1. Head_

    Trầm Kha

    (..1948 - 19.1.1974)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tiếc nhớ anh Trầm Kha - Nguyễn Văn Đồng (HT Nguyễn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-7-2019 | VĂN HỌC

      Tiếc nhớ anh Trầm Kha - Nguyễn Văn Đồng

        HT NGUYỄN
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Trầm Kha
            (1948- 19.1.1974)

      Trung úy Hải Quân Nguyễn Văn Đồng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974


      Ngày 28 tết, tôi năm ấy 13 tuổi không còn nhỏ, nhưng cũng chưa lớn để hiểu mọi chuyện. Tôi kể lại những gì tôi còn nhớ về ngày ấy, khi anh trai tôi là trung úy hải quân Nguyễn Văn Đồng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa.


      Sáng hôm ấy, như mọi năm, gần Tết là việc làm đậu để bán của nhà tôi rất bận rộn. Mẹ tôi đị chợ từ sáng. Tôi dọn bếp xưởng xong, đang tắm thì nghe thấy tiếng bà nội khóc từ ngoài cổng vào. Tôi vẫn ở trần mặc quần đùi chạy ra thì thấy Hiệp, con trai chú Hy dìu bà nội đi vào, đi cùng là một anh lính HQ. Bà nội vừa khóc vừa nói anh Đồng mày chết rồi cháu ơi. Tôi sợ cũng khóc rống lên nhưng thật sự cũng không hiểu vì sao lại có tin đó. Thực ra từ năm 1968, anh Đồng đi Võ Bị Đà Lạt 4 năm, ra trường là vào Hải quân ngay, nên hầu như không ở nhà. Thỉnh thoảng có lần về phép cũng không vào dịp Tết nên ấn tượng trong tôi từ lúc 8, 9 tuổi là anh rất nghiêm. Mỗi lần về phép anh bắt chúng tôi học cả tiếng Anh và rèn chúng tôi lau quét nhà như trong lính. Vậy mà...


      Bố tôi lúc ấy chạy ra thì anh lính báo miệng nói rõ anh Đồng hy sinh ngày hôm qua (19/1) ở Hoàng Sa, hiện thi thể đưa về quàn tại Tổng Y viện Duy Tân Đà Nẵng. Bố không khóc, ông cũng là lính mặc dù chỉ là lính văn phòng đã giải ngũ nhưng ông hiểu sự tình. Đúng lúc ấy thì chú Hy đến, chú chỉ là Hạ sĩ quan nhưng làm vận tải nên đã xin một chuyến xe quân đội cấp tốc đi ngay vào Đà Nẵng để nhận thi thể anh tôi. Cùng đi có chị gái tôi là chị Thu Hương.



      Còn lại ở nhà, anh Chu tôi, cùng mấy bác hàng xóm chuẩn bị dọn dẹp sắp xếp để đón anh về. Gần trưa, mẹ tôi hay tin, vứt cả quang gánh bỏ buổi chợ chạy về nhà khóc con.


      Tôi cũng xin giải thích vì sao tin báo tử lại về nhà chú tôi ở 3 LTĐ. Nguyên do là nhà tôi ở trong hẻm đường Hàm Nghi nên việc gửi thư rất khó khăn, anh tôi xin địa chỉ nhà chú Hy để tiện liên lạc. Do vậy khi anh hy sinh đơn vị đã cử người về đó báo tin.


      Đáng lẽ, như mọi năm nhà tôi cũng đang chuẩn bị đón Tết, vậy mà năm ấy toàn một màu tang tóc. Cành mai trắng (anh Minh cho) cũng được đem ra để ở ngoài sân. Ông Chính, người hàng xóm thuận tay định chặt cây mai vàng trồng chính giữa cửa nhà. Ông bảo trồng như thế xấu và cản trở việc tang lễ nhưng mẹ tôi khóc không cho chặt cây. Cả nhà tôi khóc và cùng ngồi chờ. Hàng xóm cũng ra vào và ngóng chờ.


      Trưa hôm sau (29 Tết), xe đưa thi thể anh tôi về nhà. Tiếng khóc vang. Những người lính đi hộ tống khiêng quan tài anh tôi vào đặt giữa nhà. Cả nhà tập trung lại, hàng xóm cũng rất đông. Nắp quan tài mở ra, thân xác anh tôi đã được tẩm quấn vải trắng, khuôn mặt chừa lại nhìn như người đang ngủ. Anh vẫn rất đẹp trai như khi còn sống. Sau này, bố tôi kể lại khi vào nhà xác nhận thi thể anh, thấy anh chết nhưng thân thể vẹn toàn, chỉ có một vết thương cỡ một ngón tay ở thái dương nên quyết định cho tẩm liệm nhưng không đóng chặt nắp quan tài để về mở ra cho mọi người nhìn anh lần cuối.


