1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trần Diệu Hằng Và Những Tiếng Nói Vào Đời Sống (Bùi Vĩnh Phúc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-3-2019 | VĂN HỌC

      Trần Diệu Hằng Và Những Tiếng Nói Vào Đời Sống

        BÙI VĨNH PHÚC
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Trần Diệu Hằng

      Tính đến thời điểm của bài viết này, Trần Diệu Hằng đã cho ra đời được ba cuốn sách: Vũ Điệu Của Loài Công (Ngọc Lữ, 1984), Mưa Đất Lạ (Viet Pub., 1986), và Chôm Chôm Yêu Dấu (Làng Văn, 1989). Ba cuốn sách đã đánh dấu những bước chân của một hành trình. Trần Diệu Hằng đã viết như một người tỵ nạn, như một nhà văn, và như một người mẹ. Hình ảnh nhà văn như một người tỵ nạn được nhìn thấy rõ trong hai tập truyện đầu, và hình ảnh nhà văn như một người mẹ được thể hiện rõ trong tập truyện cuối. Thật ra, trong một cái nhìn nhất quán, sự biện biệt, phân tích và tách rời này là không nên. Bởi lẽ, tôi là một, là hai, là tất cả. Mỗi một chúng ta đều sống cùng một lúc tất cả những cái sống của mình, những kinh nghiệm của mình. Và tất cả những kinh nghiệm ấy trộn lẫn vào nhau, hòa nhập vào nhau, và nhân nhau lên. Chúng ta sống cùng một lúc nhiều vai trò, và tất cả những vai trò được sống ấy nơi ta sẽ thể hiện một cách rõ nét hơn con người của mỗi một chúng ta giữa đời.


      Trong ý thức ấy, trước hết, chúng ta hãy thử nhìn Trần Diệu Hằng như một con người tỵ nạn.


      Vũ Điệu Của Loài Công là tập hợp mười truyện ngắn có thể nói là đầu tay của tác giả. Ngoại trừ truyện ngắn được dùng làm tên cho toàn tập có bối cảnh của quê nhà, tất cả những truyện còn lại đều được viết từ góc độ của một người tỵ nạn đang sống ở bên ngoài quê hương. Dù sao, cái tâm cảm xót xa rõ nét trong lòng người viết, tạo thành cái ấn tượng nổi bật trong rung động nơi người đọc, vẫn liên hệ đến những hình ảnh thiết tha và đằm thắm của một quê hương xa cũ. Cho dù có trình bày những mảnh đời tội nghiệp, những cảnh sống khó khăn, buồn bã, hay những cố gắng hội nhập vào một xã hội mới trên xứ người, Trần Diệu Hằng vẫn cho người đọc nhìn ra nơi tâm hồn mình những dấu ấn đằm thắm và dịu dàng của quê hương, đất nước.


      Chuyến Xe Về Làng Đại Từ là một truyện ngắn đẹp và đầy tính nhân bản. Và hình ảnh nhân vật bà cụ trong truyện này là một xây dựng thành công của Trần Diệu Hằng về một sức hút mãnh liệt, thiết tha và khó chống cưỡng lại trong đời sống của mỗi một con người nói chung, và trong đời sống của những người tỵ nạn nói riêng: sức hút của quá khứ trộn lẫn với sức hút của một hơi thở quê nhà.

       

      Bà cụ già đã ngoài bảy mươi. Cụ ở với các cháu và chắt trên một thành phố Mỹ. Thân xác thì ở Mỹ nhưng trí óc của cụ vẫn ở Việt Nam. Cụ vẫn sống, và rung động, và nhìn thấy mọi sự việc xảy ra trong một khung cảnh cũ: khung cảnh của quê nhà. Ký ức và ngay cả sự sống của bà cụ như được “chạy” bằng một cái “software” cũ kỹ và quen thuộc. Đời sống đã chuyển dịch với những biến động tàn bạo, nhưng bà cụ vẫn sống với những “dữ kiện” cũ. Những dữ kiện ấy là những gì mà đầu óc cụ - cái “software” đã hết chỗ kia - còn ghi nhận được. Sự sống nơi cụ, hay đúng hơn là cái ký ức nơi cụ, từ chối chấp nhận những chuyển biến của cuộc đời. Cụ vẫn thấy mình đang còn ở trên quê hương và vẫn luôn luôn muốn trở về thăm lại làng cũ, cái làng Đại Từ “từ tỉnh Hà Đông đi xe tay chỉ mất độ mươi phút nửa tiếng là đến nơi”, cái làng và ngôi nhà được đánh dấu ở “chỗ có bụi tre thật lớn”“cái cổng sơn son”. Ở đó, bà cụ già đã giữ lại được cho mình bao nhiêu kỷ niệm đẹp trong đời. Những kỷ niệm ấy chắc hẳn là đã không hề chết đi. Chúng còn sống mãi trong ký ức bà cụ và luôn ngân lên những tiếng chuông gióng giả. Và, bởi thế, một buổi trưa, bà cụ một mình trên đường phố Mỹ tìm về quê cũ:

      (...) Trời xanh cao. Nắng hè chói lóa trên những mái ngói. Cỏ xanh mướt trước mỗi sân nhà và hè đường xi-măng phẳng phiu. Trong cảnh vật văn minh đầy vẻ thanh tịnh ấy, hình ảnh bà cụ nổi bật lên. Cái quần đen rộng thùng thình, ống cao ống thấp. Hai cánh tay áo trắng ló ra ngoài chiếc áo bông cụt tay mầu nâu có điểm những đốm hoa trắng đã bạc mầu. Bà đội trên đầu tấm chăn đỏ. Một tay bà cụ giơ lên giữ tấm chăn, mường tượng như hình ảnh một cô gái quê từ làng ra tỉnh, tay cắp mẹt, đầu đội thúng. (...)

      Lần ấy, bà cụ được con cháu tìm kịp và dắt về.


      Nhưng cái đời sống quá êm đềm và đẹp đẽ ở một nơi chốn quê hương kia vẫn tiếp tục gõ lại những tiếng chuông thần tiên trong tâm hồn và trong trái tim bà cụ. Tiếng chuông cứ ngân nga và dắt tay bà cụ đi trở về những “con đường đất xuyên vào ruột hai hàng tre xanh mướt, muôn đời rì rào khúc nhạc của làng quê mến yêu”, những con đường có “gió thổi mát rượi, những bông hoa bưởi bay phấp phới, trắng xóa cả một vùng trời”. Và cuối cùng thì bà cụ cũng trở về được quê hương, như một buổi nào, người chị nghẹn ngào nói với đứa em nhỏ là bà nội không chết, không phải là bà nội bị đụng xe, mà bà nội chỉ đi về nhà. Bà nội đi về quê. “Quê mình xa lắm, em biết không, mãi tận bên kia biển.”


      Những truyện ngắn khác trong tập Vũ Điệu Của Loài Công cũng mô tả được cái tâm cảm thiết tha với đất nước, quê nhà của những nhân vật trong truyện như thế. Cho dù là có phải cố gắng để hòa nhập vào đời sống mới, có phải cam go vượt qua và vượt lên những thử thách, những khổ đau của hoàn cảnh hiện tại, những nhân vật của Trần Diệu Hằng vẫn cho người đọc thấy được cái ánh sáng của những kỷ niệm cũ - cho dù nhiều lúc chúng có ảm đạm, hắt hiu như những tia lửa đỏ cuối cùng của một buổi chiều đang chết - bập bùng lấp lóe trong lòng họ.


      Tập Mưa Đất Lạ cũng có mười truyện ngắn. Chúng đi tiếp con đường mà Trần Diệu Hằng đã vạch ra với tập truyện đầu tay của mình. Đa số những truyện trong tập này đưa ra những cảnh sống, những mảnh đời tỵ nạn đang bị quay trong gió lốc, trong dòng sống nghiệt ngã và trôi nổi của những cuộc lữ mới. Nhưng dù cho đời sống có quay cuồng thế nào đi nữa, tác giả vẫn luôn neo giữ những nhân vật mình vào những trụ cột tốt đẹp của quê hương - một cách rõ nét hay trong ẩn ý. Những nhân vật ấy dù có “băng hoại” đến thế nào đi nữa, cuối cùng, vẫn được cứu vớt. Trần Diệu Hằng yêu mến quê hương và những nhân vật của mình. Dù cho có đẩy nhân vật của chính mình vào những cuộc lữ mệt mỏi của đời, tác giả luôn luôn nhìn ngắm những nhân vật ấy với một mắt nhìn thật nhân bản và thiết tha. Trần Diệu Hằng cho những nhân vật mình những điểm tựa tinh thần, và, từ đó, đưa bàn tay về phía độc giả như một sự mời gọi, sẻ chia.

