|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Thưa bạn,
Chân dung Trần Thị Nguyệt Mai - Trương Vũ, tháng 10.2017
(Nguồn: blogphamcaohoang)
Dịp lễ Tạ Ơn, ngày 25.11.2020, nhà văn Vũ Thất, tác giả tiểu thuyết Đời Thủy Thủ, gởi cho tôi và Trần Thị Nguyệt Mai một email:
“Thưa anh Hai Trầu,
Anh cứ phi lộ rằng anh già rồi....
Đọc các bài viết gần đây của anh, tôi thấy trí nhớ của anh còn tuyệt vời hơn trí nhớ thuở năm mươi. Nghĩa là những ghi nhận văn chương của anh càng đậm đà, sắc sảo. Chắc cần thêm một ấn phẩm Người Đọc & Người Viết...
Nguyệt Mai thân mến,
Nhân mùa Lễ Tạ Ơn, được Nguyệt Mai cho thưởng thức các bài thơ từ thuở "Tuổi Hoa" khiến vừa ngạc nhiên, vừa thích thú vừa cảm phục.
Xin Tạ Ơn Người. Tạ Ơn Đời. Tạ ơn Mạng Lưới Internet.
Thân chúc mọi người trong gia đình quý bạn luôn an lành.
Thân mến,
Vũ Thất
Ngày 25.11.2020”
Từ lời cảm thán ấy của anh Vũ Thất về thơ Nguyệt Mai, tôi lò mò vô trang nhà Trần Thị Nguyệt Mai đọc thử, thì ra mới biết Nguyệt Mai đã làm thơ khá lâu rồi, từ những năm còn đi học ở Sài Gòn, mà từ khi được làm quen với Nguyệt Mai qua giới thiệu của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, có lẽ cũng năm bảy năm gì rồi, nhưng tôi chưa lần nào nghe Nguyệt Mai nói có làm thơ dù trên trang nhà của Nguyệt Mai, đôi lúc tôi thấy thỉnh thoảng có thơ của bạn nhưng dường như rất ít. Giống như anh Vũ Thất, tôi cũng “vừa ngạc nhiên, vừa thích thú, vừa cảm phục” khi đọc được các bài thơ của Nguyệt Mai từ thuở bán nguyệt san “Tuổi Hoa”, Sài Gòn, những năm 1970-1975.
Ngày nay tuổi tôi đã quá già, cái thuở tuổi thơ của những ngày “Tuổi Hoa” không còn nữa, nhưng qua thơ của Nguyệt Mai, dù cách nay tròn nửa thế kỷ, sao nghe ra như ngày ấy của tuổi học trò bé bỏng của tôi thấp thoáng đâu đây!
Nguyệt Mai có thể kể một chút về những ngày đầu làm thơ ấy của bạn được không?
Trần Thị Nguyệt Mai (TTNM):
Anh Hai kính mến,
Cảm ơn anh Hai đã quan tâm đến chuyện làm thơ của em.
Đúng như anh nhận xét, em làm thơ không nhiều. Khi nào hứng lắm mới viết.
Về những ngày đầu làm thơ và thơ đăng báo Tuổi Hoa, em đã có lần tâm sự với các bạn ở các comments trên trang này, anh vào xem nhé:
https://123hoang.wordpress.com/2011/08/25/th%c6%a1-tr%e1%ba%a7n-th%e1%bb%8b-nguy%e1%bb%87t-mai/
Kính chúc anh Hai và chị Bảy luôn sức khỏe, an vui.
Nguyệt Mai
Hai Trầu (HT)
Qua tìm kiếm, tôi đọc được bài thơ dưới đây, Nguyệt Mai kính tặng cô giáo Ngô Thị Vân của trường nữ Trung Học Lê Văn Duyệt, Gia Định, ngày xưa:
Còn Mãi Trong Tim
Kính tặng Cô Ngô Thị Vân – Giáo Sư Anh Văn Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt – Gia Định
Với chúng em, đây là niên học cuối
một cuộc thi chấm dứt thuở học trò
chỉ còn lại chút dư âm tiếc nuối
những tháng ngày rất đẹp, rất nên thơ…
Ngày cuối cùng Cô giảng xong bài học
dặn những điều cần thiết lúc đi thi
em đã thấy, ở Cô, giòng lệ ngọc
biết bao tình trong giây phút biệt ly
(Em vẫn biết còn học trò áo trắng
là vẫn còn giữ những nét dễ thương
đời mai sau sẽ có nhiều bóng nắng
tìm đâu ra khoảng mát chốn học đường?)
Và Cô ơi! suốt đời em mãi nhớ
giòng lệ nào tràn ngập những thương yêu
một khoảng trời màu hồng trong tim nhỏ
bục gỗ, bàn Thầy, bóng dáng chắt chiu…
Trần Thị Nguyệt Mai
1972
Và bài thơ viết về mùa Thu, mùa của những ngày tựu trường:
Cũng Là Mùa Thu
Khi lá ngoài đường rụng đầy ngõ phố
và bầu trời như thấp xuống – nhiều mây –
mùa thu nào me âu yếm nắm tay
dẫn con gái nón nghiêng che đi học
gió heo may len lén hôn lên tóc
em thẹn thùng nép dưới vạt áo dài
cô bé mang chiếc cặp nhỏ trên vai
và chợt nghĩ mình bây giờ đã lớn!
con đường đi vương đầy sương buổi sớm
những bé như em chúng cũng đến trường
cơ hồ như một niềm vui ngát hương
đang ngự ở trong tim em bé bỏng
ồ trường kia nơi em đang mong ngóng
tí nữa đây me sẽ dẫn em vào
chọn cho con ngồi ngay ở bàn đầu
“me muốn con đầu lớp luôn đó nhé!”
rồi trống trường điểm lên ba tiếng nhẹ
cô giáo bước vào với áo hồng tươi
trên môi cô trang điểm những nụ cười
cô bé thấy thương cô làm sao lạ…
oOo
Và bây giờ khi mùa thu rụng lá
vẫn đến trường lòng vương chút bâng khuâng
cố ngăn đi giòng nước mắt bao lần
em vào lớp, ngôi vị chừ thay đổi
vẫn bảng đen, vẫn phấn còn hương mới
nhưng bàn thầy – chỗ ngồi của em đây
mi mắt sao bỗng dưng lại cay cay
khi nhìn xuống bàn học trò xưa đó
những em bé trước mặt là tập vở
còn thơm mùi giấy trắng thuở ban đầu
nắn nót từng hàng và viết từng câu
bài học mới cô giáo vừa giảng dạy
những gương mặt ban đầu còn ái ngại
len lén nhìn xem cô giáo dữ hiền
(hành động xưa được lặp lại y nguyên)
em bỗng nhớ ngày vàng son thơ ấu…
Trần Thị Nguyệt Mai
(Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 208, phát hành ngày 1-9-1973)
Năm 1972, Nguyệt Mai làm bài thơ cho cô giáo, rồi sau đó, năm 1973, Nguyệt Mai viết bài thơ cho học trò, giữa hai vị thế ấy, Nguyệt Mai thích vị thế nào?
TTNM:
Kính thưa anh Hai,
Cảm ơn anh đã "theo dõi" rất sít sao.
Em thích ở cả hai vị trí;
1) Là học trò, được hồn nhiên học hành, vui chơi, không phải lo lắng gì cả.
2) Là cô giáo thì được truyền lại những gì mình học hỏi cho thế hệ sau.
Thực sự, em không theo nghề sư phạm. Nhưng hồi nhỏ, như các bạn gái khác, rất thương & kính phục Thầy Cô nên đã từng mơ ước lớn lên mình sẽ trở thành cô giáo. Em nhớ hồi đó hay kêu bạn hàng xóm đến nhà chơi & "làm cô giáo" dạy học khi chơi trò cô giáo & học trò. Hồi xưa, em có kèm vài em ở tư gia. Chính thức đứng bục gỗ sau 1975 thời xóa nạn mù chữ, dạy cho các bác, cô chú đọc và viết, em là phụ, có một bác thực sự làm nghề giáo là người chính đứng lớp. Lúc ở trại tị nạn Bataan, Philippines em có làm Assistant Teacher, chủ yếu là thông dịch lời cô giáo nói cho các bạn học viên.
