|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Sáng tác mới nhất của nhà văn Phan Trang Hy là tiểu thuyết “Người hay là những cơn mơ mạo danh” (*)
Truyện của họ Phan mở vào với hai nhân vật: “Rớt”, và “tấm gương”. Tôi gọi “Tấm gương” trong “Người hay là những cơn mơ mạo danh” (NHLNCMMD) của Phan Trang Hy là một nhân vật vì, “tấm gương” trong truyện họ Phan đã như người bạn đồng hành với nhân vật “Rớt” của ông hoặc, như một người bạn thân thiết nhất, để “Rớt” không chỉ tâm sự mà qua “nhân vật” tấm gương này, Rớt còn có thể đi tìm định mệnh của mình. Một thứ định mệnh ngặt nghèo, bất ưng, như hầu hết những thân phận không chờ đợi của đa số kiếp người.
Ngay tự những dòng thứ nhất của NHLNCMMD, Phan Trang Hy viết:
“Rớt lại ngắm mình trong gương. Đến giờ, cô vẫn không thể tin tại sao cô lại xấu như quỷ. Mới hai mươi tuổi đời, cái tuổi đáng lẽ ra phải đầy những ước mơ của cuộc đời người, cái tuổi mà bất kỳ người con gái nào cũng tràn trề nhựa sống của thân thể tạo hóa đã cho. Nhưng ở cô thì ngược lại. Có thể như thế này sao, hỡi trời? Nhiều lần, rất nhiều lần cô nhìn mình trong gương và cô bật khóc. Và bây giờ cô vẫn khóc. Khóc cho gương mặt già nua trước tuổi của mụ đàn bà nào đó? Có phải gương mặt cô mang là của chính cô hay của một người nào khác? Gương mặt cô đây ư? Vô lý thật!” (NHLNCMMD, trang 5)
Gạt bỏ khía cạnh tâm lý đương nhiên đau đớn, khi một thiếu nữ ở tuổi hai mươi, vừa mở cánh cửa thanh xuân thân, tâm mới định dợm bước vào cõi xanh vườn đời thì, tấm gương đã cho cô thấy mặt trái của niềm tin; phũ phàng của bất hạnh - (bất hạnh phải thụ đắc, phải khứng nhận một một nhan sắc “xấu như quỷ”) - Tôi nghĩ, khi đẩy nhân vật nữ của mình tới cực điểm của thất vọng, ở khía cạnh ẩn dụ, họ Phan dường muốn cho thấy (nêu lên) những vấn nạn như chiếc bóng bất hạnh khôn rời của một số phận? Hay tính thiêu hủy, ăn mòn gia tăng của lượng át-xít-ác-độc -thời- gian trên một (hay những) kiếp người?
Nó như hai mặt của một đồng tiền thanh xuân và ác quỷ. Cuộc tương tranh giữa ảo ảnh và hiện thực. Nó như một “trận địa chiến” khốc liệt giữa ánh sáng và bóng tối. Tương lai và vực thẳm. Cõi lập lòa ý thức và vô thức...
Chưa hết, vào sâu cõi giới truyện Phan Trang Hy, người đọc còn bắt gặp những hoán đổi vị trí cay nghiệt, liên tục giữa quá khứ và hiện tại. (Tôi muốn nói thời gian đã qua và thời gian sẽ tới). Cụ thể, sự hoán vị giữa bà chủ nhà, người cưu mang nhân vật Rớt – trong vai trò chủ / tớ, đổi sang vai trò van xin Rớt đừng lìa bỏ bà - Vì, bà sẽ không thể sống khi không có Rớt! Phải chăng, qua ẩn dụ này, Phan Trang Hy còn muốn nói tới tương quan bất khả chia lìa giữa những con vật người sống giữa nhân quần, tập thể?
Cũng như sự xuất hiện (trong gương?) của các nhân vật Thi, tượng trưng cho phần tinh thần, thơ mộng. Như thằng Bạc, hay thằng Đế, tượng trưng cho bản năng:
“...Chạy vào lò vôi bên cạnh cầu, Rớt bắt gặp thằng Đế nằm trần truồng. Bên cạnh nó là chai rượu đã cạn. Áo quần nó vứt một nơi. Mặc sấm chớp. Mặc mưa xối xả. Đế vẫn nằm như không biết có gì trên đời. Ngoài trời sấm chớp nổi lên mỗi lúc một nhiều. Thằng Đế vẫn cứ nằm. Rớt lần đầu tiên nhìn thấy thằng người trần truồng. Cô nhìn trân trân vào thân thể Đế. Nhìn từng bộ phận trên thân thể nó. Một cảm giác thèm của lạ theo nước bọt, bắt cô phải nuốt...” (NHLNCMMD, trang 168)
Tựa mỗi thân phận không chỉ phải gánh vác định mệnh riêng mình mà, mỗi cá thể còn phải gánh vác, chia sớt định mệnh đám đông - - Rộng hơn, định mệnh một dân tộc, một đất nước!?!
Nhưng, tựu trung, Rớt vẫn muốn được làm người, dù quỷ đói hay tiên thần. Tính nhân bản qua tiếng kêu rên thống thiết của Rớt, thể hiện qua đoạn văn dưới đây:
“Mày có phải là quỷ không hở Rớt? Hay mày là tiên hở Rớt? Có thể mày vừa là quỷ, vừa là tiên?
“- Không tôi muốn được là người! Ai biến tôi thành tiên? Ai biến tôi thành quỷ! Sao tôi không được làm người? Các người ác lắm! Tôi chỉ muốn thành người.” (NHLNCMMD, trang 96)
Ở đây, họ Phan khiến người đọc nhớ lại quan điểm con người có nửa phần thiên thần, nửa phần thú vật của triết gia Rene Decartes (?)
Và, nhân vật của họ Phan không chỉ muốn làm người mà “muốn thành người”!
Vẫn theo tôi, họ Phan, từ vị trí nhà văn qua tấm gương (nhân vật tĩnh mà rất biến hóa, sinh động) lại phóng chiếu từng chân tóc bất hạnh, như thể ông muốn đưa người đọc tới điểm cực đại của bất hạnh hay, nỗi cô đơn đá tảng của mỗi cá thể giữa nhân quần - Mà, tâm bão của bi kịch đã phục sẵn ngay tự khởi đầu với ý thức bất lực trước những câu hỏi, không có câu trả lời.
Ở đây, qua những trang văn xuôi thao thiết bi kịch từng thân phận, người đọc gặp lại câu hỏi thường được cất lên trong văn chương của những nhà văn mang tâm thái thương đời và, thương người. Đó là hai câu hỏi căn bản: Con người sinh ra để làm gì? Khi chết sẽ đi về đâu?
Hai câu hỏi này, cùng với Rớt, Tấm Gương (tôi viết hoa) và những nhân vật khác, (cùng một bè, mảng) lênh đênh chìm, nổi bất lực, miệt mài trôi trên khúc sông đời dài gần hai trăm trang của NHLNCMMD.
Điều đáng nói là những nhân vật (cùng nghiệp duyên) với Rớt và Tấm Gương, cũng không thoát khỏi vòng kiềm tỏa ít, nhiều của lượng át-xít-ác-độc -thời- gian trên những kiếp người? Nó như một thứ thuộc tính đương nhiên của định mệnh. Hay đó mới là diện mạo, là chân dung đích thực và, cuối cùng của kiếp người?
Với tôi, trong một chừng mực nào đó, thì cách gì, tiểu thuyết NHLNCMMD cũng vẫn là tác phẩm tự thân có được cho nó độ sâu, đáng kể.
(Garden Grove, Oct. 2015)
(*) - Nhà văn Phan Trang Hy tên thật Phan Thanh Bình. Ông sinh năm 1956 tại Đại Lộc, Quảng Nam; hiện dạy học, viết văn tại Đà Nẵng. Tiểu thuyết NHLNCMMD do Hội Nhà Văn XB, với tranh bìa của Đinh Cường.
- Một chi tiết nhỏ, nhưng gây khó cho người viết bài này đó là: Bìa trước cũng như sau của tác phẩm ghi là “Người hay là những CƠN mơ mạo danh” – Trong khi tất cả các trang ruột thì lại ghi “Người hay là những GIẤC mơ mạo danh”. Chúng tôi chọn tên gọi, căn cứ theo mẫu bìa!
- Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định
- Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định
- Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định
- Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn
- Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định
- Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định
- Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định
- Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định
• Trăn trở cùng tác giả “Phóng sinh chữ nghĩa” (Trần Trung Sáng)
• Phan Trang Hy và tiểu thuyết “Người hay là những cơn mơ mạo danh” (Du Tử Lê)
Phan Trang Hy và tác phẩm Phóng Sinh Chữ Nghĩa (Cửa Sổ Văn Nghệ)
• Mơ Về Lại Hoàng Sa (Phan Trang Hy)
• Nỗi Nhớ Quê Trong "Dự Cảm Rời" Của Nguyễn Hàn Chung (Phan Trang Hy)
• Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)
• Nhất Chi Mai - Chất Người Muôn Thuở
(Phan Trang Hy)
• Chuyển Kiếp (Phan Trang Hy)
Thơ văn trên mạng:
- banvannghe.com - sangtao.org
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |