1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đi Vào Giấc Mơ Thổ Với Trần Vũ (Liễu Trương) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-9-2018 | VĂN HỌC

      Đi Vào Giấc Mơ Thổ Với Trần Vũ

        LIỄU TRƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Trần Vũ

      Vào cuối thập niên 80, văn học Việt Nam hải ngoại đang trên đà phát triển. Giữa lúc các nhà văn miền Nam có mặt ở hải ngoại lần lượt cầm bút trở lại với một tâm tư đầy khắc khoải, thì các thế hệ đến sau hăm hở bước vào cuộc phiêu lưu với chữ nghĩa. Trong số các tác giả mới, Trần Vũ là người gây nhiều chú ý trên các tạp chí Văn Học, Làng Văn, Hợp Lưu, với những truyện ngắn sâu sắc, đa dạng. Và khi truyện Ngôi nhà sau lưng Văn Miếu xuất hiện, không ít người nghĩ rằng Trần Vũ là một trong những nhà văn trẻ tiêu biểu cho văn học hải ngoại. Ngôi nhà sau lưng Văn Miếu được xây dựng chung quanh chủ đề kẻ song trùng, truyện khéo léo đưa độc giả dần dần vào một không khí kỳ ảo, rờn rợn. Chẳng bao lâu hai tập truyện ngắn được trình làng: Ngôi nhà sau lưng Văn Miếu (Thời Văn xuất bản năm 1988, Hồng Lĩnh tái bản năm 1994) và Cái chết sau quá khứ (Nxb Hồng Lĩnh, 1992). Ngoài ra, những truyện ngắn khác vẫn tiếp tục xuất hiện trên tạp chí Hợp Lưu.


      Trần Vũ có lối viết già dặn, cốt truyện thường đi sâu vào những ngõ ngách của mỗi cảnh sống, cảnh sống bất thường (Mưa bên chồng, Phố cổ Hội An), cảnh sống quá đen tối, khủng khiếp (Pháo thuyền trên dòng Yang-Tsé), v.v… Bởi thế người ta có cảm tưởng đây là một nhà văn từng trải. Thật ra trong những năm 80, Trần Vũ hãy còn rất trẻ, tuổi chỉ ngoài 20. Anh vượt biên sang Pháp tị nạn vào khoảng 17 tuổi, hành lý của anh là những kỷ niệm của quê hương miền Nam vào thời đổi đời, với một tuổi trẻ khốn khổ, sống lăn lóc, và những cảnh hãi hùng của cuộc vượt biên. Với một hành lý đau thương như thế, người con trai mới lớn, bơ vơ nơi xứ người, chỉ còn biết tìm an ủi bằng ngòi bút. Và ngòi bút giàu tưởng tượng của Trần Vũ đã đem lại cho tác giả một tên tuổi.


      Nhưng rồi trong các truyện, Trần Vũ tỏ ra ngày càng bạo dạn, chẳng bao lâu hư cấu của Trần Vũ đi quá xa, về những vấn đề lớn lao như lịch sử, tôn giáo, hoặc quá thẳng, vượt qua hàng rào cấm kỵ trong vấn đề tình dục, gây nhiều động chạm, công phẫn trong giới độc giả. Phải chăng vì lúc đó Trần Vũ còn quá trẻ ? Tuổi trẻ thường có những xu hướng cực đoan. Phải chăng Trần Vũ chịu ảnh hưởng của Tây phương ? Xã hội Pháp, sau biến cố tháng năm sáu mươi tám, sau một cuộc cách mạng văn hóa, đã mất mát nhiều về kỷ cương đạo đức, tuổi trẻ ở Tây phương quá tự do, xem thường tất cả. Tuy nhiên, những điều trên đây chỉ là những nghi vấn.


      Truyện Giấc Mơ Thổ, viết năm 1994, đã chịu nhiều phê bình nghiêm khắc. Có phải những cảnh khoái dâm sống sượng đã động chạm đến mỹ cảm của độc giả ? Nhà văn hóa Phạm Quỳnh khi xưa đã đề cập đến vấn đề mỹ cảm, trong bài Đẹp là gì? Mấy lời bàn về mỹ học. Ông nhìn nhận cái đẹp và cái lành không giống nhau, mỹ thuật với đạo đức không thể lẫn được. Tuy nhiên, một tác phẩm mỹ thuật cũng cần phải giữ cho không hại đến phong tục trong nước, lương tâm người ta; cái thú của mỹ thuật phải là cái thú chính đại quang minh; không nên là cái thú thiên tà khuất khúc. Nhận xét của Phạm Quỳnh tuy viết vào năm 1917, vẫn phản ánh phần nào mỹ cảm của một số độc giả ngày nay, quen đọc truyện một cách hồn nhiên, dễ tin, tức đọc truyện ở mức độ 1, sát với văn bản, và không quen thấy cái xấu, cái ác trong những tác phẩm văn học hiện đại, Thiện có phần nặng hơn Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng đây là một giấc mơ, và theo phân tâm học, trong giấc mơ vô thức tự do hiển hiện, không bị kiềm chế.


      Sau khi mọi xôn xao đã lắng xuống, chúng ta thử đọc lại truyện Giấc Mơ Thổ. Cũng cần thưa rõ với bạn đọc ngoài nguyên bản của Giấc Mơ Thổ đăng trên Hợp Lưu số 19, còn có một bản khác đăng trong bộ sách 20 năm Văn học Việt Nam Hải ngoại 1975-1995, do Trương Đình Nho chủ trương, Đại Nam xuất bản, năm 1995, văn bản thứ hai này bị cắt xén một phần, như thế thiếu đi một chiều kích của truyện. Đương nhiên tôi chọn nguyên bản của Hợp Lưu để có một cái nhìn toàn diện.


      Giấc Mơ Thổ cần được giải mã, để hiểu ý nghĩa truyện và nghệ thuật hư cấu của tác giả.


      Giấc Mơ Thổ, một giấc mơ có cấu trúc


      Trong cuốn L’interprétation des rêves (Giải thích những giấc mơ) (1899), Freud trình bày lý luận của ông về những giấc mơ. Ông định nghĩa giấc mơ như sau: Giấc mơ là sự thực hiện ngụy trang của một ham muốn, hoặc: Giấc mơ là con đường vương giả của vô thức. Giấc mơ là một lối thoát của vô thức. Con người có nhiều ham muốn, thế nhưng có những ham muốn đi ngược lại với kỷ cương của đời sống trong xã hội, với những điều răn dạy của đạo đức. Cho nên trong đời sống ban ngày, những ham muốn của vô thức bị ý thức kiểm duyệt, kìm nén. Nhưng ban đêm, trong giấc mơ, vô thức tha hồ tung hoành, những ham muốn điên rồ nhất, quái gở nhất, đều được tự do thực hiện, dưới hình thức này hay hình thức khác. Và lý luận của Freud cho phép giải thích phần nhiều những giấc mơ đó.


      Vậy không có gì đáng ngạc nhiên, nếu trong Giấc Mơ Thổ có những chuyện không thể xảy ra được trong đời sống hiện thực, vì đây là một giấc mơ ; không phải giấc mơ của tác giả mà chỉ là một giấc mơ hư cấu, một giấc mơ có cấu trúc hẳn hòi. Truyện mở đầu bằng câu : Chúng tôi hãy còn rất trẻ. Tuổi trẻ không trông thấy ở khuôn mặt, trong đôi mắt, nhưng ở những giấc mơ không bao giờ tắt. Câu này được lặp lại bốn lần, trở thành một câu nhạc chủ đạo, một leitmotiv. Mỗi leitmotiv đưa vào một cảnh mới trong giấc mơ. Và cái sườn của giấc mơ được phác họa như sau :


      Cảnh 1 : Tiệc rồng.


      Cảnh 2 : Cái chết của tuổi thơ và khoái lạc.


      Cảnh 3 : Cái chết của hội họa.


      Cảnh 4 : Tội ác và trừng phạt.


      Trước khi đi vào giấc mơ, chúng ta cần làm quen với các nhân vật. Quý có vợ là Quỳ và con gái là Nữ. Ngoài gia đình của Quý còn có những người bạn : Chiến, Vĩnh, người kể truyện, cái tên Vĩnh chỉ xuất hiện lần đầu tiên ở trang 14, và một họa sĩ tên Đình. Đình sống biệt lập trong xưởng vẽ. Mỗi nhân vật có những nét đặc thù.


      Quý trước kia gương mặt cằn cỗi, môi thâm, má hóp, có chứng sốt rét rừng vì đã từng đi B, đã có mười năm vượt Trường Sơn. Nhưng từ khi có cơ ngơi, mặt anh ta tươi hẳn lên.


      Chiến thì mang trong lòng kỷ niệm của chiến tranh, là kẻ bại trận, bị lịch sử xóa bỏ, luôn luôn im lặng. Thỉnh thoảng giữa Quý và Chiến có những căng thẳng. Nếu Quý hô : Mười năm chống Mỹ ! thì Chiến hô : Mười năm kháng Cộng !


      Quỳ có vẻ đẹp lẳng lơ, khêu gợi, là một người đàn bà hoang dâm.


      Nữ, đứa con gái mới lớn, đẹp giống mẹ, bị Tây hóa, chỉ nói tiếng Pháp, thích nhạc Rock và đòi hỏi được tự do. Nữ từ chối cái căn cước Việt Nam, từ chối cái tên Nữ, mà cô đọc là Nue (con gái trần truồng), và khẳng định cái tên Marie của cô. Quý càng bảo thủ chừng nào thì con gái càng nhiễm văn hóa Tây phương chừng đó. Trong khi Quý cấm con gái ngủ với người Thổ, thì Nữ đòi sang Đức sống với Mohamed, và cho rằng cha mẹ của cô cũng là những người di dân, những người Thổ. Tóm lại giữa Quý và con gái có một bức tường dày đặc.


      Vĩnh bị kỷ niệm cuộc vượt biên dằn vặt. Vĩnh vừa là nhân chứng của tội ác vừa là đồng lõa ; vả chăng Vĩnh có nhiều ham muốn xác thịt, vừa muốn ngủ với Quỳ vừa thèm muốn Nữ, và cũng đã phạm tội ác.


      Cảnh 1 : người kể truyện kể Tết Giáp Tuất về sống ở ngôi nhà của Quý. Quý sở hữu một cơ ngơi vĩ đại, sừng sững với 50 gian nhà, xây cất như một lăng vua khi xưa.


      Mỗi buổi trưa vợ chồng Quý bày ra tiệc rượu mà đồ nhắm là tim phượng, thịt rồng, rồng luộc có, rồng nướng có. Quý cho rằng bên này muốn ăn thịt rồng bao nhiêu cũng được vì là thịt rồng đông lạnh. Những cử chỉ của Quý tiết lộ sự thèm muốn thịt rồng của anh ta : Quý vươn tay gắp một mẩu lòng, cắn vào chính giữa chỗ dai dai tựa đầu nấm vú. (tr. 106) Quý đang chặt rồng. Vừa nhổ những chiếc vẩy bạc, tiện tay nhón một mẩu bầu dục còn sống ở bià thớt, chưa xiên, chưa nướng, bỏ tọt vào miệng. (tr. 107) Chiến và Vĩnh ăn uống thỏa thuê. Vĩnh thưởng thức tận cùng tác dụng của rượu hồi : Hồi nguyên chất đậm đặc. Nồng. Pha thêm nước lã thơm ngai ngái, vàng khói phất lên khứu giác ngất ngưởng. Cốc hồi tan vào máu làm thịt gân tôi nẩy giật. Nghe được cả những âm thanh của búp hồi nở ở gan bàn chân. (tr. 107)


      Sau thịt rồng và rượu hồi, Quý bày ra đánh bài. Nữ đi học về, bị Quý mắng là vô lễ, không chào hỏi ai. Quý nói : Con gái bên này mất nết. Rồi Quý khui thêm rượu đỏ Pomérol.


      Vĩnh say rượu và bị bội thực, ngã lăn ra. Chiến cố làm những động tác để ngăn Vĩnh nôn mửa, Quỳ thì cho Vĩnh uống trà Thổ đậm đặc, nóng bỏng. Trong cơn say, Vĩnh thấy đuôi rồng, vòi rồng uốn lượn quanh cơ ngơi.