      Buổi tẩm liệm bắt đầu, Trung tá Thông, Giang đoàn trưởng Giang đoàn 32 xung phong đóng ở Huế đọc diễn văn truy điệu và thừa ủy nhiệm Tổng thống gắn lon truy thăng Đại úy, truy tặng Bảo quốc huân chương đệ ngũ đẳng và Anh dũng bội tinh nhành dương liễu. Từ lúc đó 2 bên quan tài luôn có 6 người lính trang phục chỉnh tề đứng nghiêm.


      Trung úy Phú, người cùng học VBQG Đà Lạt và rồi cùng chiến đấu trên HQ5 với anh Đồng kể lại: Lúc chiến sự nổ ra, anh Đồng là sỹ quan trưởng khẩu pháo lớn nhất và quan trọng nhất của tàu HQ 5 Trần Bình Trọng. Anh chỉ huy trên pháo tháp và bắn cháy tàu Trung Cộng, HQ5 cũng bị bắn trả dữ dội. Khoảng 11 giờ, chiến sự ác liệt, thuộc cấp có vẻ nao núng thì anh Đồng hét to "Không sợ, có chết tao chết trước”, vừa dứt lời thì một phát đạn trúng pháo tháp, anh ngã xuống hy sinh cùng lúc có cả người lính xạ thủ. Có người kêu lên, thằng Đồng chết rồi và vài người khiêng xác anh xuống để vào vị trí quàn thi thể. Cuộc chiến tiếp tục. Chiều tối đó tàu được lệnh quay về Đà Nẵng, nhờ vậy mà thi thể anh được về với đất mẹ không phải thủy táng. Anh Phú mang về trao kỷ vật cho gia đình, một ít tiền, nhiều sách thơ văn của anh, một cái nhẫn Võ Bị K25, một đồng hồ Seiko 5, và một cái ná dây thun, ít quần áo.


      Cả đêm hôm đó mọi người có mặt đều không ngủ.


      Sáng hôm sau, 30 Tết, lễ động quan và di quan đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Tang lễ diễn ra theo quân cách, 2 hàng lính hải quân, lục quân trang phục chỉnh tề tiễn đưa và khi hạ huyệt có bắn mấy phát súng chỉ thiên. Anh nằm lại ở nghĩa trang xã Thủy Phước, Tỉnh Thừa Thiên Huế bấy giờ.


      Cuộc đời anh dừng lại ở tuổi 26, tuy vậy anh cũng để lại nhiều ký ức. Năm 1968 anh là sinh viên Luật, tham gia Thanh niên thiện chí, có sáng tác thơ văn và hoạt động văn nghệ. Khi vào trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, anh cũng là cây bút sung sức viết nhiều cho Đa hiệu và các tap chí Văn khác với bút hiệu TRẦM KHA. Anh có một tập thơ Đông Phương đã chuẩn bị xong nhưng chưa kịp in, bản thảo đưa về gia đình, chiến sự năm 1975 bản thảo bị thất lạc.


      Năm nay, nhân 40 năm ngày anh mất, tôi viết lại những dòng này để tiếc nhớ thương anh.


      HT Nguyễn

      Nguồn: Dân Làm Báo

      Nhà Thơ Trầm Kha - Nguyễn Văn Đồng


      Cố HQ Đại-Úy Nguyễn Văn Đồng (truy-thăng sau Hải-Chiến Hoàng-Sa) là một nhà Văn, nhà Thơ nổi tiếng khi còn là Sinh-Viên Sĩ-Quan Khoá 25 Võ Bị Quốc-Gia Đà Lạt từ đầu thập-niên 1970


      Cung kiếm tang bồng vui gió loạn .

      Chàng Sưu mấy thuở hẹn thanh bình.

      Yêu em ta ngắt chùm hoa dại .

      Thả bốn phương trời với chiến chinh.

      (thơ Trầm Kha)


      Năm 1968 anh là sinh viên Luật, tham gia Thanh niên thiện chí, có sáng tác thơ văn và hoạt động văn nghệ. Khi vào trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, anh cũng là cây bút sung sức viết nhiều cho Đa hiệu và các tap chí Văn khác với bút hiệu TRẦM KHA.