      (...) Lúc tôi đứng sau cửa sổ chà tóc và nhìn ra ngoài trời, mưa bắt đầu gieo nặng hạt. Trận mưa đem lại cho tôi một cảm giác thân mật lần đầu tiên tìm thấy từ ngày tới đây. Thoảng trong không gian có vị nồng nồng, tựa như mùi đất tôi vẫn ngửi thấy sau những trận mưa rào đầu mùa nơi vườn ngoại. Đám lá trầu xanh bóng trĩu xuống dưới những hạt nước trong vắt ào ạt xuống từ trời. (...)

      Tôi mở hé một cánh cửa sổ, nhắm mắt lại và chìa hẳn mặt ra phía ngoài. Mưa bay xéo qua hàng hiên hắt vào mát rượi. Mưa làm vơi đi nỗi u uất của ngày và của lòng tôi. Mùi đất vườn quê ngoại bỗng tràn đầy không gian ẩm đục cùng với cơn mưa, bóng chiều đổ ập xuống khu vườn. (Mưa Đất Lạ)

      Cơn mưa, bóng chiều, mùi đất vườn quê, đám lá trầu xanh... - lẫn lộn, hòa nhập trong kinh nghiệm và trong ký ức của mỗi chúng ta - đã là những điểm tựa vừa có tính cách vật lý vừa có tính cách tinh thần cho những đời người viễn xứ. Chúng mềm dịu trong cảm giác và trong những nỗi xúc động thật và đầy mà mỗi kẻ tha hương trong chúng ta đều có thể kinh nghiệm. Chúng là những bàn tay mềm mại giữ lấy cuộc đời của chúng ta trong trần gian đầy những giông gió này. Một cách nào đó, như thế, nhân vật của Trần Diệu Hằng là những nhân vật có hạnh phúc. Những hạnh phúc ấy người đọc có thể dễ dàng chia sẻ. Gìn giữ những nhân vật mình trong một không gian hạnh phúc, với những giới hạn của cái hạnh phúc ấy bên cạnh những nghiệt ngã đau thương của đời sống, Trần Diệu Hằng, theo tôi, là một nhà văn có nhiều lòng nhân bản.


      Chôm Chôm Yêu Dấu là tập truyện cuối cùng của Trần Diệu Hằng. Đây là một tập sách bao gồm mười một truyện ngắn xoay quanh trái tim, tâm hồn của Mẹ và những tiếng nói cũng như cái nhìn trong suốt của con. Ở một khía cạnh, Chôm Chôm Yêu Dấu là một bài ca đẹp đẽ và thắm tươi về tình mẫu tử. Nhưng từ một góc độ khác, nó phản ánh những suy nghĩ của một người cầm bút muốn sống và viết như một người mẹ và như một nhà văn. Những suy nghĩ này nổi bật trong bố cục của Thiên Đỉnh, truyện ngắn cuối cùng.


      Trước hết, tập sách là một tiếng hát thắm trong của tình mẹ con giữa những tạp âm của đời sống. Người mẹ kể lại những sinh hoạt trong đời sống mình với hai đứa con nhỏ: Chôm Chôm và Bòn Bon. Những lời kể rất thật, về những chi tiết sinh động của đời sống, những vui buồn thay đổi đến đi của cuộc đời, những chơi đùa nghịch ngợm học hành hồn nhiên vô tư của hai con. Nhưng trong những lời kể ấy, luôn luôn có những suy tự và những khắc khoải của mẹ. Người mẹ, bề ngoài, như một tấm gương phản chiếu đời sống hằng ngày của hai con; nhưng bên trong, bà có một đời sống riêng. Người mẹ có hai tiếng nói: nói với các con, nói với đời sống đang trôi chảy, đồng thời, nói với trái tim của chính mình. Hai tiếng nói ấy quấn quyện lấy nhau, đan kết vào nhau, khiến cho hình ảnh của người mẹ có thêm chiều kích.


      Khi dạy con học tiếng Việt chẳng hạn, mẹ nghe con nhăn nhó than phiền: “Sao con phải học tiếng Việt hả mẹ? Những đứa bạn khác của con đâu phải học? Mà học để làm gì? Con đang ở Mỹ chứ đâu có ở ... Việt Nam?”; lúc ấy, tiếng nói bên ngoài của mẹ trả lời con là, “Con học thêm để... giỏi hơn những con nít khác”, hoặc, “Môn học này... đặc biệt của mẹ dạy con, đâu phải đứa nào cũng được mẹ nó dạy một thứ gì... khác hơn môn học trong trường đâu?” Đó là những tiếng nói bên ngoài. Nhưng bên trong, người mẹ có một câu trả lời khác. Cũng là một câu trả lời cho con, nhưng thật ra là mẹ nói với chính mẹ nhiều hơn,

      ”... Mẹ muốn con học tiếng Việt vì thứ ngôn ngữ đó đã là đời sống, là hơi thở, là khổ đau và định mệnh của đời mẹ. Vẻ diễm lệ của nó rung lên trong mẹ những hồi chuông thánh thót cùng những giọt nước mắt. Có thể các con sẽ chẳng bao giờ thấy hết được vẻ diễm lệ đó, hoặc chẳng bao giờ nghe được tiếng thánh thót của những hồi chuông kia; nhưng các con sẽ am hiểu phần nào thứ ngôn ngữ đã hòa nhập với tâm hồn của mẹ, chỉ vì các con muốn gần gũi mẹ, và chỉ vì mẹ là mẹ của các con...”

      Những tiếng nói như thế, trong suốt những ngày các con lớn lên, đã đan quyện trong không gian đời sống và không gian tâm hồn của người mẹ, để, từ đó, người mẹ nhìn ra ý nghĩa của đời sống mình. Trần Diệu Hằng, qua những bối cảnh của chị sống cũng như qua những tiếng nói thiết tha kia, đã chân thành bộc lộ tâm hồn và những suy nghĩ, những rung động mình như một con người Việt Nam tha thiết. Đó là một người Việt Nam tỵ nạn, cầm bút, muốn sống như một nhà văn, đồng thời cũng muốn sống như một bà mẹ ở giữa đời thường.


      Về mặt kỹ thuật, Chôm Chôm Yêu Dấu được xây dựng và bố cục khác hai tập truyện trước. Mặc dù có thể đọc riêng ra thành từng truyện, kết cấu của toàn tập sách cho thấy nó có thể sắp xếp, với một vài thay đổi, để được đọc như một truyện dài. Truyện cuối, Thiên Đỉnh, nhìn theo góc cạnh hội họa, có thể được xem như một bức collage. Những chất liệu khác biệt được kết hợp, gắn bó vào nhau và chồng lên nhau. Nó đưa ra nhiều góc cạnh khác biệt của một toàn cảnh, nhiều tiếng nói với những âm lượng và chất giọng khác nhau. Có chất giọng của cổ tích, mà lại có chất giọng của hiện thực, của siêu thực, của ẩn dụ, và của... văn chương nữ quyền (feminist). Phần này là một nỗ lực của Trần Diệu Hằng để thể hiện cái nhìn trước đời sống của mình. Mong là tiếng nói của tác giả được thông cảm và chia sẻ.


      Trên hành trình viết của mình từ tập truyện đầu tay cho đến thời điểm hiện tại, Trần Diệu Hằng đã cho thấy những nỗ lực tốt. Tác giả đã gửi vào đời sống những tiếng nói của một người tỵ nạn, của một nhà văn, và của một người nữ hãnh diện trong vai trò giữa đời của mình. Đó là những tiếng nói thiết tha và đầy tinh thần nhập cuộc.


      Văn chương Việt ngoài nước tiếp tục cần những tiếng nói như thế.


      VII, 1995

      Bùi Vĩnh Phúc

      Lý Luận Và Phê Bình Hai Mươi Năm Văn Học Việt Ngoài Nước 1975-1995
      Nxb Văn Nghệ 1996

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Bùi Giáng (1926 - 1998) Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển Bùi Vĩnh Phúc Tựa

      - Thế giới và những giấc mộng trong truyện của Vũ Quỳnh Hương Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - 9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Quyên Di và mắt nhìn nhân ái vào thế giới của đời thường Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Lời vào sách: 9 khuôn mặt . 9 phong khí văn chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ ở đâu xa của Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

      - Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)