Hy vọng em đã trả lời câu anh hỏi.
HT:
Hồi đời xưa, mỗi lần nhắc tới bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, người ta hay nhắc câu thơ của Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”
(Cảnh Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nguyệt Mai có những vần thơ về các "mùa" riêng của mình.
Chẳng hạn: Với mùa Đông thì có: Hương Mùa Đông - Trần Thị Nguyệt Mai
● Em, Đêm Tháng Chạp
tiếng chuông xa đổ vang rền
kinh cầu nào nguyện giữa đêm vô cùng
thấy mùa đông đến bao dung
em chiên ngoan nhỏ ngập ngừng lễ đêm.
● Hôm Qua
sương khuya rơi ướt áo vàng
mùa đông đã đến bàng hoàng tim em
hôm qua ai bước qua thềm
thổi vào hồn ngọn gió đêm lạnh lùng.
● Mưa Đông
cơ hồ ngày tháng vây quanh
nhớ chi đến thuở lâm hành quan san
mimosa đã nở vàng
mưa rơi đủ nhỏ cho hàng lệ sa.
● Hoan Ca Ngày Về
đường khuya gió lạnh buốt vai
xin lời thánh sủng mãi đầy trong tim
chim bay về đêm giáng sinh
cất cao tiếng hót giữa thinh không buồn.
Trần Thị Nguyệt Mai
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 229, ra ngày 1-12-1974)
Với mùa Xuân thì có: Bên Trời Tháng Giêng
Những cành lộc mới đùa trong gió
Bé đứng bên trời Xuân, tháng giêng
Nghe lòng một chút hương hoa cỏ
Xanh ngát hồn thơ trổ ý hiền.
Lập Xuân
Có con chim én về mừng tuổi
Nắng lụa trải đường cho bé đi
Anh thấy trong mây trời buổi sáng
Mắt bé màu xanh ngát lưu ly...
Suối Ngọt
Tặng me một đóa cúc vàng
Khi mùa Xuân đến dịu dàng trong con
Tình thương mãi đậm tim non
Me là bóng mát, suối nguồn bao dung.
Trần Thị Nguyệt Mai
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 231, Tết Ất Mão, ra ngày 25-1-1975)
Với mùa Thu thì có bài: Cũng Là Mùa Thu - Trần Thị Nguyệt Mai
(Có ghi bên trên)
[Trích từ bán nguyệt san Tuổi Hoa số 208, phát hành ngày 1-9-1973]
Và với mùa Hè thì có: Sầu Mưa Tháng Hạ - Trần Thị Nguyệt Mai
Rồi mùa hạ trở về cùng bóng phượng
Cùng tiếng ve, cùng mưa ướt đầu mùa
Bé nghe lòng bỗng dưng mà xao xuyến
Dội trong hồn vang vọng mấy âm thưa!
Mưa tháng hạ sao hồn mềm quá đỗi
Bé có hay đã tàn hết cuộc vui
Rồi mỗi người một đời sau trôi nổi
Còn lại chăng chút kỷ niệm ngậm ngùi?
Mùa hạ, lỡ tay chào cách biệt
Thì bé ơi mòn mỏi đến bao giờ
Mùa hạ, lỡ gọi người tha thiết
Những cung buồn rụng xuống cõi hồn thơ...
Trần Thị Nguyệt Mai
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 224, ra ngày 1-7-1974)
Từ những ngày xa xưa cách nay 50 năm, qua thời tiết mỗi mùa, Nguyệt Mai ghi lại những cảm xúc rất riêng của mình giữa cái mưa và cái nắng của Sài Gòn vào những năm 1970-1975 ấy, nếu ngày nay có dịp cảm tác lại những vần thơ về mỗi mùa ấy chắc Nguyệt Mai sẽ viết khác đi nhiều vì hôm nay không phải là hôm qua... Nếu quả thực nó là như vậy, Nguyệt Mai sẽ thêm gì và sẽ bớt gì trong trời đất của mỗi ngày mùa thuở ấy?
TTNM:
Năm 1970 là năm em có thơ đăng báo đầu tiên. Hình như em đã bắt đầu chập chững viết từ một năm trước đó, viết rồi xé, xé rồi viết.
Mỗi tuổi đương nhiên có cảm nhận khác nhau.
Bây giờ em nhìn mỗi mùa đi qua như đời người.
Mùa xuân là khi còn trẻ, tâm hồn phơi phới
Mùa hạ là lúc đã lớn, đã va chạm, có lúc trời nóng rất khó chịu thì cũng giống như những thứ bất như ý đã xảy ra trong đời.
Mùa thu là mùa lá rụng như tuổi mình đã về chiều, rồi cũng như lá, sẽ lần lần rơi rụng
Mùa đông lạnh lẽo, mùa cuối của năm cũng là lúc tàn một kiếp người.
Có lẽ do đã hết tuổi học trò, nơi em đang ở cũng không có cây phượng, không có ve sầu nỉ non để nhớ chăng?
Thơ từng mùa bây giờ thường nhìn về ngày cũ, nhớ quê hương...
Em gửi anh những bài thơ mới làm sau này để anh xem. Đặc biệt không có một bài thơ mùa hạ nào. (2)
HT:
Nguyệt Mai là người làm thơ về “tuổi hoa” trên bán nguyện san “Tuổi Hoa” từ đầu những năm 1970 và có lúc giúp đọc bản thảo của nhiều tác giả; qua nội dung của các trang bản thảo ấy và qua tiểu sử của nhiều tác giả mà Nguyệt Mai tiếp cận, Nguyệt Mai có suy nghĩ gì về văn chương dành cho tuổi thơ?
TTNM:
Hồi nhỏ em được Ba Má mua cho Sách Hồng (Cái Ấm Đất, Chiếc Áo Vua Ban, ...) cũng như những truyện cổ tích ngoại quốc dịch lời Việt có hình vẽ màu mè rất đẹp như Bạch Tuyết Bảy Chú Lùn, v.v... để đọc.
Theo em, tất cả sách truyện dành cho thiếu nhi nên là những cuốn sách đẹp, lời văn hay, kết thúc có hậu gợi tính thiện, cho các em thấy ác giả ác báo, để giáo dục, hướng các em đến việc làm điều tốt, điều thiện, tránh xa điều ác, sai trái.
Đó là lối giáo dục ở cả nước trước năm 1954 và ở tại miền Nam từ 1954-1975. Nhờ lối giáo dục này mà Văn chương miền Nam thời chiến (1954-1975) là một nền văn chương nhân bản.
Chẳng hạn:
Cho tôi đổi một trăm chiến thắng
Lấy một giọt nước mắt kẻ thù
(Giọt Nước Mắt Kẻ Thù – Trang Châu)
Lúa có nghĩ rằng ngày mai sẽ khác?
Súng sẽ dùng để đúc lưỡi cày
(Đêm Kích Dưới Chân Đồi Pá – Nguyễn Dương Quang)
Và với riêng em, bài thơ “Bao Giờ Mới Thấy” ghi lại cảnh tượng được chứng kiến trên màn hình TV về vụ pháo kích vào trường Tiểu Học Cai Lậy, Định Tường (viết vào buổi tối ngày 12.3.1974), ở những câu thơ cuối cùng:
Tôi vẫn hằng mơ ước
Ngày quê hương thanh bình
Nhưng bao giờ mới được
Thấy ngày hội hoa xinh?
(Bao Giờ Mới Thấy - Trần Thị Nguyệt Mai) Tuổi Hoa số 221 ngày 1-4-1974
Anh đã không thấy một lời nào thóa mạ người bên kia chiến tuyến. Chỉ là mơ ước hòa bình mau đến, không còn chiến tranh, để những cảnh chết chóc, đau thương này không còn xảy ra.
Sau này em được biết viết về vụ Cai Lậy còn có bút ký chiến trường "Cánh Diều Trên Đồng Cỏ" của anh Trần Hoài Thư, mà phần kết luận cũng rất hiền hòa:
Ngày hôm nay, tôi lại bay qua cánh đồng cỏ cũ. Trời vào hè, nắng vàng rực rỡ, chói lòa cả những áng mây xa. Con tàu như quen thuộc hạ xuống 100 bộ. Tôi không còn thấy em bé thả diều nữa. Chỉ còn cánh đồng cỏ màu vàng sậm mênh mông bát ngát. Tôi nghe một nỗi buồn đến đắng cay đầu lưỡi. Một nỗi buồn tê tái như khi nhớ lại chiếc cặp với trái xoài non, những chiếc nắp ken, và con diều, cuộn chỉ vấy máu trên sân trường…
(Cánh Diều Trên Đồng Cỏ - Trần Hoài Thư)
Nếu sự việc này xảy ra với người phía bên kia thì chắc chắn khác hẳn, họ sẽ chửi rủa và kêu gọi "máu phải trả bằng máu", v.v...
Đó là cái đẹp của văn chương miền Nam.
Cảm ơn anh Hai Trầu Lương Thư Trung rất nhiều đã bỏ thời gian để tìm hiểu về thơ của em ngày ấy, mà chúng em, các bạn Tuổi Hoa, thường gọi là một thời xanh, rất đẹp, rất nên thơ.
Trần Thị Nguyệt Mai
29.11.2020
Thay lời kết:
Văn chương xưa nay vốn lấy cái đẹp và sự trong sáng làm gốc. Theo thiển ý của tôi, một người đọc nhà quê già mà tuổi đời cũng hơi trộng-trộng rồi, thơ Trần Thị Nguyệt Mai từ những ngày bắt đầu đăng trên bán nguyệt san Tuổi Hoa ở Sài Gòn những năm 1970-1975 cho dĩ chí đến hiện tại, đã đạt được hai yếu tố làm nền ấy; chẳng những thế, mà thơ Trần Thị Nguyệt Mai còn tiêu biểu cho một thế hệ được giáo dục rất mẫu mực nữa đó là lòng hiếu thảo với cha mẹ, kính anh, thương em, mến bạn, thương người và yêu kính thầy cô giáo đã bỏ công dạy dỗ mình từ những ngày tuổi thơ cho chí đến lúc nên người! Có lẽ nhờ những chất liệu làm nền ấy nên thơ Nguyệt Mai vừa giản dị mà trong sáng, vừa thành thật mà cảm động; và nói cách khác, trong thơ Nguyệt Mai vừa có “tình” mà lại vừa có “thần” là vậy!
Nói như nhà văn Vũ Thất đã nhận xét ở bên trên: “Nhân mùa Lễ Tạ Ơn, được Nguyệt Mai cho thưởng thức các bài thơ từ thuở "Tuổi Hoa" khiến vừa ngạc nhiên, vừa thích thú, vừa cảm phục.”, tôi cũng “vừa ngạc nhiên, vừa thích thú, vừa cảm phục” về những vần thơ của Trần Thị Nguyệt Mai từ những năm cách nay có tới 50 năm y như vậy!
Hai Trầu
Houston, ngày 29.11.2020
Phụ chú:
1/ Thơ Trần Thị Nguyệt Mai thời 1970-1975.
2/ Vài bài thơ Trần Thị Nguyệt Mai hôm nay
- Trò Chuyện Với Trần Thị Nguyệt Mai Về Thơ Trên "Tuổi Hoa" Trước 1975 Hai Trầu Giới thiệu
- Đọc "Chuyện Xứ Dran Xưa" của nhà văn Lâm Trung Châu Hai Trầu Điểm sách
• Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn-Hải)
• Trò Chuyện Với Trần Thị Nguyệt Mai Về Thơ Trên "Tuổi Hoa" Trước 1975 (Hai Trầu)
• Trần Thị Nguyệt Mai (Học Xá)
- 17 bài thơ cho Trần Thị Nguyệt Mai (Đinh Cường)
- Thơ Trần Thị Nguyệt Mai trên TUỔI HOA xưa (Đỗ Hồng Ngọc)
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ
(Trần Thị Nguyệt Mai)
• Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn
(Trần Thị Nguyệt Mai)
• Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100
- Vài cảm nghĩ khi đọc Liên Hoa Thi
- Người lính trong TRUYỆN TỪ VĂN của Trần Hoài Thư
- Nguyên Minh, người có đôi mắt xanh
Thơ văn trên mạng:
- blogphamcaohoang - tuongtri.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |