1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh Ra Mắt Sách ‘Quốc Tổ Hùng Vương’ Và ‘Chan Chứa Bao Tình’ (Việt Báo) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      17-2-2021 | VĂN HỌC

      Nhà Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh Ra Mắt Sách ‘Quốc Tổ Hùng Vương’ Và ‘Chan Chứa Bao Tình’

        VIỆT BÁO
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà biên khảo lịch sử
        Phạm Trần Anh

      Garden Grove (Bình sa)- - Vào lúc 1:00 PM Chủ Nhật 3 tháng 10 năm 2010 tại Thư Viện Việt Nam số 10872 Wesminster Ave, Suite 214,215. Garden Grove CA 92843. Buổi ra mắt Tác phẩm "Quốc Tổ Hùng Vương" và "Chan Chứa Bao Tình" của Nhà Biên Khảo Lịch sử, Người Tù Bất Khuất Phạm Trần Anh


      Tham dự buổi ra mắt sách, có sự hiện diện của một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, nhà văn, nhà thơ, quan khách, thân hữu. Điều hợp chương trình Nhà thơ Y Cao Nguyên & Nữ Sĩ Bích Ty.


      Đặc biệt, có sự hiện diện của một số đại diện các hội đoàn bảo trợ như Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh: Ô Trần Ngọc Thiệu - Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: GS Nguyễn Chính Kết - Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á: GS Nguyễn Thanh Liêm. - Câu Lạc Bộ Thi văn Tao Đàn Hải Ngoại: Nhà Thơ Vũ Lang - Trung Tâm Văn Bút Nam Cali: Nhà văn Trần Thy Vân - Ban Văn Nghệ Quê Hương: NS Bích Ty, Nhà văn Nguyễn Hữu Của, Nữ sĩ Nhất Phương, Nữ sĩ Niệm Hương, Nữ sĩ Vũ Thùy Nhân.


      Mở đầu chương trình, Phó Chủ Tịch Văn Bút Hải Ngoại Nam Cali, nhà văn Nguyễn Hữu Của lên giới thiệu tác giả. Ông chia sẻ:

      "Một bản án tử hình - Một bản án chung thân- Hơn hai mươi năm khổ sai- Bảy năm trong xà lim kiên giam với những trận đòn thù thừa sống thiếu chết... Đó là tất cả những đau thương, nghiệt ngã đè nặng trên đôi vai người tù khổ sai Phạm Trần Anh kể từ khi đất nước bị bức tử, quê hương bị chìm đắm trong ách thống trị của Cộng Sản độc tài! Vẫn chưa hết, sau hai mươi năm khổ sai, anh từ 'nhà tù nhỏ' trở về 'nhà tù lớn', tức là trở về với xã hội thì nhà cửa, mẹ già, vợ con không còn. Phạm Trần Anh kéo lê cuộc đời của thân phận tội đồ ngay chính quê hương mình. Anh chấp nhận thương đau để bảo vệ cho lý tưởng mà anh đã chọn. Anh xứng đáng được gọi là Người Tù Bất Khuất Phạm Trần Anh."


      Năm 2006, Người Tù Bất Khuất Phạm Trần Anh ra hải ngoại và anh lao vào lãnh vực biên khảo lịch sử với 9 tác phẩm lần lược ra đời: Nguồn Gốc Việt-Việt Nam Thời Vong Quốc- Việt Nam Thời Lập Quốc-Việt Nam Thời Độc Lập-Huyễn Tích Ca- Việt Nam Thời Ý Hệ- Quốc Tổ Hùng Vương- Sử Thi Đại Việt Nam- Còn Một Chút Gì. Cùng với các tác phẩm Văn Học Đấu Tranh: Đoạn Trường Bất Khuất, Sơn Hà Nguy Biến..."

      Trong phần giới thiệu tác phẩm "Quốc Tổ Hùng Vương" của Phạm Trần Anh, GS Nguyễn Thanh Liêm cho rằng trong tác phẩm này, những chương Thuyết Khởi Nguyên Dân Tộc, Huyền Thoại Rồng Tiên, Bức Thông Điệp Lịch Sử, nhà văn Phạm Trần Anh đã đào sâu thêm về tính chất thực cũng như ý nghĩa sâu xa của nguồn gốc dân tộc Việt qua hình ảnh của Hùng Vương, người đã khai sanh ra nước Việt. Ông nói thêm:

      "Người Việt đó là ai" Có phải là 'Hậu Duệ Của Thần Nông' không" Phạm Trần Anh đi tìm câu trả lời trong mịt mù của cổ sử... Đọc Quốc Tổ Hùng Vương, người Việt sẽ rất hãnh diện với nguồn gốc dân tộc mình cũng như với nền văn hiến mấy nghìn năm của dân tộc Việt mà xưa nay khi nói đến 'bốn ngàn năm văn hiến' đã có không ít người có vẻ nghi ngờ không dám chắc. Phạm Trần Anh đưa ra nhiều lý lẽ và chứng minh để biện minh một cách thuyết phục là dân Việt Nam đã thật sự có nhiều ngàn năm văn hiến..."


      Tác phẩm "Quốc Tổ Hùng Vương" của Phạm Trần Anh dày 270 trang, xuất bản 2010, tính theo Việt Lịch là năm 4879 "lấy mốc năm 2879 là năm Kinh Dương Vương lên ngôi thì tính tới ngày nay 2010, Việt Nam đã có 2,879 + 2,010 = 4,889 năm tức gần năm ngàn năm văn hiến" mở đầu với Lễ Hội Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh ở Vĩnh Phú. Theo giải thích trong sách thì từ xưa tiền nhân chọn ngày mồng mười tháng ba làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội truyền thống từ ngàn xưa để mọi người cùng hướng tầm nhìn về thời Ông Tổ Việt Nam - Hùng Vương đã giữ nước an dân... và là ngày hội để chúng ta có dịp gặp gỡ hãnh diện những gương bất khuất dựng và giữ nước của các tiền nhân và nay chúng ta phải sống sao cho xứng đáng là Con Rồng Cháu Tiên. Nhà nghiên cứu lịch sử Phạm Trần Anh đã viết "Quốc Tổ Hùng Vương" để nhắc nhở chúng ta, nhất là thế hệ trẻ có tấm lòng tạo dựng cho mình cái tình yêu đẹp nhất trong các tình yêu, đó là "Lòng Yêu Nước Thương Nòi " cùng đứng lên giải thoát nhân dân khỏi ách gông cùm, đọa đày khốn khó, đưa đất nước VN đến tự do dân chủ & nhân quyền để toàn dân được ấm no hạnh phúc thực sự.


      Sau phần chia sẻ của GS Nguyễn Thanh Liêm, tác giả Phạm Trần Anh lên chào và cám ơn quan khách tham dự buổi ra mắt sách. Ông nói sơ qua về nguồn gốc Việt Nam với 18 đời Hùng Vương- Tích Con Rồng Cháu Tiên với Lạc Long Quân & Bà Âu Cơ. Ông lên án Việt cộng đã tổ chức Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long vào ngày quốc khánh của Trung Quốc... Sử học của Cộng Sản viết theo nghị quyết đảng... Ông mạnh dạn nói:

      "Chế độ Cộng Sản sẽ sụp đổ trước mắt và tương lai gần sẽ có những phản ứng bất lợi cho CS dù trước đó nhà cầm quyền đã mưu lợi cá nhân, vơ vét tiền bạc vào túi riêng... Bây giờ CSVN đứng trước hai thế lực đụng độ nhau giữa Trung Quốc & Mỹ ở Biển Đông và phải chọn một trong hai... Đất nước ta sẽ chuyển vận hội mới trong thời gian gần..."

      Sau cùng nhà thơ nhà văn Chu Tất Tiến giới thiệu Thi tập "Chan Chứa Bao Tình", của Phạm Trần Anh. Ông nói sơ qua về Phạm Trần Anh đã trốn "học tập cải tạo", gia nhập Phục Quốc và nhắc lại lời giới thiệu của Thượng Tọa Thích Thiện Minh về Phạm Trần Anh đã tranh đấu cho quê hương dân tộc...


      Phạm Trần Anh không những là nhà biên khảo lịch sử mà còn là một nhà thơ tranh đấu, lời thơ nhẹ nhàng, sắc bén...


      Thi tập gồm 282 trang gồm nhiều bài thơ của Phạm Trần Anh với nhiều thể loại viết cho quê hương đất nước, người yêu và nhiều bài giới thiệu của các nhà văn nhà thơ, bạn hữu...


      Xen kẽ những bài phát biểu trong buổi ra mắt sách là chương trình Văn Nghệ rất đa dạng gồm ngâm thơ, vọng cổ và ca nhạc hướng về quê hương do Nữ sĩ Bích Ty, Phi Loan, Ngọc Nôi, NS Xuân Bình, Lan Hương và Xuân Thanh phụ trách.


      Quý vị muốn mua sách xin liên lạc với nhà văn Phạm Trần Anh qua số điện thoại: (714) 332-9243.


      Việt Báo

      vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bùi Vĩnh Phúc Ra Mắt Sách: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương Việt Báo Tường thuật

      - Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 Việt Báo Tường thuật

      - Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi Việt Báo Phân ưu

      - Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan Qua Đời Tại Ontario, Canada, Hưởng Thọ 90 Tuổi Việt Báo Tưởng niệm

      - GS Lưu Khôn Ra Sách Dịch ‘80 Tuổi Kể Chuyện Mình’ Việt Báo Tường thuật

      - Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi Việt Báo Phỏng vấn

      - Nhà Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh Ra Mắt Sách ‘Quốc Tổ Hùng Vương’ Việt Báo Tường thuật

      - Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ Việt Báo Tạp bút

      - Tuyển Tập Nguyễn Văn Sâm: Văn Học, Biên Khảo, Chữ Nôm Việt Báo Giới thiệu

      - Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Nhật Ngân Việt Báo Tạp bút

    3. Bài viết về nhà biên khảo lịch sử Phạm Trần Anh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)