thùy Mai đã khéo léo đưa đến hai kết thúc khác nhau. Đời thì đời, nhưng phảng phất chút gì khá đạo vị!


      *

      Trần Thùy Mai sinh tại Hội An, Quảng Nam, nhưng quê quán ở làng An Ninh Thượng, xã Hương Long, huyện Hương Trà, nay thuộc thành phố Huế.

      Chị viết rất nhiều. Một số truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật: “Gió Thiên Đường,” “Thập Tự Hoa,” “Quỷ Trong Trăng,” “Thương Nhớ Hoàng Lan,” “Mưa Đời Sau,” “Người Bán Linh Hồn,” “Thị Trấn Hoa Quỳ Vàng.”

      Một trong những truyện của Trần Thùy Mai, “Trăng Nơi Đáy Giếng,” đã được đóng thành phim. (Trần Doãn Nho)

      Trần Doãn Nho

      diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tình bạn trong văn chương Trần Doãn Nho Phiếm luận

      - Tưởng nhớ Phan Xuân Sinh Trần Doãn Nho Nhận định

      - Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay Trần Doãn Nho Nhận định

      - ‘Nghiệp’ thơ của Trần Yên Hòa Trần Doãn Nho Nhận định

      - Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ Trần Doãn Nho Nhận định

      - Tranh Tĩnh Vật Trần Doãn Nho Tạp bút

      - Tháng Tư, nói chuyện tị nạn Trần Doãn Nho Tạp luận

      - Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’ Trần Doãn Nho Giới thiệu

      - Từ một tờ bìa báo cũ... Trần Doãn Nho Hồi ức

      - Buổi trao giải văn học Phan Thanh Giản (15.8.2021) Trần Doãn Nho Tường thuật

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)