      Cảnh 2 : Cũng trong cơn say, Vĩnh lạc vào giấc mơ vượt biên. Một giấc mơ trong giấc mơ. Vĩnh xuống tàu vượt biên, có mẹ đưa tiễn, mẹ không giữ con lại để che chở. Đứa con đối diện với cái chết, cái chết của bạn bè ngoài khơi, cái chết của chính mình. Vượt biên là những cuộc tự sát tập thể. Vĩnh bị đám thủy thủ hành hung, cắt lưỡi để không còn nói được tiếng mẹ đẻ, thọc mắt để không còn thấy được quê hương.


      Khi Vĩnh tỉnh dậy, nghe tiếng thắt bóp của mạch máu trong người và cảm thấy một sự thèm muốn. Vừa lúc đó Quỳ xuất hiện, giở trò cám dỗ Vĩnh. Người đàn bà thông dâm này có một ham muốn như thú vật. Trong cơn khoái lạc, Vĩnh lại trở về kỷ niệm tuổi thơ tự sát ngoài biển. Vĩnh thấy lại quê hương, muốn trở về nhà, muốn ngã vào lòng mẹ, nhưng bị Quỳ ghì siết.


      Cảnh 3 : Vĩnh vào xưởng vẽ của Đình, có rất nhiều tranh, nhưng điều lạ là chỉ có màu trắng. Không những các bức tranh toàn là màu trắng, mà cả xưởng đều trắng:

      … trắng ngát khắp gian phòng. Tường, thảm, bàn, ghế, trần, nền, cũng toàn trắng. (…) Màu trắng lan chiếm tất cả : Bao nhiêu dầu thông, týp màu, Đình bóp, trét, rồi vẩy, ném trát lên khung vải từng mảng, từng bệt, từng đùm, từng palette xanh, xám, đỏ, tím, đen, vàng, chỉ khắc trước khắc sau là biến mất. Trở y màu trắng. (…) Bàn tay Đình lún vào mặt vải, vùng vẫy. Cả thân mình dằn co với tấm tranh. (…) Giống Đình đang giết người, đâm vào bụng kết liễu một kẻ nào đó, rồi bị đâm trả lại, người anh co gập tự vệ, chống chỏi trước một lực vô hình. (tr. 115)

      Vĩnh muốn cứu Đình nhưng lại bị kéo vào một bức tranh kỳ dị làm cho thần trí bị tê liệt. Khi Đình kéo Vĩnh ra khỏi bức tranh như thể kéo Vĩnh ra khỏi gia đình và người thân, Vĩnh lại trở về với ám ảnh của cuộc vượt biên.


      Đình thú nhận sự bất lực của mình: Mấy tháng nay không vẽ được. Ý có nhiều mà tranh không lên hình. Rồi thình lình Đình bỏ đi.


      Cảnh 4: Câu leitmotiv đưa vào cảnh này đặc biệt dài hơn, không nói đến tuổi trẻ mà nói đến tuổi thơ vô tội, lúc Vĩnh chưa phạm tội với Quỳ.


      Chiến mê Quỳ, đưa Quỳ đi sắm sửa với chiếc xe Jeep của quân đội.


      Có sự cãi cọ giữa Quý và con gái vì văn hóa dị biệt. Nữ nói không thể thích ứng được với một thế giới mà cô không hiểu. Quý tức giận, mắng con là Đồ đĩ …


      Quý dẫn Vĩnh đi xem Phật Điện mà anh ta cho xây cất như chùa Keo, vì anh ta quá nhớ quê nhà, anh ta uống rượu Armagnac với Vĩnh rồi rũ Vĩnh đi săn sơn dương.


      Đến đây cuộc săn rồng bắt đầu. Dưới mắt Vĩnh, một cảnh huyền thoại hiện ra : một bầy rồng đẹp đang uốn lượn, đậu trên nóc Đền Hùng. Vĩnh tìm lại được bầy rồng của tuổi thơ, trong sách sử. Nhưng Quý đã đưa cao súng bắn xối xả vào bầy rồng, Vĩnh la gào, níu kéo bị Quý đạp ngã lăn. Bầy rồng chết. Vĩnh là chứng nhân cuộc tàn sát, anh ta mang mặc cảm tội lỗi.


      Có tin Đình chết.


      Sau buổi săn rồng, cơ ngơi của Quý có phần lạnh lẽo, Quý như một kẻ đánh mất gia phả.


      Tối 30 Tết, mọi người bắt tay vào làm các món ngon với thịt rồng vừa săn. Vĩnh cuối cùng cũng thích ăn thịt rồng tươi, ngon hơn rồng đông lạnh. Họ luộc thịt, nướng chả, làm các món lẩu, lòng, gỏi bao tử trộn bưởi, v. v… Mọi người ăn uống thỏa thích. Đến sáng mồng một mới cảm thấy một nỗi buồn tê tái, tự biết mình phạm tội tổ tông và chờ hình phạt. Và hình phạt đã đến.


      Nữ đi biểu tình chống kỳ thị trở về báo cho mọi người biết cô muốn bỏ nhà đi, đi với bồ. Quý không đồng ý, đánh Nữ một trận nên thân và nhốt con gái trong phòng.


      Rồi cuộc chiến tái diễn giữa Quý và Chiến là hai nhân vật điển hình của đôi bên Bắc Nam ; tên khí giới và những ngày lịch sử cũng nói lên nguồn gốc Bắc Nam : Tiếng M-16 chen lẫn tiếng AK. Tiếng đại bác 155 ly pháo cùng lúc với sơn pháo 130 ly từ trong núi thúc xuống. (…) Ngày hôm nay là ngày 19 tháng 6 Quân lực VNCH, cũng là ngày 2 tháng 9 Tuyên Ngôn Ba Đình lịh sử. (tr. 124)


      Trong khi Quý và Chiến giao tranh khiến cơ ngơi của Quý cháy rụi, thì Vĩnh có một ham muốn mới, đầy kích thích : ham muốn tuổi thơ qua con người của Nữ. Vĩnh mê vẻ đẹp thơ ngây của Nữ và đã hiếp nữ một cách tàn bạo, đi tận cùng tội ác.


      Vào cuối giấc mơ, Quý và Chiến lãnh án 20 năm tù vì tội đốt rừng, Vĩnh bị án 10 năm tù vì tội hiếp dâm vị thành niên. Quỳ đi lấy ngoại kiều. Nữ sống hạnh phúc với Mohamed.


      Nhiều năm sau Tết Giáp Tuất, Vĩnh trở lại nơi chốn cũ, cơ ngơi của Quý không còn nữa, rừng núi, bãi biển biến mất, chỉ có khách sạn và nhà hàng mọc lên.


      Ảo và Thực


      Trong Giấc Mơ Thổ cái ảo và cái thực hoà lẫn nhau. Trước hết không gian và thời gian được ảo hóa. Thời gian không trôi, thời gian dừng lại ở Tết Giáp Tuất. Còn không gian thì hiển nhiên là một không gian ảo, không có thật ở ngoài đời : một cơ ngơi quá đồ sộ : 50 gian nhà có cổng Đại Môn, với Phật Điện, tháp Bảo Nghiêm, sân trước có chín đỉnh đồng, sân sau có hồ Ba Bể, hồ Ba Bể của truyện truyền kỳ làm tăng ảo tính của truyện. Cơ ngơi quá mênh mông đến nỗi rừng tràn đến thềm nhà.


      Tác giả đưa vào cái không gian chiêm bao đó những yếu tố ảo khác như cuộc săn rồng, tiệc rồng, hiện tượng mất hình vẽ. Rồng là một vật thần thoại, làm sao ăn được thịt của một con vật thần thoại ? Cũng như sự chống chọi tuyệt vọng của một họa sĩ bất lực trước một màu trắng đầy đe dọa, lan tràn khắp nơi. Và rồi cuộc vượt biên hãi hùng vượt xa một cơn ác mộng.


      Trong cái thế giới ảo làm rợn người đó, bỗng nhiên xuất hiện những cảnh của thế giới thực, thế giới bình thường : Nữ đi học về không chào hỏi ai bị Quý mắng, Nữ đi biểu tình chống kỳ thị. Cha con cãi vã nhau bằng hai thứ tiếng, với cách nhìn tương phản của hai nền văn hóa Việt-Pháp. Nữ tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam lớn lên ở xứ người, bị cắt đứt với nguồn gốc, ngày càng xa cha mẹ. Quý thường nhắc « bên này » tức ở hải ngoại, một không gian xa quê hương. « Bên này» có thịt rồng đông lạnh, « bên này » con gái mất nết. Rồi Quý lại bảo lãnh cho những người thân qua bên này, họ sống lúc nhúc trong dinh cơ, bày trò buôn lậu. Chính con người của Quý cũng nhắc nhở một quá khứ có thật : Quý là một bộ đội má hóp, môi thâm, đã từng vượt Trường Sơn, Quý vẫn còn những khí giới của miền Bắc : súng AK, thượng liên 12 ly 7, súng chống tăng B40… Còn Chiến là lính miền Nam, đã từng có mặt ở căn cứ hỏa lực Hạ Lào năm 71, Chiến muốn sống lại chiến tranh, anh ta vẫn còn chiếc Jeep của quân đội miền Nam.


      Nghệ thuật xây dựng giấc mơ của Trần Vũ làm cho cái ảo và cái thực đan vào nhau, khiến người đọc đôi khi bỡ ngỡ, mất hướng.


      Giấc Mơ Thổ qua lăng kính của biểu tượng


      Truyện Giấc Mơ Thổ hàm nhiều biểu tượng và cần được đọc ở mức biểu tượng để làm nổi bật những nghĩa chính.


      Biểu tượng trước hết là một ký hiệu. Biểu tượng có một tương quan với cái nó biểu tượng. Theo bản chất, biểu tượng có tính lập lờ. Một đồ vật có thể có nhiều ý nghĩa và là biểu tượng của nhiều ý nghĩa đó. Một con sư tử trước hết chỉ là một con thú vật. Khi nó trở thành biểu tượng, sức mạnh và can đảm của nó khiến nó thành biểu tượng của người anh hùng ; cái dáng uy nghi của nó làm nó trở nên biểu tượng của vương quyền.


      Nhà triết học Đức Hegel khẳng định rằng biểu tượng không phải là kết quả của một lựa chọn tùy tiện và không phải là một chỉ định theo quy ước, mà nó là một đơn nhất hàm nhiều nghĩa bên trong.


      Biểu tượng có khả năng quy tụ những con người trong cùng một cộng đồng và do đó loại trừ những cộng đồng khác. Biểu tượng làm cho cộng đồng vững mạnh. Việc khẳng định sự thuộc về một cộng đồng xây dựng lai lịch của cộng đồng đó.


      Biểu tượng không chỉ có một ý nghĩa, một vai trò nhận thức mà nó còn có một sức mạnh và có tính hiệu nghiệm. Chẳng hạn việc kéo lá cờ lên cao bắt buộc cách chào nghiêm theo quân đội, một dòng tu đòi hỏi im lặng và sự tĩnh tâm.


      Đọc Giấc Mơ Thổ qua lăng kính của biểu tượng để thấy chủ đề duy nhất là cái chết. Ngay từ đầu đã có dấu hiệu của cái chết : cơ ngơi của Quý được kiến trúc như một lăng vua khi xưa. Có ba biểu tượng để minh họa chủ đề chết : thịt rồng biểu tượng cho cái chết của dân tộc, màu trắng biểu tượng cho cái chết của nghệ thuật và cuộc vượt biên biểu tượng cho cái chết của tuổi thơ.


      Cái chết của dân tộc được diễn đạt qua việc giết rồng và ăn thịt rồng. Như chúng ta đã biết, nguồn gốc của dân tộc Việt Nam khởi đầu bằng huyền thoại Rồng Tiên.


      Các nước trên thế giới đều có một thời tiền sử với những huyền thoại lập nước.


      Huyền thoại là một truyện kể có tính biểu tượng và được phổ biến bằng truyền khẩu, từ đời này sang đời kia ; truyện dựa vào những quyền lực siêu tự nhiên và hy vọng những quyền lực đó làm sáng tỏ thân phận con người, đáp lại những câu hỏi căn bản mà con người tự đặt ra : Con người là gì ? Thế giới từ đâu đến ? Có cái gì sau cái chết ? Sức gợi cảm thi vị của huyền thoại gây thích thú và làm cho con người có nhiều mơ ước. Những hình tượng của huyền thoại nuôi dưỡng tư duy của con người và tạo nên một liên hệ căn bản trong mọi cộng đồng.


      Ở nước ta, vào thời huyền thoại, Lạc Long Quân nối ngôi cha là Kinh Dương Vương. Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ sinh một trăm cái trứng, tức một trăm con. Lạc Long Quân là Rồng, đem năm mươi con xuống biển phía Nam. Âu Cơ là Tiên đem năm mươi con lên ở vùng đất Việt Trì. Người anh cả là vua Hùng. Các vua Hùng của bộ lạc Văn Lang tiếp nối nhau giữ ngôi vua.


      Huyền thoại phát xuất từ Âm Dương. Cha là Rồng, là Dương, biểu tượng cho sức mạnh. Rồng là vật thần thoại, nhưng trong quan niệm của người Việt Nam, Rồng tượng trưng cho kiêu hùng, Rồng là chúa tể của biển cả. Nhà biên khảo Vũ Ký viết:

      Rồng gặp Tiên là Âm Dương kết tụ, là sự kiêu hùng của sức mạnh trần thế kết hợp với Chân, Thiện, Mỹ ở nơi non Bồng nước Nhuợc, tức thế giới vĩnh cửu, mà Thiên Chúa giáo gọi là Thiên đàng, Phật giáo gọi là Cực lạc. Người Việt Nam rất tự hào là con Rồng cháu Tiên, có nghĩa là tự hào về sự kiên cường, anh dũng của dân tộc, về sức mạnh của dân tộc, về vẻ đẹp tuyệt vời của Mẹ Việt, vẻ đẹp của tinh thần.

      Trong Giấc Mơ Thổ, Quý giết rồng, Quỳ nướng thịt rồng, mọi người ăn thịt rồng, tức phạm tội diệt tổ tiên, diệt nòi giống Rồng Tiên. Khi chọn hai cái tên Quý và Quỳ, tác giả muốn chơi chữ chăng ? Theo Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh thì trong thần thoại xưa quỷ có chín đầu gọi là quỳ. Quý và Quỳ là hai bộ mặt của ác quỷ và là biểu tượng của tội ác. Cái tên Chiến cũng có giá trị biểu tượng, vì là tên của một người mang nặng ám ảnh của chiến tranh. Trong Giấc Mơ Thổ, chiến tranh Việt Nam vẫn còn đấy. Quý, biểu tượng của người lính miền Bắc, và Chiến, biểu tượng của người lính miền Nam, hai bên xả súng bắn nhau, làm tái diễn cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, gây nên tội ác diệt chủng.


      Biểu tượng thứ hai là màu trắng. Màu trắng xóa sạch hình vẽ và màu sắc. Màu trắng là sự trống rỗng, là độ không của sáng tạo. Trong Giấc Mơ Thổ, hội họa của Đình biểu tượng cho nghệ thuật nói chung, và nghệ thuật là sự sáng tạo cái đẹp. Một khi dòng giống con Rồng cháu Tiên đã chết, thì cái Đẹp của con Rồng cháu Tiên không còn lý do để tồn tại, cái Đẹp và nghệ thuật tạo ra cái Đẹp cũng chết theo.


      Biểu tượng thứ ba là cuộc vượt biên, biểu tượng cho cái chết của tuổi thơ. Tuổi thơ của Vĩnh và nhiều tuổi thơ khác đã bị giết hại trong cuộc vượt biên. Vĩnh mang trong lòng hình ảnh cuộc tàn sát tập thể. Tuổi thơ ngoài biển đã trở nên câm và mù, không còn nói được tiếng quê hương, không còn tìm được đường về quê hương. Trong lúc thông dâm với Quỳ, Vĩnh hướng về tuổi thơ, về người mẹ để cầu cứu. Nhưng bị Quỳ níu kéo. Vĩnh bị giằng xé giữa hai mẫu người phụ nữ : người mẹ, biểu tượng của tình mẫu tử, của sự hy sinh, của sự sống và của cái Thiện ; và Quỳ, người phụ nữ dâm dật, ngoại tình, biến thịt rồng thành của ăn, là biểu tượng của sự chết, của cái Ác. Tóm lại, Vĩnh bị giằng xé giữa cái Thiện và cái Ác, và đã trượt ngã qua cái Ác. Từ một nạn nhân trong cuộc vượt biên, Vĩnh trở nên một tên đao phủ để trở lại giết tuổi thơ, bằng cách hãm hiếp Nữ. Nữ là một cô gái mới lớn, còn ngây thơ, trong trắng, là biểu tượng của tuổi thơ.


      Ba cái chết liên kết với nhau, cái chết của cái Đẹp, của Tuổi Thơ là hậu quả của cái chết của nòi giống Tiên Rồng.


      Các nhân vật trong Giấc Mơ Thổ thuộc ba thế hệ : thế hệ chiến tranh (Quý, Chiến), thế hệ thoát chiến tranh với những chấn thương tâm thần (Vĩnh) và thế hệ hậu chiến trôi dạt xa quê hương, mất nguồn gốc (Nữ). Con cháu Tiên Rồng vào thời hiện đại đã hoàn toàn mất trí nhớ, quên công ơn của những bậc anh hùng dựng nước thời xưa, để lao vào lửa, để tàn phá, chém giết nhau. Hiện tượng mất trí nhớ khiến tuổi trẻ không còn biết dòng dõi Tiên Rồng nữa.


      Cũng trong giấc mơ, Tết Giáp Tuất được nhắc lại nhiều lần, tất cả các biến cố đều xảy vào Tết Giáp Tuất. Tại sao ? Năm Giáp Tuất là năm 1994, vào thời điểm đó, chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt từ lâu. Tác giả như muốn nhắc nhở rằng gần hai thập niên sau, những vết thương do chiến tranh và cuộc vượt biên gây nên vẫn còn là một ám ảnh đau đớn, dai dẳng, một ám ảnh mà nghệ thuật dựng truyện kỳ ảo và bút pháp của Trần Vũ làm cho nặng nề, ngạt thở. Hệ thống biểu tượng cho thấy dưới hình thức một giấc mơ, một cơn ác mộng, Trần Vũ đã kể lại một thời kỳ bi thảm của lịch sử Việt Nam.


      Tài liệu tham khảo:

      1/ Le symbole et son interprétattion, sous la direction de Françoise Raffin et Michel Antiquet, Vol. I, Éditions Delagrave, 2004.

      2/ Phạm Quỳnh, Tuyển tập và Di cảo, An Tiêm, Paris, 1992.

      3/ Vũ Ký, Luận cương về Văn Hóa Việt Nam, Tập I, Trung tâm Văn Hóa Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles, 1995.


      Liễu Trương

      Nguồn: lieutruongvietvadoc.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nụ Cười Của Nàng Joconde Liễu Trương Nhận định

      - Hiện tượng sách dịch ở miền Nam thời 54-75 Liễu Trương Nhận định

      - Truyện "Bóng Đè" của Đỗ Hoàng Diệu một huyễn tưởng của vô thức Liễu Trương Nhận định

      - Sứ Mạng Của Người Cầm Bút Theo Linh Mục Thanh Lãng Liễu Trương Nhận định

      - Đi Vào Giấc Mơ Thổ Với Trần Vũ Liễu Trương Nhận định

      - Võ Phiến Một Đời Cầm Bút Liễu Trương Nhận định

      - Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Ở Pháp Liễu Trương Khảo luận

    3. Bài viết về nhà văn Trần Vũ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Vũ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trần Vũ - Phép tính của một nho sĩ (Trịnh Y Thư)

      Đi Vào Giấc Mơ Thổ Với Trần Vũ (Liễu Trương)

      Trường hợp Trần Vũ (Thụy Khuê)

      Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (dutule.com)

      Trần Vũ (vanviet.info)

      “Thịt sống” là hình ảnh thích hợp nhất với “Tre rừng” - Về truyện ngắn của Lynh Bacardi (Pierre Bùi thực hiện)

      Trần Vũ và “Giáo sĩ” trong thế giới huyền ảo (Ban Mai)

      Gai sắc trong truyện Trần Vũ (Nguyễn Hoàng Diệu Thủy)

       

      Tác phẩm của Trần Vũ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Tường Vy (Trần Vũ)

      Bùi Vĩnh Phúc con đường từ những dòng khắc chữ (Trần Vũ)

      Thụy Khuê: thẳng thắn trong nhận định và thận trọng với tài liệu (Trần Vũ)

      Họa sĩ Tạ Tỵ đã qua đời ở Việt Nam (Trần Vũ)

      - Phỏng vấn Nhà văn Phan Nhật Nam

      - Trần Vũ Viết Về Hợp Lưu

      - Suy nghĩ Mãn Thanh

       

         Bài viết trên mạng:

      - tranvu.free.fr  - damau.org

      - vanchuongviet.org - litviet

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)