      Thơ Văn của Anh thanh-thoát trong sáng vô-cùng, biểu-lộ rõ cái hào khí của một người trai thời loạn “xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung”, nhận biết nhiệm-vụ của mình, lên đường bảo vệ lý-tưởng quốc-gia tự-do dân-chủ.


      Mang bút-hiệu "định-mệnh" là Trầm Kha, Anh có rất nhiều đoản văn và bài thơ, nguyện rằng sẽ trả nợ kiếm cung. Bìa báo Đa-Hiệu 1971 có ghi 2 câu thơ trích ra từ một bài viết của Anh như sau:


      Em phải biết một đời trai du-tử.

      Có khi nao chôn kiếm ngủ bên trời.


      Cuộc đời anh dừng lại ở tuổi 26, tuy vậy anh cũng để lại nhiều ký ức. Anh có một tập thơ Đông Phương đã chuẩn bị xong nhưng chưa kịp in, bản thảo đưa về gia đình, chiến sự năm 1975 bản thảo bị thất lạc.

      Nguồn: lyhuong-rachgia.blogspot.com

      Thơ Trầm Kha


      Tàn Cuộc       • Lục Bát Cho Mùa Xuân Phai       • Dấu vết

      Mùa Thu Trên Đồi Bắc          • Khi thanh bình trở lại

      Trường ca Ngày Về



      Tàn Cuộc


      khi về bóng lạ tên người

      trong mê hoang đã lạnh vùi xương da

      khói sương riêng bóng với ta

      nghe hờ điệp khúc quân qua mặt thành

      bỗng xa, rồi bỗng mông mênh

      mới hay hồ điệp bồng bềnh năm canh

      say hồn theo ánh trăng xanh

      ngẩn ngơ trong cõi phù vân một mình

      cỏ hoa đắp đổi cuộc tình

      chút riêng tư cũ hết đành nhớ quên.

      (VĂN số 181 ngày 1 tháng 7 năm 1971).



      Lục Bát Cho Mùa Xuân Phai


      Đã nghe bước động theo mưa,

      Ngập ngừng cương ngựa đường chưa nẻo về.

      Mắt xưa nắng vỡ cơn mê,

      Tóc xưa lộng gió thuyền khuya bến sầu.

      Giữa rừng ngớt hạt mưa ngâu,

      Nhắc ai tiếng hát bên lầu nguyệt xuân

      Bước dừng nghe vẫn phân vân,

      Đường xưa dấu cũ mịt mùng em ơi!

      Thôi em ngoan ngủ hồn tôi,

      Môi xanh đã khép nửa đời lãng du!

      Chân còn gió loạn theo mơ,

      Lòng tôi như vẫn còn mờ bụi bay

      Lưng ngàn tóc có xanh mây?

      Em ơi! Áo phủ cho gầy thời gian!

      Lối về nội cũ còn quen,

      Hồn thơ xin sẽ đưa em một mình.

      Cỏ mùa xuân, cỏ mông mênh

      Vườn xưa lối cũ có xanh mộng đầu?

      Em về có lạnh đường sầu?

      Mai vàng hãy ép cho mầu nhạt phai!

      Bên trời vẫn lạnh heo may,

      Kinh Kha rượu chuốt còn say mộng vàng.

      Chạnh lòng gươm súng mênh mang,

      Thuyền neo bến đợi, đò ngang lạnh lùng!

      Đêm nào thuyền chở đầy trăng,

      Thơ tôi lộng gió buồm căng vượt giòng.

      Tình nồng nở hội hoa đăng,

      Ai cười bất tuyệt giữa lòng sông Ngân?

      Ai cười than khúc thủy tinh?

      Môi ai mọng chín ngậm vành nguyệt khuya?

      Bây giờ nẻo cách còn chia,

      Mù tăm giọng khách, tình xa ngút ngàn.

      Xuân về lạnh giữa đôi hoang,

      Nghe chim động lá, nghe tan cuộc tình.

      Bên rừng thác chảy u minh,

      Dõi trong bọt trắng theo ghềnh đá rêu.

      Nhớ em phai nhạt dáng chiều,

      Buồn ta hồn cỏ phù phiếu tóc bồng...

      1972



      Dấu vết


      Khi dĩ vãng héo khô dòng tóc úa

      nỗi buồn xưa hóa đá nửa đời tôi

      em có mất tuổi thơ trong huyệt lạnh

      trong nấm mồ ký ức lạnh im hơi


      Lòng sông cạn cuồng lưu ngày biển dậy

      đã dập vùi bờ bến thưở thanh xuân

      tình cuồng nhiệt tàn mau trong phút chốc

      nỗi đau đời trên thác chảy gập ghềnh


      Khi sầu muộn tìm dư âm ghế đá

      lối đi xưa, cỏ mọc ngút tầm vai

      vườn đã cũ, chim muôn về họp tổ

      hót rất buồn, đón những sớm thu phai


      Thôi hãy dấu mười ngón tay mỏi mệt

      trên mi gầy trĩu nặng bước thời gian

      ôm gối ngủ như con mèo phạm tội

      Trong điêu tàn lở lói vết vong thân


      Rồi một sáng mở bừng đôi mắt lạ

      lửa bình minh sẽ đốt cháy thân em

      em phản bội cúi đầu mang thánh giá

      Lên thiên đàng xin ân phúc lãng quên.

      (Khởi Hành số 30 năm 1969)



      Mùa Thu Trên Đồi Bắc


      Xin gởi em ơi! Mùa thu trong

      Hoa rừng nhạc gió giữa thinh không

      Nhẹ với làn mây làm áo quyện

      Quên cả tơ trời xanh ngát nhung


      Gởi chút lòng em như là thơ

      Mềm như ngọn cỏ lúc sang mùa

      Say như men rượu đêm trừ tịch

      Và mỏng như là một giấc mơ


      Lòng nhớ xôn xao con nắng mới

      Lòng nghe rộn rã lá thu bay

      Ba lô trĩu nặng niềm mong đợi

      Buồn cũng nồng theo khói thuốc say!


      Lòng tiếc thời gian trên nếp lụa

      Lòng mơ hương phấn thuở thanh bình

      Yêu Em ta ngắt chùm hoa dại

      Thả bốn phương trời với chiến chinh.

      (Đà Lạt 1972)



      Khi thanh bình trở lại


      Có một sớm tôi mơ thanh bình trở lại,

      trên môi người tình bừng giọt nắng reo vui,

      trong mắt mẹ rỡ ràng đồng lúa mới,

      trĩu hạt vàng óng ánh dưới ban mai.


      Tôi sẽ rút phăng gươm chém cổ chai rượu mạnh.

      Mời bạn bè say uống mềm môi.

      Tôi sẽ đốt những cánh đồng rơm khô đã ải,

      cháy bừng bừng trên khắp cõi miền Nam.

      Mời mọi người, mời tất cả anh em,

      Cùng hít thở khói quê hương ngào ngạt.

      Trước khi xuôi chuyến tàu Nam Bắc,

      Đem thanh bình tặng quyến thuộc ngoài kia.


      Tôi sẽ chẳng mang theo hành lý,

      Ngoài những bài thơ ca tụng tình người.

      Cho bà mẹ khóc đón con trở lại

      Cho vợ hiền tức tưởi đợi chồng về.

      Cho cô gái ngỡ ngàng vui duyên mới,

      Cho trẻ thơ mừng rỡ được gần cha.

      Tôi sẽ đến từng nhà chung vui ngày mở hội

      Tặng bà con những cái nắm tay nụ cười thân ái.

      Cùng mọi người ca hát vui say

      Khúc hoan ca ngây ngất

      Lời tự tình Việt Nam thống nhất

      Đang dạt dào trong núi đá rừng cây.


      Tôi sẽ nhận người làm anh em

      Đi xây những cây cầu đã sập

      Những ngôi nhà đổ nát

      Những thành quách điêu tàn.


      Tôi sẽ mời anh tắm lại dòng sông

      Không còn máu, không còn biên thùy ngăn cách.

      Trước khi cùng anh đi thăm những người đã chết

      Thắp cho nhau nén hương lòng muôn đời không tắt

      Tưởng nhớ bạn bè xấu số vội ra đi.


      Sau hết từ giã mọi người

      Tôi về chung vui với người tình nhỏ

      Trong mái lá đơn sơ

      cùng người yêu mở một mùa hội mới

      uống chén rượu đào đón xuân trở lại

      Tôi sẽ kể em nghe

      Suốt quãng đời tôi mang tuổi chiến binh.


      Các bàì thơ trên trích từ:

      Thư Quán bản Thảo số 83 tháng 1-2019

      Chủ đề: 10 khuôn mặt văn nghệ hy sinh trong chiến trận

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tiếc nhớ anh Trầm Kha - Nguyễn Văn Đồng HT Nguyễn Hồi ức

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)