|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Phương Tấn
Để nói về một con người - một con người mà đấng quyền năng đã tạo dựng nên - một cách đầy đủ và trọn vẹn, trung thực và chân thành, thật không dễ! Lại càng không dễ khi con người đó lại mang một sứ mệnh mà không phải bất cứ ai trên cõi đời này được chọn lựa và trao gởi. Người đó là thi sĩ, là nghệ sĩ. Cho dù họ mang một sứ mệnh thiêng liêng là khám phá và tuyên xưng cái đẹp, nuôi dưỡng và phát huy nhân văn nhân bản, sáng tạo và rao truyền nghệ thuật. Họ có thể là người không hoàn hảo về thể chất nhưng lại toàn bích về tinh thần.
Xin thưa! Đó chính là những thi sĩ – những con người vượt không gian và thời gian. Không gian của họ là một tổ quốc chung không biên giới, thời gian của họ là quá khứ trong hiện tại và hiện tại trong tương lai.
Để nói về họ đầy đủ thật không dễ gì.
Cho nên, trong bài viết ngắn này, tôi xin chỉ nói về một mảng màu như trong một bức tranh đa sắc màu: Một Phương Trời Viễn Mộng Tình Yêu Trong Thơ Phương Tấn.
Chúng ta sẽ nhắc lại đôi nét đời thực về thi sĩ Phương Tấn.
Chàng trai trẻ thi sĩ Phương Tấn Nguyễn Tấn Phương nguyên quán thành phố cảng tuyệt đẹp Đà Nẵng. Anh có niềm đam mê văn chương rất mãnh liệt và tài năng phát tiết rất sớm. Cộng vào đó là tình yêu quê hương dân tộc trong anh cũng vô cùng mãnh liệt.
Vào khoảng thập niên 60, chàng trai trẻ Phương Tấn đã có những việc làm đáng trân trọng và ngưỡng mộ. Về mặt xã hội, anh đã thành lập một nhóm thịện nguyện gồm anh chị em cùng trang lứa. Anh em của anh đã tự đi bán sách báo để lấy tiền mua gạo, thực phẩm, áo quần... cứu trợ đồng bào nghèo, hay sau này anh cho xuất bản, tái bản tập bút ký “Hòa Bình Ta Mơ Thấy Em” của anh để lấy tiền cấp học bổng toàn niên Trung học cho học sinh nghèo hiếu học, cứu giúp đồng bào cùng khổ trong các trại tị nạn và thực hiện nhiều công tác xã hội. Tuổi trẻ bấy giờ thật lý tưởng.
Anh bước vào khu vườn văn chương rất sớm, cái thời còn là một học sinh trung học tại một ngôi trường danh tiếng ở Đà Nẵng. Trường Phan Chu Trinh. Sự nghiệp văn chương, báo chí của anh khá đồ sộ và có một chiều dài bằng cả cuộc đời anh. Tôi ấn tượng nhất về anh là đã quy tụ được một số anh em văn nghệ rất trẻ in ấn và xuất bản một số tạp chí có giá trị như Sau Lưng Các Người, Cùng Khổ, Ngôn Ngữ cùng các thi tuyển Rừng, Vỡ... đặc biệt là những bài thơ trong tập thơ “Di Bút Của Một Người Con Gái” ký bút hiệu Thái Thị Yến Phương trong thân phận một cô gái làm điếm đã gây tiêng vang lớn trong làng báo làng văn lúc anh chỉ vừa 14, 15 tuổi. Anh là con chim đầu đàn trong nhóm anh em văn nghệ Đà Nẵng lúc bấy giờ. Anh đã tham gia viết cho hầu hết các báo ở miền Nam trước 1975, từ nhật báo, tuần san đến nguyệt san...
Thơ Phương Tấn xoay quanh hai chủ đề Tình Yêu và Quê Hương.
Thơ là tiếng gọi vọng từ thiên cổ, băng qua thảo nguyên đồi núi đồng bằng đời người, băng qua chập chùng dâu biển tang thương, xiển dương niềm hạnh phúc và cả nỗi khổ đau, để hóa giải thành một dòng nhân sinh dù qua muôn vàn bất trắc vẫn tụ về trong biển chân thiện mỹ. Và tình yêu trong thơ là một mặc định cho chân lý vĩnh hằng đó.
Với anh, Phương là một bài thơ. Phương là nỗi khát khao cháy bỏng của thơ. Phương là một khung trời viễn mộng. Phương là nỗi buồn và niềm vui đẹp như đóa hoa vừa nở vừa đón chờ tàn phai.
“Không mắt nào buồn
Buồn hơn mắt Phương”
Phương là hương là nhụy là sắc màu trên một bức tranh có cả bình mình và hoàng hôn.
“Gót lẫn trong sương sầu bay áo não
Trời cũng trầm trầm thơm ngát da Phương”
Phương là da là thịt đất trời. Phương là sương là tuyết, là nỗi nóng chảy lửa chiều, là băng giá lạnh căm của ước mơ mộng ảo mà nghe: “Hồn reo từng bữa” và để thấy: “Thơ hồng thắp sáng thân Phương”.
Phương là lụa trắng, là ngọc ngà, là chim ca, là lá reo, là “nắng xuống vai gầy”.
Tình yêu trong thơ Phương Tấn là sóng vỗ miên man dội vào muôn trăng biển cát. Cát là Phương, bờ bãi là Phương. Tình yêu trong thơ Phương Tấn biến tấu muôn ngàn giai điệu. Khi trầm lắng, khi dữ dội, lúc u buồn, lúc tươi vui. Đủ biết tâm hồn của thi nhân mênh mông lãng mạn đến vô cùng.
“Yêu Phương của anh bằng nước mắt này
..........Anh chăn từng sợi tóc”
Như mục tử chăn đám chiên lành.
Với anh, Huế của Phương là một Phương tình viễn mộng. Phương của anh là một nhành liễu. Phương của anh là đóa sen hồng. Phương của anh là một nàng tôn nữ. Phương của anh là mấy cửa nội thành, là “Áo em trắng quá nhìn không ra (HMT)”. Phương của anh là Đông Ba Gia Hội, là bến Ngự Phủ Cam, là Đồng Khánh Thương Bạc...
“Ôi Huế buổi mai buổi chiều nhớ chi nhớ lạ
Má lúm đồng tiền bảo chi không thương”
Nỗi buồn tình yêu trong thơ Phương Tấn đẹp đến se lòng. Cảm xúc của anh bén nhạy quá:
“Sao lệ anh rơi dù chưa kịp khóc
Sao mây bay bay cho anh tưởng tóc”
Nỗi buồn trong thơ tình Phương Tấn là một nỗi buồn đẹp, đẹp vì như đóa hoa nở giữa mùa thu:
“Phương nghe đó trời thu lên lành lạnh
Lòng cũng vàng theo lá ở trong cây
Vui cũng bay theo gió ở trong ngày
Một chút lệ, thêm chút buồn vừa chín”
“Chút buồn vừa chín” là một tín hiệu của mối tình đạt đến ngưỡng cửa tuyệt đối: Đó là hạnh phúc của một nỗi buồn.
“Buồn chị lạ, buồn không ai buồn hộ”
Là lời kêu cầu khát khao tuyệt đích trong tình yêu.
Xin cảm ơn anh, thi sĩ Phương Tấn.
Cảm ơn bài thơ “Ở Huế nhớ Phương”.
Lê Văn Trung
(Quê nhà, 25.6.2022)
_________________
(*) Nhà thơ Lê Văn Trung - một nhà thơ quá quen tên trong làng thơ Việt Nam trong và ngoài nước trước và sau 1975. Tác giả các thi phẩm: Cát Bụi Phận Người (2006), Bi Khúc (2010). Mới nhất 2023 là thi phẩm Dạ Khúc (Sách do THƯ ẤN QUÁN Xuất bản. Nhà văn Phạm Văn Nhàn trình bày. Nhà văn Nguyên Minh dàn trang và chăm sóc kỷ thuật. Nhà văn Tô Thẩm Huy viết lời giới thiệu. Tranh bìa họa sĩ RỪNG.
- Huế Của Phương, Một Phương Tình Viễn Mộng Lê Văn Trung Nhận định
- Những ngày tháng ngắn ngủi với Nguyễn Đức Sơn ở Blao Lê Văn Trung Hồi ức
- Từ Thế Mộng: Thơ và Thơ Lê Văn Trung Tạp bút
- Trang Thơ Lê Văn Trung Lê Văn Trung Thơ
- Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư Lê Văn Trung Tạp bút
• Phương Tấn: Thơ quá một đời người (Nguyễn Ước)
• Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)
• Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)
• Phương Tấn (Học Xá)
• Huế Của Phương, Một Phương Tình Viễn Mộng (Lê Văn Trung)
• Phương Tấn, Nàng Thơ Với “Di Bút Của Một Người Con Gái” (Vương Trùng Dương)
- Về một bài thơ tình của Phương Tấn (Lâm Anh)
- Đọc thơ Phương Tấn (Dung Thi Vân)
- Nhà thơ Phương Tấn: Hơn 40 năm bắc nhịp cầu văn hóa võ Việt (Văn Bảy)
• Xuân Thao (Phương Tấn)
• Hạ Đình Thao, Như Mới Bữa Hôm Qua (Phương Tấn)
• Vớt bình minh trong đêm (Phương Tấn)
• Trang Thơ Phương Tấn (Phương Tấn)
• Và Bước Một Bước Lạ (Phương Tấn)
- Nhớ ai buồn ngất trên vai áo
- Một bài thơ cũ: Nhà thơ Phương Tấn
Thơ trên mạng:
- art2all.net - saigonocean.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |