1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phan Tấn Hải, ‘Viết Từ Phương Xa,’ những con chữ ‘tử tế’ (Du Tử Lê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-8-2022 | VĂN HỌC

      Phan Tấn Hải, ‘Viết Từ Phương Xa,’ những con chữ ‘tử tế’

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà thơ Phan Tấn Hải

      Nhà xuất bản Lotus Media lại mới gửi tới những người yêu văn chương, một tác phẩm mới của nhà thơ Phan Tấn Hải, tác phẩm tựa đề “Viết Từ Phương Xa” gồm 58 bài viết của ông.


      Đó là những trang sách của ông viết về các tác giả, từng được ông ghi nhận qua tác phẩm của họ – từ thơ, văn tới âm nhạc, hội họa… Đặc biệt trong tác phẩm mới này, Phan Tấn Hải không chỉ nhắc tới các tác giả Việt Nam, mà ông còn đề cập tới các tác giả ngoại quốc nữa. Điển hình như ông dịch ba bài thơ của Pablo Neruda (1904-1973). Hay “Khi nhà thơ Bắc Hàn xin lỗi’…


      Trước đó, cũng Lotus Media đã ấn hành tác phẩm cùng thể loại là: “Khoảnh khắc chiêm bao.” Điều đáng nói, theo tôi là, ở cả hai tác phẩm vừa kể, dù viết về những người nổi tiếng, đã mất hay còn tại thế; hoặc những người chưa nổi tiếng thì mẫu số chung của những bài viết loại đó của họ Phan, vẫn là những con chữ “tử tế” – nét đặc thù của cây bút Phan Tấn Hải.


      Trong lời nói đầu, trước khi vào tác phẩm, tác giả Đào Văn Bình viết:

      “…Có thể Phan Tấn Hải là một nhà báo cho nên ông phải thu thập tin tức về mọi sinh hoạt của xã hội và có dịp quen biết rất nhiều. Biết nhiều nhân vật mà chúng ta không biết. Thế nhưng từ ‘quen biết’ tới sưu tập rồi giới thiệu thì phải có lòng yêu thích. Lòng yêu thích này bắt nguồn từ sự đa tài của Phan Tấn Hải. Ông vừa là một nhà báo, một nhà văn, một nhà thơ, một họa sĩ, một nhà nghiên cứu Phật học… cho nên ông ôm trọn tất cả vào lòng. Là một nhà nghiên cứu Phật Tông với pháp danh Nguyên Giác, ông đã vượt qua mọi giới hạn và lằn ranh, chỉ đặt hai chữ ‘quý mến’ lên trên. Cho nên chúng ta có thể thấy sự phong phú, đa dạng, nhất là tình cảm trong tác phẩm này. Chúng ta có thể gọi đó là một ‘tuyển tập một số tác giả’ hoặc ‘một số khuôn mặt văn nghệ sĩ lớn ở hải ngoại’ hay ‘một gợi nhớ về những gì đã qua’ hoặc chỉ là ‘một chút ở phương xa mà thời gian đã lấy đi’… như ý của tác giả”… (“Viết Từ Phương Xa,” trang 10)

      Kế tiếp ở phần “Lời Thưa” họ Phan viết: “Tuyển tập này gồm các bài được viết từ cảm tính, từ các suy nghĩ rời, hoàn toàn không mang bất kỳ tính hệ thống nào, và cũng không phải là phê bình văn học nghệ thuật.


      Các bài trong sách này không để theo thứ tự nào, vì trong khi vừa trình bày sơ lược, vừa tìm lại một số bài đã để lạc trong máy hay còn lưu trên mạng để đưa thêm vào. Sách này cũng không dùng hình ảnh, phần vì tác quyền ảnh, và cũng vì hình màu khi in ra đen trắng trên giấy sẽ bị mờ đi…” (“Viết Từ Phương Xa,” trang 11)


      Trong số gần 60 bài viết phản ảnh tấm lòng trân trọng của tác giả ở lãnh vực văn học nghệ thuật, thì bài “Một đôi khi cầm bút” của Phan Tấn Hải nhận được khá nhiều chú ý của độc giả. Ngoài lý do nội dung bài viết, có thể còn vì nó được họ Phan giới thiệu nơi bìa #4 của tác phẩm nữa.


      Đó là câu chuyện một người thầy cũ của Nguyên Giác (trước khi ông bị gọi tổng động viên đầu thập niên 1900), có lời khuyên nhắn ra hải ngoại cho họ Phan rằng “nên bỏ viết”; vì thầy sợ Nguyên Giác sẽ gây nghiệp.


      Suy nghĩ về lời khuyên vừa kể của thầy, họ Phan bộc bạch rằng: “Không viết không chừng còn dễ gây nghiệp nữa chứ. Và nói cho cùng, đi đứng nằm ngồi có gì mà không gây nghiệp? Tuy nhiên từ đó về sau, mỗi lần ngồi viết thì tôi dè dặt hơn. Tự nhiên thấy mình mất tính liều mạng dần, và luôn tự xét tâm mình. Nhiều khi ngưng viết nửa chừng, tôi tự quán xét lại xem tâm mình có khởi niệm không lành chăng.” (“Viết Từ Phương Xa,” trang 16)


      Đó là cảm nghiệm của họ Phan trước lời khuyên của thầy cũ.


      Cá nhân, tôi thấy, việc viết lách của Phan Tấn Hải xuyên qua hai tác phẩm đã kể, chẳng những không tạo “nghiệp xấu” mà còn tạo “nghiệp lành” qua hàng trăm bài viết ân cần của ông trong mọi lãnh vực văn học nghệ thuật, đã được phổ biến từ nhiều năm qua, ở quê người.


      Tôi rất thích những bài viết mang tính kỷ niệm khi tác giả viết về những người đã khuất như Võ Phiến, Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Uyên Phương, Nguyễn Đức Quang, Phùng Nguyễn, Đinh Cường, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Tất Nhiên, Hoàng Ngọc Tuấn…


      Về kỷ niệm với nhà văn Mai Thảo (1927-1998), họ Phan ghi:

      “Một thời, anh Mai Thảo nói với tôi, ‘tôi bảo cho em, đừng bao giờ làm báo.’ Lúc bấy giờ, khoảng các năm đầu thập niên 90, tôi đang làm tờ Giao Điểm, một tạp chí từ thiện của Phật Giáo. Tôi ngạc nhiên, nhưng không hỏi thêm. Phần vì tôi không bao giờ muốn vào những cuộc tranh cãi, phần thì khi ngồi với anh, tôi thích nghe anh nói hơn là nói.


      Lời anh nói thật sự cũng đầy nghịch lý, bởi vì lúc đó anh vẫn đang làm tạp chí Văn. Tôi chỉ đoán hình như anh sợ tôi vướng vào thế giới báo chí phức tạp Quận Cam. Hiển nhiên chuyện viết văn làm thơ không phải là làm báo. Nhưng tôi cũng không suy nghĩ nhiều. Tôi chỉ thích đi chơi với anh, một người tôi kiêng nể, kính trọng. Mời anh uống rượu và ngồi nghe anh nói, đó là hạnh phúc của tôi…” (“Viết Từ Phương Xa,” trang 32)

      Đúng như ghi nhận của tác giả “Viết Từ Phương Xa,” trừ những người bị tác giả “Ta thấy hình ta những miếu đền” từ chối ngồi chung bàn, thì với những người cầm bút ở thế hệ thứ hai sau ông, đều nhận được từ ông những lời khuyên chân thành từ phong cách nghiêm túc của một người anh cả trong giới.


      Phan Tấn Hải cũng rất tinh tế khi nhấn mạnh tới niềm hạnh phúc khi được gặp gỡ, đi chơi, uống rượu với cựu trưởng nhóm Sáng Tạo ngày xưa.


      Rất nhiều người nói với tôi rằng, khi nhà văn Mai Thảo không còn nữa, họ mới chợt nhận ra: Thật hạnh phúc khi được tiếp xúc với ông. Và, sau khi ông qua đời, chẳng bao giờ họ còn cơ hội được nghe ông nói hay đọc thơ nữa.


      Họ Phan cũng cho thấy sự tinh tế của ông khi ghi nhận rằng, những người nói nhà văn Mai Thảo nổi tiếng khinh người, là không đúng. Để phản bác dư luận này, họ Phan đã dẫn chứng việc tác giả “Đêm Giã Từ Hà Nội” rất quý trọng những người cầm bút, khi họ tìm đến ông; kể cả những người ông chưa từng đọc họ bao giờ. Nhưng ông vẫn luôn trân trọng, thăm hỏi. Như thể giữa ông và những người đó đã có một tình thân đáng kể, với nhau. Theo họ Phan thì đó là bản chất của nhà văn Mai Thảo, một khi ông đã chấp nhận một người nào đó là thân hữu của ông. (“Viết Từ Phương Xa,” trang 32)


      Tác giả cũng kể thêm rằng, nhà văn Mai Thảo rất quan tâm tới đời sống thường nhật của anh em cầm bút ở hải ngoại. Như việc ông thường hỏi Phan Tấn Hải trong những lần chở nhà văn Mai Thảo từ Quận Cam lên Los Angeles lấy báo Văn, về đời sống gia đình, kinh tế của Khánh Trường, Vũ Huy Quang, Lê Giang Trần; hay tình trạng bài vở, quảng cáo của nhật báo Việt Báo, do vợ chồng nhà thơ Nhã Ca-Trần Dạ Từ chủ trương… (“Viết Từ Phương Xa,” trang 33).


      Không chỉ trân trọng với những tác giả nổi tiếng từ trước 1975, ở quê nhà, như Mai Thảo, Võ Phiến, Nhật Tiến, Lê Uyên Phương, Đinh Cường, Nguyên Khai, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Đức Quang…, nhà thơ Nguyên Giác / Phan Tấn Hải, tác giả “Viết từ phương xa” (VTPX) còn ưu ái những tác giả chỉ thực sự tham gia sinh hoạt VHNT từ sau biến cố Tháng 4-1975, ở quê người, như Phùng Nguyễn, Trần Duy Đức, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lê Lạc Giao, Trịnh Y Thư, Nguyễn Đình Thuần, Đinh Quang Anh Thái, Phạm Việt Cường, Lê Giang Trần, v.v…


      Giới thiệu cõi văn xuôi của Nguyễn Thị Khánh Minh, tác giả VTPX viết:

      “… tôi mở ra đọc từng trang bản thảo Tản Văn Nguyễn Thị Khánh Minh. Có những lúc tôi ngưng đọc, tôi đứng dậy và tôi lùi xa bàn một chút… để nhìn về các trang giấy, xem có thật những chữ của Nguyễn Thị Khánh Minh đang bay lơ lửng trước mắt mình như tôi vừa thoáng thấy. Những lúc đó, tôi tự hỏi, làm thế nào mà nữ sĩ họ Nguyễn có thể viết được như thế: Hơi thở nào đã làm những dòng chữ đã nằm chết trên trang giấy hốt nhiên bay lên, rời ra hỗn loạn như nghịch phá và rồi cũng hốt nhiên các dòng chữ chui trở lại ngay ngắn như cũ trên bản thảo tập Tản Văn. (VTPX, trang 44)

      Với tiểu đề “Trần Duy Đức: Tiếng đàn tiền kiếp” họ Nguyễn bộc bạch:

      “… Tôi không hiểu về nhạc lý, thực sự không hiểu một nốt nhạc nào, nhưng tôi thâm cảm được những cách Trần Duy Đức đam mê âm nhạc. Như một định mệnh, như cú sét ái tình một lần gặp, nhấc cây đàn lên dạo vài nốt, và rồi mãi mãi không rời. Cũng như khi một họa sĩ ngẩn ngơ suốt cả ngày khi gặp một màu sắc bất ngờ, hay như khi một nhà thơ trở nên trầm mặc suốt cả tháng chỉ để nghĩ về hai hay ba câu thơ, Trần Duy Đức có thể suốt cả ngày đêm chỉ lắng nghe những dòng nhạc trong tâm tưởng của anh, như những trầm lắng từ một ca khúc vọng lại từ các âm vực tiền kiếp. Thực như thế, ngay cả trong giấc ngủ, Trần Duy Đức cũng không rời âm nhạc, như anh từng tâm sự như thế.” (VTPX, trang 335)

      Trả lời câu hỏi “Có thể gọn một lời về nhạc Trần Duy Đức hay không? – Nơi đây, xin trích lời của nhà thơ Du Tử Lê:

      “ ‘Trong một bài viết năm 2003, tôi đã ghi lại (đúng vậy, gần một thập niên trước, tôi đã viết một bài về nhạc Trần Duy Đức) có một số hình ảnh như:


      ‘Có lẽ những nét lạ lẫm dị thường trong Đức là do ảnh hưởng từ một tiền kiếp nào đó, theo nhận xét của một số bằng hữu. Nhà văn Lê Hà Nam trong bài viết ‘Trần Duy Đức, ‘con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi’ (*) hồi năm 1992, đã ghi nhận:


      “ ‘Tiếng cổ cầm Koto của người Phù Tang thời dựng nước vuốt theo từng nốt nhạc Trần Duy Đức, như sóng bạc đầu trên âm hưởng quần đảo, nghìn xưa. Phạm Công Thiện có lần kể, một đạo sĩ Mỹ, bạn anh, từ Tây Tạng trở về, gặp Trần Duy Đức, đã buột miệng tiết lộ với anh rằng tiền kiếp Trần Duy Đức vốn là đạo sĩ của dòng tu khổ hạnh ở Kyoto. Dòng tu lâu dời nhất của xứ Thần Mặt Trời, tới nay, vẫn còn trên những đỉnh núi tuyết.’


      “Câu hỏi để lại nơi đây là, nhạc Trần Duy Đức có phải lạ lẫm dị thường như ảnh hưởng từ tiền kiếp (theo lời Du Tử Lê), hay có đúng là tiếng cổ cầm Koto (theo lời Lê Hà Nam) hay đang chờ một bài viết từ đỉnh cao núi tuyết (theo lời Phạm Công Thiện hứa)…” (VTPX, trang 339, 340)

      Cũng vậy, khi giới thiệu truyện ngắn “Nửa vầng trăng ký ức” trong tập truyện cùng tên của Lê Lạc Giao, một bạn học, từ thời đại học Văn Khoa, Sài Gòn cũ, Nguyên Giác / Phan Tấn Hải ghi nhận rằng chất thơ trong văn xuôi của họ Lê, tuồng đã xuyên suốt truyện ngắn đáng kể này:

      “Nơi truyện ‘Nửa vầng trăng ký ức’ là hình ảnh thơ mộng kiểu Marc Chagall, nhưng đang lấm tấm những trận mưa axít độc hại, như dường sự chết vẫn ẩn tàng trong cõi đất trời như dường thơ mộng:


      “ ‘…sau cơn mưa mọi người có cảm giác không phải trời mưa dù trên mặt đất còn những vệt nước lõm xuống chưa kịp chìm sâu vào lòng đất, bởi ai cũng ngửi trong không gian mùi lưu huỳnh. Ông Trương, người bán sách báo đầu xóm nói với những người dân còn đứng rải rác ven đường đang hít lấy hít để cái mùi hăng hắc như thuốc súng ấy, ‘không chừng núi lửa sắp phun…’ Nghe ông nói, ai cũng quay đầu nhìn lên dãy núi hình voi phục phía tây mà dù có khói, người ta cũng biết chỉ là đốt rẫy, và buổi tối còn thấy những ánh lửa khai nương lập lòe như ma trơi trên đỉnh núi…’ (VTPX, trang 424)

      Để tạm kết thúc bài viết ngắn này, tôi xin trích đoạn một bài viết của tác giả Phan Tấn Hải về họa sĩ Nguyễn Đình Thuần. Với tôi, đó cũng là những trang sách đậm tính thi ca, vốn rải rác cùng khắp tác phẩm VTPX của họ Nguyễn:

      “Làm thế nào có thể vẽ lên được nhưng hư vỡ? Thí dụ để vẽ lên những nét mong manh dòn vỡ trong đời người, một mối tình thời mới lớn, và ký ức chỉ còn là một dáng nghiêng của người thiếu nữ trong nắng chiều? Hay những hư vỡ lớn hơn, thí dụ những đau đớn của một dân tộc trong năm 1968?


      “Tôi tin rằng Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần là một trong vài người cầm cọ đã giữ các băn khoăn đó trong lòng, và rồi nơi này, nơi kia, năm này hay năm nọ, anh đã vẽ xuống, đã đưa cọ bệt lên khung bố các tảng màu, trên đó là những đớn đau của anh.


      “Trong các tranh có hình thiếu nữ, hầu như luôn luôn được Nguyễn Đình Thuần vẽ nghiêng, với xa thật xa là vài chóp tòa nhà cao phố thị, nhưng toàn cảnh rải trên tranh là các tảng màu chồng lên nhau, ký ức chồng lên ký ức, đường nét chỉ còn là mơ hồ, và lấp lánh khi có màu xanh của các giấc mơ.


      “Những giấc mơ một thời, có khi được anh rải xuống thành các hình như thủy tinh vỡ, trí nhớ lúc đó như nắng chiều trải lên.


      “Và làm thế nào ghi lại những đau đớn của đất nước trong năm 1968, khi khắp phố thị là lửa rực trời? Nguyễn Đình Thuần cũng giữ kỹ thuật đưa tất cả hình ảnh về gần với trừu tượng, nghĩa là chỉ là những tảng màu của ký ức, nơi các con chim hòa bình không ra hình dạng bay lên, nơi các tảng màu đỏ của lửa rải nơi này, nơi kia, nơi nỗi lo nhiều hơn niềm vui…


      “Phải chăng Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã vẽ từ những giấc mơ và ký ức.”

      Du Tử Lê,

      (June 2019)

      _________

      Chú thích:

      (*) Từ bài thơ “Cảm Xúc” trước khi mở vào thi phẩm “Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu.


      Du Tử Lê

      Nguồn: dutule.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Phan Tấn Hải (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phan Tấn Hải

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phan Tấn Hải, ‘Viết Từ Phương Xa,’ những con chữ ‘tử tế’ (Du Tử Lê)

      Phan Tấn Hải (Học Xá)

      - Nói chuyện cùng nhà văn Phan Tấn Hải (Hồ Đình Nghiêm)

      - Nhân Duyên Thơ Nhạc Phan Tấn Hải (Trần Chí Phúc)

       

      Tác phẩm của Phan Tấn Hải

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê (Phan Tấn Hải)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển (Phan Tấn Hải)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      - Ghi chú về Định, Huệ và Giải Thoát

      - Nhìn về nửa vầng trăng

      - Viết Về Nhã Ca, Trần Dạ Từ

      - Trang Nhà Phan Tấn Hải

      - Trang Thơ Phan Tấn Hải (thivien.net)

         Thơ văn trên mạng:

      - dutule.com - vietbao.com - t-van.net

      - sangtao.org -  hung-viet.org

      - hoangphap.org - thuvienhoasen.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)